Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cốt lõi những lời dạy của Đức Phật thông qua 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà .

21/06/202020:08(Xem: 8274)
Cốt lõi những lời dạy của Đức Phật thông qua 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà .
TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 48, Đắc Tam Pháp Nhẫn

Cốt lõi những lời dạy của Đức Phật
thông qua 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà .
( được TT Thích Nguyên Tạng thuyết giảng online )

Bài viết của Cư Sĩ Diệu Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng An

 

Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004.

Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .

Nhưng , có lẽ vẫn còn kịp để chuộc lỗi lầm như nhiều thế kỷ trước Ngài Thế Thân đã xiền dương lại Đại Thừa qua “ Bách Pháp Tam thập tụng về Duy Thức học “ thì hôm nay tôi mạn phép kính xin ghi lại những lời dạy vàng ngọc hiếm quý của Đức Thế Tôn về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và 48 lời đại nguyện mà Hoà Thượng Tịnh Không ( một danh tăng của Phật Giáo thế giới ngày nay ) người thứ nhất đã giảng kỹ và đến năm 2020 này TT Thích Nguyên Tạng là người thứ hai đã đem cốt lõi tinh tuý trong mỗi lời đại nguyện đến đại chúng ( Phật Tử đến với pháp môn Tịnh Độ ) .

Hy vọng bài viết này , người viết được tuỳ hỷ chút công đức của hai Ngài mà trí tuệ được khởi phát và tháo gỡ những nhận thức sai lầm của mình trước đây, bằng cách khởi đầu hạnh Văn Huệ ( nghe giảng , đọc sách và thảo luận với thiện hữu tri thức ) .

Trong sự thành tâm đó kính xin được tóm tắt lại những gì mà người viết đã thọ nhận qua những bài pháp thoại của TT Thích Nguyên Tạng qua livestream.

 

Đây chỉ là những thu thập của một Phật Tử rất sơ cơ nhưng có thành ý tiến tu và xin đón nhận lời góp ý của các đạo hữu thân thương với pháp môn Tịnh Độ

 

Qua lời giới thiệu của HT Thích Như Huệ trong lần xuất bản “ PHÁP NGỮ CỦA HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG” một danh tăng của Phật Giáo thế giới vì đã có công làm phát triển Phật Giáo Phương Tây , tôi đã rưng rưng nước mắt vì đã hững hờ với pháp môn Tịnh Độ nhiều năm và nghĩ rằng mình có thể liễu nghĩa nhiều pháp môn cao siêu . Thật tội nghiệp cho tôi , thật ấu trĩ làm sao .

 

Kính chân thành cám ơn TT Thích Nguyên Tạng đã khơi nguồn đạo pháp lại trong tôi ...

 

Cho tới bây giờ tôi mới thấy được sự thâm thuý vi diệu vô cùng cho Pháp môn Tịnh Độ mà nhiều người cho rằng của những người sơ cơ chẳng biết gì về triết học giáo dục , trong khi đó khi nhìn lại về căn bản của Đạo Phật , thì Pháp môn Tịnh Độ chứa trọn vẹn và hoàn hảo tất cả .

 

Hôm nay xem lại thật kỹ Pháp Ngữ của Ngài Tịnh Không ,từng trang từng trang một lại , dù trước đó tôi đã đánh dấu điều tâm đắc và ghi lại vào Cẩm nang tôi nhưng vì chất độc Tham vẫn còn bám chặt nên tôi đã ao ước mình phải học tất cả các pháp môn để chọn ra một cách nào nhanh hơn để đi đến giác ngộ nhưng càng học càng nghiên cứu rốt cuộc tôi đã tìm được nguyên lý : Pháp Phật chỉ có một vị “ Vị Giải thoát “ nghĩa là đạt được tâm thanh tịnh và chỉ có tâm thanh tịnh mới làm cho trí tuệ đích thực phát sinh ( trí bát nhã) và phải giác ngộ luật nhân quả qua trùng trùng duyên khởi tạo tác , kết hợp nhau theo  bốn duyên .

 

Và cuối cùng thì trăm sông đều chảy về biển và “Một là tất cả , tất cả là một “ vì tất cả pháp môn đều viên dung vô ngại , còn thực hành thì tuỳ theo căn cơ đã có của người muốn tìm về quê cũ ( Bản lai diện mục hay Chân tánh của mình )

Sở dĩ tôi có được những điều tôi tâm đắc ấy khi đọc đến trang 37 của quyển sách này “ Phật giáo Đại thừa có rất nhiều tông phái khác nhau nhưng tựu chung có thể thấy : Thiền Tông chú trọng việc đạt tâm quang mình hay giác ngộ . Riêng Tịnh Độ tông và Phật Giáo Tây Tạng ( hay còn gọi là Kim Cương Thừa ) thì quan tâm đến việc đạt tâm thanh tịnh còn những tông phái khác thì tập trung vào việc tu tập đạt tri kiến chân chánh Và dù cho chúng ta chị một pháp môn nào hay một tông phái nào thì tất cả đều dẫn tới cùng một kết quả “

Đã nói để đền đáp tạ ơn  Thày,  người đã khơi lại mầm đạo pháp trong tôi và để cho điều thu thập của tôi có kết quả tôi đã bỏ ra hai ngày ròng để tham khảo lại những quyển luận giải có giá trị về tịnh độ tông như “Tịnh độ Đại thừa tư tưởng luận “ do HT  Thích Đức Niệm  biên soạn (người đã được Ôn Trí Quang dặn dò phải tìm hiểu thật kỹ về Tịnh độ tông khi du học 7 năm tại Đài Loan ) và dĩ nhiên là hai cuốn kinh chính là Vô lượng thọ Như Lai và Quán vô lượng thọ Pháp do Ngài Thích Trí  Tịnh  dịch và Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền yếu giảng . 

Và lạ quá , ngày trước tôi không thích thú lắm khi đọc  vì có lẽ căn cơ chưa đủ do phước chưa được vun bồi thì hôm nay tất cả đều như đem lại một ánh sáng gì cho tâm thức tối đen kia ...

Cũng nhờ đọc lại hết quyển Pháp Ngữ của HT Tịnh Không mà tôi đã nhận ra xuyên suốt 48 buổi pháp thoại này Thây Nguyên Tạng đã truyền tải hết những kinh nghiệm của Hoà Thượng về Pháp Môn Tịnh Độ và nếu tôi đoán không nhầm thì khi phiên dịch, tư liệu của bài dịch đã thắm vào tâm khảm bao giờ ( người dịch và người viết có sự tương thông) và những kinh nghiệm của riêng Thầy khi được gần các vị danh tăng trong thời còn đang tu học và khi hoằng pháp nhiều nơi .

 

Chính vì thế tôi rất đồng ý khi Thày vô tình bày tỏ rằng có lẽ Thầy là người thứ hai sau HT Tịnh Không, đã giải thích tường tận 48 lời nguyện này theo Lý và Sự rất rõ ràng .

 

Riêng đạo tràng Đại Gia Đình Quảng Đức có lẽ cũng nên cám ơn chị vi rút Cô Vi đại dịch này vì nhờ đó có thể nghe suốt không phân tâm và sự tu học có kết quả đầy đủ ngoài ra còn đem lại một dấu ấn khắc sâu trong tâm thức vì không bị phân tâm như những ngày đi thọ bát quan trai hay khi tham dự các khoá tu học .

Sở dĩ tôi khẳng định như thế vì chính kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm đầu tham dự các khóa học vì thời gian có giới han mà đề tài giảng luận mênh mông, chẳng có giảng sư nào có thể tóm tắt đầy đủ 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà trong 2-3 giờ đồng hồ với 2 hay 3 buổi giảng và đôi khi phải tổ chức cách khoảng sau vài tuần và tôi đâm chán và tự tìm nghe các Audio pháp thoại tuỳ theo bao nhiêu giờ tôi quyết định và từ đó ít đến tham dự các khoá tu học .

 

Cũng phải nói thêm rằng có lẽ thính học viên rất thích thú với giọng ngâm thơ của Thầy hoặc những câu chuyện được lồng vào với những kinh nghiệm cá nhân hoặc thế gian ngoài đời hoặc trích từ các kinh sách cổ . Kính xin được tán thán công đức Thầy .

 

Cũng cần nhắc lại nguyên văn của 48 đại nguyện :

• Đệ nhất đại nguyện: Quốc vô ác đạo

  • Đệ nhị đại nguyện: Bất cánh ác đạo
  • Đệ tam đại nguyện: Thân chơn kim sắc
  • Đệ tứ đại nguyện: Hình sắc tương đồng
  • Đệ ngũ đại nguyện: Túc mạng trí thông
  • Đệ lục đại nguyện: Thiên nhãn phổ kiến
  • Đệ thất đại nguyện: Thiên nhĩ phổ văn
  • Đệ bát đại nguyện: Tha tâm tất tri
  • Đệ cửu đại nguyện: Thần túc vô ngại
  • Đệ thập đại nguyện: Bất tham kế thân
  • Đệ thập nhất đại nguyện: Trú định chứng diệt
  • Đệ thập nhị đại nguyện: Quang minh vô lượng
  • Đệ thập tam đại nguyện: Thọ mạng vô lượng
  • Đệ thập tứ đại nguyện: Thanh văn vô số
  • Đệ thập ngũ đại nguyện: Tùy nguyện tu đoản
  • Đệ thập lục đại nguyện: Bất văn ác danh
  • Đệ thập thất đại nguyện: Chư Phật xưng thán
  • Đệ thập bát đại nguyện: Thập niệm tất sanh 
  • Đệ nhị thập cửu đại nguyện: Lâm chung tiếp dẫn
  • Đệ nhị thập đại nguyện: Dục sanh quả toại
  • Đệ nhị thập nhất đại nguyện: Tam thập nhị tướng
  • Đệ nhị thập nhị đại nguyện: Nhất sanh bổ xứ
  • Đệ nhị thập tam đại nguyện: Cúng dường chư Phật
  • Đệ nhị thập tứ đại nguyện: Cúng cụ tùy ý
  • Đệ nhị thập ngũ đại nguyện: Diễn thuyết diệu trí
  • Đệ nhị thập lục đại nguyện: Đắc kim cang thân
  • Đệ nhị thập thất đại nguyện: Nhất thiết nghiêm tịnh
  • Đệ nhị thập bát đại nguyện: Đạo thọ cao hiển
  • Đệ nhị thập cửu đại nguyện: Tụng kinh đắc tuệ 
  • Đệ tam thập đại nguyện: Tuệ biện vô ngại
  • Đệ tam thập nhất đại nguyện: Chiếu kiến thập phương
  • Đệ tam thập nhị đại nguyện: Bửu hương diệu nghiêm
  • Đệ tam thập tam đại nguyện: Mông quang nhu nhuyến
  • Đệ tam thập tứ đại nguyện: Văn danh đắc nhẫn
  • Đệ tam thập ngũ đại nguyện: Thoát ly nữ thân
  • Đệ tam thập lục đại nguyện: Thường tu phạm hạnh
  • Đệ tam thập thất đại nguyện: Thiên nhơn trí kính
  • Đệ tam thập bát đại nguyện: Y phục tự nhiên
  • Đệ tam thập cửu đại nguyện: Lạc như lậu tận
  • Đệ tứ thập đại nguyện: Thọ trung hiện sát
  • Đệ tứ thập nhất đại nguyện: Chư căn vô khuyết
  • Đệ tứ thập nhị đại nguyện: Thanh tịnh giải thoát
  • Đệ tứ thập tam đại nguyện: Văn danh đắc phước
  • Đệ tứ thập tứ đại nguyện: Tu hành túc đức
  • Đệ tứ thập thập đại nguyện: Phổ đẳng tam muội
  • Đệ tứ thập lục đại nguyện: Tùy nguyện văn pháp
  • Đệ tứ thập thất đại nguyện: Văn danh bất thối
  • Đệ tứ thập bát đại nguyện: Đắc tam pháp nhẫn

( thứ tự có khác nhau từ các bổn khác nhưng đây là 48 đại nguyện được ghi trong sách của HT Thích Trí Thủ ) .

 

Dù 48 đại nguyện được viết bằng Hán văn nhưng tin rằng khi nghe pháp thoại các bạn sẽ được Thày giải thích rõ ràng , vì khuôn khổ bài viết và pháp môn Tịnh Độ đã có ngàn vạn tác giả khác  trình bày , tôi chỉ có thể kính xin mượn lời HT Tịnh Không định nghĩa về Pháp Môn Tịnh Độ và mục đích chính yếu của việc tu tập theở lời dạy của Đức Phật như sau :

  • Mục tiêu của nền giáo dục Phật Giáo là đạt được trí tuệ ( Duy Tuệ thị nghiệp )
  • Trong Cổ Ngữ của Ấn Độ , Trí tuệ Phật Giáo được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay còn gọi là Trí Tuệ của hoàn hảo Vô Thượng
  • Đức Phật đã chỉ dạy “ Mục đích chính yếu của việc tu tập là phải đạt được Trí Tuệ Vô Thượng này “ và Ngài khẳng định ai cũng có tiềm năng chứng ngộ này vì nó là một thành phần cốt yếu trong Chân Tánh con người


Cũng cần đúc kết giống như trang 17 trong quyển sách này rằng “ Toàn bộ hệ thống giáo lý Đạo Phật được bảo tồn trong Tam Tạng kinh điển đều không ngoài 3 điểm chính yếu và Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà không ngoài 3 đề mục này

Đó là :TRÌ GIỚI - THIỀN ĐỊNH - TRÍ TUỆ , 3 điều này hỗ tương và viên dung lẫn nhau

-Trí Tuệ là mục tiêu ,

-Thiền định là tiến trình cần yếu để đạt trí tuệ ,

-Trì giới là phương tiện giúp hành giả đạt trang thái tâm ổn định và khi đó hành giả sẽ tự nhiên chứng ngộ trí tuệ

 

Như ta từng được dạy có hai loại chân lý : Chân lý tuyệt đối (Chân đế) và Chân lý tương đối ( tục đế)

Tục Đế là kiến giải thế tục khi còn vô minh

Chân đế là sự thật của đời sống trong vũ trụ

Nhưng thật ra với người còn vô minh thì Chân đế và Tục đế là hai điều khác nhau , nhưng đối với người giác ngộ thì đấy chỉ là một .

 

Và Như Lai là một trong 10 danh hiệu Phật hàm ý một đấng Giác Ngộ , vốn là bản tính của chúng ta và là tính chất thật của vũ trụ và đời người . Ý niệm này được thể hiện trong danh hiệu Phật A Di Đà trong Tịnh Độ Tông .

Ngài Tịnh Không cũng xác nhận rằng “ Phật Giáo chân truyền cốt tủy của những lời dạy của Đức Phật rất hiếm có trong thời đại này ( trang 21)

Qua 48 đại nguyện của Ngài Bảo Tạng khi chưa thành Phật và nay Ngài đã trở thành một vị Phật trong ngàn tỷ kiếp cho thấy điều quan trọng cho một Phật tử là nên giữ cho tâm trí và thân thể luôn luôn trong sạch, đối xử với mọi người và mọi vật một cách bình tỉnh và bình đẳng.

Và tin rằng mình sẽ không bao giờ chết một cách thông thường vì hành giả Tịnh độ chân chính luôn tin tưởng vào bản thân và Phật A Di Đà , thì sẽ có khả năng quyết định lúc nào mình từ giả thế gian và lúc nào mình tái sinh vào Tịnh Độ Tây Phương . Và đây không phải là truyện kỳ dị hay truyện thần tiên mà là một sự thật đơn giản có thể đạt được do tu tâm dưỡng tánh và phát nguyện vãng sanh Tây phương Tịnh Độ

Cũng chính trong quyển “Pháp Ngữ của Hoà Thượng Tịnh Không” đã giải thích những ai muốn tìm hiểu toàn bộ sự che chở của Tứ Đại Thiên Vương cho hành giả tu Tịnh Độ và lý do tại sao cả hai Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đều muốn được sinh vào cõi Tây Phương Cực Lạc. 

Phải chăng một khi đã vào được cõi Tịnh Độ này , trí huệ, đức năng và Phước báu của ta sẽ bằng với các phẩm tính này của Đức Phật A Di Đà thông qua 48 đại nguyện của Ngài mà Đức Bổn Sư Thế Tôn đã tán tụng Phật A Di Đà là vị Phật đáng tôn kính nhất, có hào quang sáng nhất và là vua của Chư Phật .


Lời kết :

Tôi còn muốn tán dương mãi Pháp môn Tịnh Độ như là một pháp môn tốt và hiếm có như vậy trong thời đại này và trong vô số đại kiếp sau . Nguyện sẽ nắm chặt không buông bỏ và phải học và thực hành một cách chân thành hơn .

Kính đa tạ Thầy Nguyên Tạng tạo một đại nhân duyên cho tôi tìm lại những gì tôi đã bỏ quên trong nhiều năm để tìm kiếm ảo vọng về một sự giác ngộ khi chưa đủ sức mà phải cần đến tha lực của Đức Phật A Di Đà và lạ thay lần này khi lên phòng thờ ... nhìn vào pho tượng Ngài .....

Ơ kìa bàn tay đang duỗi ra và chờ tôi đến để nhận quán đảnh ( theo ý nghĩa sâu xa của Mật Tông thì lễ quán đảnh chính là một sự gia hộ từ bi , người được quán đảnh đương nhiên sẽ thọ nhận tất cả những giáo lý huyền nhiệm của các Đức Phật )

Và hôm nay qua Giảng Sư kết thúc 48 đại nguyện của Ngài , mỗi mỗi chúng ta đã thọ nhận biết bao là ân phước từ Đức Phật A Di Đà và trong niềm tri ân ấy kính xin được tán thán công đức của Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng.

 

“Lệ mừng rơi rơi khi tìm về Diệu Pháp

Hẵng bao năm Cha đã mỏi mòn trông ?

Bàn tay duỗi ra chờ dẫn dắt trẻ ngông ,

Si mê quá lang thang tìm ảo vọng !

 

Mười năm ... bổng đâu xuất hiện Quý Nhân kính trọng !

Tạo duyên lành đưa trẻ lạc về nhà,

Bốn tám đại nguyện ân phước bao la .

Như lọng phan bao trùm mọi ưu não !

 

Như cam lộ từng giọt thấm vào tuyệt hảo .

Như ánh trăng thanh rọi sáng đêm hè

Si mê , chướng ma được vén khỏi màn che

Kính đa tạ và tri ân Giảng Sư kính quý

 

Trao truyền lời dạy thành tâm tuỳ hỷ

Lực Phật A Di Đà ..gia hộ từ bi

Vô lượng Quang ...Ngài quét sạch mọi lầm nghi

Tín , nguyện , hạnh khắc ghi đời đời nhớ Phật !

( thơ HH)

 

Kính dâng Thầy Nguyên Tạng và Đạo tràng Đại Gia Đình Quảng Đức bài viết này như một lời tri ân ...Và kính mong mọi người nên tìm đọc quyển “ Pháp Ngữ của HT Tịnh Không “ (xem sách này) qua tài phiên dịch Anh Việt trác tuyệt của Thầy . 

Trân trọng 


Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne, Chủ Nhật 21/6/2020 

Huệ Hương







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2015(Xem: 7526)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 8355)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 7932)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 10949)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 14323)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 14508)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 10743)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7214)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
07/08/2014(Xem: 10760)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
26/05/2014(Xem: 5515)
Tha lực theo nghĩa hẹp là lực tác động từ bên ngoài. Trong Phật giáo, tha lực là Phật lực hoặc Thánh lực (Bồ Tát) được tác ý làm cho nhân tốt trổ quả hoặc tạo nhân quả tốt cho chúng sanh hữu tình vì lòng bi mẫn của Đấng Thiện Thệ. Qua phương pháp phân tích văn bản đối chiếu hai nguồn Kinh tạng: Pali Tạng (Tạng kinh của Phật Giáo Nguyên Thủy) và Hán Tạng (Tạng kinh của Phật Giáo Đại Thừa). Bài tiểu luận này mổ xẻ hai chủ đề chính: tính tương đồng và logic giữa hai nguồn kinh tạng về tha lực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567