Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật

05/08/201905:35(Xem: 5930)
Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật


Phat Di Da
Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật

Tâm Tịnh cẩn tập

Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.


Hành giả niệm Phật ngày nay thường hay công phu niệm Phật để đối trị với tâm vọng động của mình, dùng công đức này hồi hướng cho mình và vô lượng hữu tình trong thập pháp giới đồng sanh cõi Cực Lạc. Khi hành giả tinh tấn công phu đến một lúc nhất định, tạp niệm ít dần, và lạc thọ xuất hiện do định tâm. Đến khi định kiên cố, hành giả xả định, lìa tham chấp vào lạc thọ do định mà có, không còn chỗ bám víu, chấp trụ, thì hành giả lìa hết tất cả tướng, tức là vô ngã, giải thoát, niết bàn. Cái lý sự này quả thật cao siêu, chỗ dụng công phải thậm thâm mới đạt đến chỗ lý sự vô ngại. Để được vậy không phải dễ, rất hiếm người có thể đạt được định tâm kiên cố rồi diệt thọ tưởng định để được giải thoát.

Tuy nhiên ‘Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật” trong bài kết tập này xoay quanh niềm tin chân thật kiên cố của hành giả vào ân đức và bổn nguyện lực của Phật khi niệm Phật: Niệm Phật không để cũng cố tự lực của mình. Niệm Phật không phải tích chứa công đức mà Niệm Phật chính là hoan hỷ đón nhận tha lực nơi chính thân mình. Điều nay Ngài Thân Loan Thánh Nhân gọi là Càng tin tưởng vào tha lực bao nhiêu, càng vượt khỏi sự đo lường bấy nhiêu (Tịnh Độ Nhật Bản, tr.183. Nguyên tác Kakehashi Jitsuen, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Như Điển)

Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.

Với niềm tin chân thật kiên định vào bản nguyện bi trí viên mãn của A Di Đà Phật được biểu hiện qua lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật”, hành giả không bị tham sân si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan xưng niệm công đức như biển bất khả tư nghì của Phật, hành giả sẽ được hộ trì và được nhiếp thủ bất xả như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh và Niệm Phật Ba-la-mật Kinh như đoạn trích sau:

Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng có tám vạn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót (Quán Vô Lượng Trọ Kinh, tr.8. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh)

Này đại chúng nên biết rằng vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số hóa thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương cũng đều giảng nói Kinh Niệm Phật, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng Niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quanh minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sinh niệm Phật, không bỏ rơi (Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật, tr.111, Hòa Thượng Thích Thiện Tâm).

Chính vì thế, Ngài Thân Loan Thánh Nhân xác quyết, “Ai nào Niệm Phật được ánh sáng ấy nhiếp thủ, thâu nhiếp mãi cho đến khi người ấy lâm chung, được tiếp dẫn về cõi tịnh độ một cách chắc chắn không bị bỏ rơi (Tịnh Độ Nhậ Bản, HT. tr. 171).

Lại nữa, Pháp Nhiên Thượng Nhân sơ tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản cho rằng: “Trụ vào tâm tha lực (Nguyện lực của Đức Phật A Di Đà) mà Niệm Phật, thì chỉ trong khoảnh khắc, được dự vào sự lai nghinh của Đức Phật (Niệm Phật Tông Yêu – Pháp Nhiên Thượng Nhân, tr.21). 

Cho nên Bồ Tát Phổ Hiền dạy trong kinh Niệm Phật Ba-la-mật: “Danh hiệu Phật là hóa thân Phật bất khả tư nghị, vì luôn hiện thân Phật nơi thân và tâm người Niệm Phật.”

Rõ ràng, với niềm tin mãnh liệt vào tha lực (nguyện lực chân thật của chư Phật biểu hiện qua lục tự, “Nam Mô A Di Đà Phật”), hành giả không cần phải so đo tính toán công đức niệm Phật của mình, tức là xả bỏ tự ngã mà trụ vào tâm tha lực để  hân hoan đón nhận tình thương bao la, không ngần mé của chư Phật, thì chẳng bao lâu đến chỗ tối cao. Ngài Thân Loan cho rằng, “Biết như vậy nhờ lòng tôn trọng bổn nguyện, nhờ nhận được tha lực tiếp sức mà phát sanh bổn nguyện rộng rãi vô biên.” Trong khi đó, Ngẫu Ích Đại Sư dạy rằng, “Công phụ niệm Phật quý ở chỗ lòng tin chân thật.”

Lại nữa, Đức Thích Tôn trong Kinh Niệm Phật Ba-la-mật khuyến dạy Phật tử đặt niềm tin trọn vẹn vào Bản Nguyện Lực của Đức A Di Đà như sau:

Tin rằng BẢN NGUYỆN của Đức Phật A Di Đà là chân thật rốt ráo, là tối thắng, và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngủ nghịch, thập ác vân vân. (Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, trtr. 31-32).

Cho nên Liên Tông Bảo Giám có câu “Nhất niệm khởi mà muôn vật đều biết, Lòng tin sanh là chư Phật hiện.”

Lời Kết: Những ai đã thành tựu lòng tin chân thật, nhất hướng, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ vào Bản Nguyện Lực Chân Thật như Biển cả của Đức Phật A Di Đà, của chư Phật mà niệm Phật, thì hãy vui lên như đêm hội trăng rằm, vì được chư Phật phóng quang hộ trì, nhiếp thủ bất xả, và đã dự vào sự lai nghinh của Phật A Di Đà. Quả thật “Giải thoát dứt đứt trói buộc của lòng nghi ngờ. Đoạn nghi ngờ là chơn giải thoát. Chơn giải thoát chính là Như Lai” , như lời Phật dạy trong Đại Bát Niết Bàn Kinh ( Đại Bát Niết Bàn Kinh, Phẩm VII Tứ Tướng, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Tr.168).


Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5422)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độ là hết sức sâu đậm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và cần sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xác định truyền thống tu học của người Phật tử Việt Nam, nhằm xây dựng các nguyên tắc tổ chức trong các tự viện nói riêng và đời sống tín ngưỡng.
22/04/2013(Xem: 5282)
Nhìn nhận một cách tổng quát về ý nghĩa giáo lý Đức Phật thuyết Pháp một đời mà nói, nếu rời xa ý nghĩa phương tiện thì không có nội dung tam tạng kinh điển Phật giáo xuất hiện ở thế gian này. Giáo lý là chiếc bè cứu vớt chúng sanh đang khổ đau vô cùng tận trong biển lớn sanh tử luân hồi.
22/04/2013(Xem: 5228)
Ðây là hai câu phú trong bài Cư Trần Lạc Ðạo phú của Sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vị sáng tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền mang đậm đà bản sắc Việt nam. Có thể nói, hai câu phú trên đã đúc kết được phần nào cách lý giải mà các Thiền giả dành cho pháp môn Tịnh độ. Và đây cũng chính là nội dung của bài viết này muốn đề cập đến.
22/04/2013(Xem: 6171)
Phật pháp là pháp bình đẳng hoàn toàn không có cao thấp, tu tập bất kỳ pháp môn Phật pháp nào, cũng có công đức và cũng có thể thành Phật. Phật pháp vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật dạy vô lượng pháp môn, chẳng qua là tùy bệnh mà cho thuốc. Vì chúng sinh nghiệp lực không giống nhau, tâm lượng lại có lớn nhỏ. Phật phương tiện dẫn đạo chúng sinh nên nói Tiểu thừa và Đại thừa. Tất cả các pháp, vốn là không hai, không khác, đồng về một thật tướng.
22/04/2013(Xem: 5970)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
22/04/2013(Xem: 5715)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
22/04/2013(Xem: 5797)
Vấn đề tha lực và tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ở đây, NSGN trân trọng giới thiệu ý kiến của Minh Đức Thanh Lương, tác giả của Tịnh độ luận, Con đường lý tưởng Bồ tát đạo về mối quan hệ giữa tự lực và tha lực trong quá trình thực nghiệm tâm linh.
22/04/2013(Xem: 8580)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 18283)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
22/04/2013(Xem: 10410)
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com