Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật

05/08/201905:35(Xem: 5227)
Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật


Phat Di Da
Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật

Tâm Tịnh cẩn tập

Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.


Hành giả niệm Phật ngày nay thường hay công phu niệm Phật để đối trị với tâm vọng động của mình, dùng công đức này hồi hướng cho mình và vô lượng hữu tình trong thập pháp giới đồng sanh cõi Cực Lạc. Khi hành giả tinh tấn công phu đến một lúc nhất định, tạp niệm ít dần, và lạc thọ xuất hiện do định tâm. Đến khi định kiên cố, hành giả xả định, lìa tham chấp vào lạc thọ do định mà có, không còn chỗ bám víu, chấp trụ, thì hành giả lìa hết tất cả tướng, tức là vô ngã, giải thoát, niết bàn. Cái lý sự này quả thật cao siêu, chỗ dụng công phải thậm thâm mới đạt đến chỗ lý sự vô ngại. Để được vậy không phải dễ, rất hiếm người có thể đạt được định tâm kiên cố rồi diệt thọ tưởng định để được giải thoát.

Tuy nhiên ‘Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật” trong bài kết tập này xoay quanh niềm tin chân thật kiên cố của hành giả vào ân đức và bổn nguyện lực của Phật khi niệm Phật: Niệm Phật không để cũng cố tự lực của mình. Niệm Phật không phải tích chứa công đức mà Niệm Phật chính là hoan hỷ đón nhận tha lực nơi chính thân mình. Điều nay Ngài Thân Loan Thánh Nhân gọi là Càng tin tưởng vào tha lực bao nhiêu, càng vượt khỏi sự đo lường bấy nhiêu (Tịnh Độ Nhật Bản, tr.183. Nguyên tác Kakehashi Jitsuen, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Như Điển)

Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.

Với niềm tin chân thật kiên định vào bản nguyện bi trí viên mãn của A Di Đà Phật được biểu hiện qua lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật”, hành giả không bị tham sân si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan xưng niệm công đức như biển bất khả tư nghì của Phật, hành giả sẽ được hộ trì và được nhiếp thủ bất xả như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh và Niệm Phật Ba-la-mật Kinh như đoạn trích sau:

Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng có tám vạn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót (Quán Vô Lượng Trọ Kinh, tr.8. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh)

Này đại chúng nên biết rằng vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số hóa thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương cũng đều giảng nói Kinh Niệm Phật, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng Niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quanh minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sinh niệm Phật, không bỏ rơi (Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật, tr.111, Hòa Thượng Thích Thiện Tâm).

Chính vì thế, Ngài Thân Loan Thánh Nhân xác quyết, “Ai nào Niệm Phật được ánh sáng ấy nhiếp thủ, thâu nhiếp mãi cho đến khi người ấy lâm chung, được tiếp dẫn về cõi tịnh độ một cách chắc chắn không bị bỏ rơi (Tịnh Độ Nhậ Bản, HT. tr. 171).

Lại nữa, Pháp Nhiên Thượng Nhân sơ tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản cho rằng: “Trụ vào tâm tha lực (Nguyện lực của Đức Phật A Di Đà) mà Niệm Phật, thì chỉ trong khoảnh khắc, được dự vào sự lai nghinh của Đức Phật (Niệm Phật Tông Yêu – Pháp Nhiên Thượng Nhân, tr.21). 

Cho nên Bồ Tát Phổ Hiền dạy trong kinh Niệm Phật Ba-la-mật: “Danh hiệu Phật là hóa thân Phật bất khả tư nghị, vì luôn hiện thân Phật nơi thân và tâm người Niệm Phật.”

Rõ ràng, với niềm tin mãnh liệt vào tha lực (nguyện lực chân thật của chư Phật biểu hiện qua lục tự, “Nam Mô A Di Đà Phật”), hành giả không cần phải so đo tính toán công đức niệm Phật của mình, tức là xả bỏ tự ngã mà trụ vào tâm tha lực để  hân hoan đón nhận tình thương bao la, không ngần mé của chư Phật, thì chẳng bao lâu đến chỗ tối cao. Ngài Thân Loan cho rằng, “Biết như vậy nhờ lòng tôn trọng bổn nguyện, nhờ nhận được tha lực tiếp sức mà phát sanh bổn nguyện rộng rãi vô biên.” Trong khi đó, Ngẫu Ích Đại Sư dạy rằng, “Công phụ niệm Phật quý ở chỗ lòng tin chân thật.”

Lại nữa, Đức Thích Tôn trong Kinh Niệm Phật Ba-la-mật khuyến dạy Phật tử đặt niềm tin trọn vẹn vào Bản Nguyện Lực của Đức A Di Đà như sau:

Tin rằng BẢN NGUYỆN của Đức Phật A Di Đà là chân thật rốt ráo, là tối thắng, và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngủ nghịch, thập ác vân vân. (Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, trtr. 31-32).

Cho nên Liên Tông Bảo Giám có câu “Nhất niệm khởi mà muôn vật đều biết, Lòng tin sanh là chư Phật hiện.”

Lời Kết: Những ai đã thành tựu lòng tin chân thật, nhất hướng, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ vào Bản Nguyện Lực Chân Thật như Biển cả của Đức Phật A Di Đà, của chư Phật mà niệm Phật, thì hãy vui lên như đêm hội trăng rằm, vì được chư Phật phóng quang hộ trì, nhiếp thủ bất xả, và đã dự vào sự lai nghinh của Phật A Di Đà. Quả thật “Giải thoát dứt đứt trói buộc của lòng nghi ngờ. Đoạn nghi ngờ là chơn giải thoát. Chơn giải thoát chính là Như Lai” , như lời Phật dạy trong Đại Bát Niết Bàn Kinh ( Đại Bát Niết Bàn Kinh, Phẩm VII Tứ Tướng, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Tr.168).


Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2011(Xem: 4043)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đức và trí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
01/06/2011(Xem: 3948)
“ Khi trung hữu của thời điểm chết xuất hiện tôi nguyện buông bỏ những ái luyến và những chấp thủ tâm ý, và nguyện tinh tấn không tán loạn trên đạo lộ mà những chỉ giáo làm sáng tỏ. Tâm đã phóng chiếu vào vô vi hư-không-xứ, đã li biệt cách tuyệt với thân, với thịt và máu, tôi sẽ tuệ tri tâm thì vô thường và như huyễn. ” Liên Hoa Sinh , Tử thư Tây Tạng.
31/05/2011(Xem: 3419)
Phật giáo là một chân lý thực tại[1]; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
30/05/2011(Xem: 3130)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trườngtrang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếutrong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước ti
29/05/2011(Xem: 3502)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạch và sáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
19/05/2011(Xem: 4512)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
18/05/2011(Xem: 3574)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
15/05/2011(Xem: 4270)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
14/05/2011(Xem: 6991)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/05/2011(Xem: 12138)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567