Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật hay Tu Thiền?

01/07/201912:27(Xem: 5185)
Niệm Phật hay Tu Thiền?


phat thanh dao

Niệm Phật hay Tu Thiền?

 

(A) Pháp Môn Niệm Phật

 

"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện

hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà. Nói chung, có

ba cách niệm Phật sau đây:

 

1) Xưng danh niệm Phật: miệng thường xưng danh hiệu của một đức Phật, thí dụ như

    xưng Nam-mô A-di-đà Phật.

 

2) Quán tưởng niệm Phật: ngồi yên lặng một chỗ mà tưởng nhớ công đức, bản nguyện

    hay các tướng hảo của đức Phật (32 tướng chánh và 80 tướng phụ).

 

3) Thật tướng niệm Phật (hay Tham cứu niệm Phật: ngồi yên lặng mà quán tưởng lý

     Trung đạo, quán Pháp thân của Phật cho đến lúc nhập diệu, đắc Chơn như chẳng

     sanh chẳng diệt)). Đây là cách niệm Phật rất cao và khó nhứt, ít người làm được.

 

Kinh "Nghiệp báo Sai biệt" có chép: "Cất tiếng cao mà niệm Phật hay tụng kinh, được

Mười món công đức:

 

1) Bài trừ được chướng buồn ngủ (hôn trầm)

2) Thiên ma kinh sợ

3) Tiếng bủa khắp Mười phương

4) Hết khổ Tam đồ

5) Tiếng ngoài chẳng vào

6) Tâm chẳng tán loạn

7) Dõng mãnh tinh tấn

8) Chư Phật hoan hỷ

9) Tam-muội hiện tiền

10) Vãng sanh Tịnh độ".

 

(B) Niệm Phật để làm gì?

 

Mục đích trước mắt của việc niệm Phật trong pháp môn Tịnh độ là cầu được nhất tâm

để được vãng sanh Tịnh độ, chứng ngôi bất thối và tiếp tục tu thêm cho đến

khi thành Phật. Việc đắc ngộ hay thấy tánh không quan trọng vì khi được vãng sanh rồi,

ở trong hoàn cảnh tuyệt hảo để tu hành. hằng ngày được gặp Phật A-di-đà và nghe chư

Thánh thuyết pháp - thì lo gì không đắc ngộ và sớm thành Phật? Đây là điểm đặc sắc

của pháp môn Tịnh độ, có thể độ cả ba hạng chúng sanh: thượng. trung và hạ - trong

khi các pháp môn khác quyết không được như vậy vì chỉ nương vào tự lực mà thội.

Bằng chứng hiển nhiên là thời nay thấy ngưới niệm Phật được vãng sanh rất nhiều

(có thoại chứng rõ ràng) trong khi các pháp môn khác thì người đắc đạo có thể đếm

trên mười đầu ngón tay. Tại chùa Hoằng Pháp ở Gò vấp (Sài Gòn), khi mở Phật thất thì

mấy ngàn người tụ họp để niệm Phật (có lúc 5000-6000 người, kể cả những người ở

tận Hà Nội cũng khăn gói vào Nam, đi chùa Hoằng Pháp) - đủ thấy pháp môn Tịnh độ

thành công đến mức nào!.

 

(C) Tại sao cần Niệm Phật?

 

Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Tôn có lời huyền ký như sau: “Đời tương lai, kinh đạo

diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh Vô Lượng Thọ trong khoảng một trăm

năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh nầy, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ.”.

 

Trong Kinh Đại Tập, Đức Thế Tôn đã bảo: “Trong thời mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo Pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi.”

 

Ngài Thiên Như Thiền Sư, sau khi đắc đạo, cũng đã khuyên dạy: “Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa địa ngục.”Bởi đời mạt pháp về sau, khi các kinh đều diệt hết, chúng sanh căn cơ đã yếu kém, ngoài câu niệm Phật, lại không biết pháp môn nào khác để tu trì. Nếu không tin câu niệm Phật mà tu hành, tất phải bị luân hồi. Và trong nẻo luân hồi, việc lành khó tạo, điều ác dễ làm, nên sớm muộn gì cũng sẽ bị đọa địa ngục."

 

Theo Ấn Quang pháp sư, một bậc Cao Tăng thời cận đại ở Trung Hoa, cũng đã bảo: “Sự cao siêu nhiệm mầu của pháp môn niệm Phật, chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết hết được. Những kẻ khinh chê pháp môn niệm Phật, không phải chỉ khinh chê hạng ông già bà cả tu Tịnh Độ, mà chính là khinh chê luôn cả chư Phật và các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, và Long Thọ. Thời mạt pháp đời nay, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài môn Niệm Phật mà tu các môn khác, nơi phần gieo trí huệ phước đức căn lành thì có, nơi phần liễu sanh thoát tử trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức hiện những kỳ tích phi thường, song đó đều là những bậc Bồ Tát nương theo bản nguyện để dạy dỗ chúng sanh đời mạt pháp, như  trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng các vị ấy  cũng chỉ vừa theo trình độ của chúng sanh mà thị hiện ngộ đạo chớ không phải chứng đạo. Chỉ riêng pháp môn Tịnh Độ, tuy ít người tu chứng được niệm Phật tam muội như khi xưa, nhưng có thể nương theo nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà, mà đới nghiệp vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Khi về cõi ấy rồi thì không còn luân hồi, không bị thối chuyển, lần lần tu tập cho đến lúc chứng quả vô sanh.”

 

(D) Tịnh độ và Thiền

 

Nhiều đại thiền sư Trung Quốc đã ngộ bên Thiền vẫn âm thầm hành trì và hoằng hóa pháp môn

niệm Phật. Trong số các vị nầy, có những vị đã đạt được đại ngộ như Thiền sư Vĩnh Minh, Thiên Y Hoài, Viên Chiếu Bản, và Tử Tân, vân vân. Đến như Tổ Bách Trượng Hoài Hải, đệ tử kế thừa pháp của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất ở Giang Tây, người mà những tòng lâm trong thiên hạ đều phải theo cách thức kiến lập thanh quy pháp chế. Từ xưa đến nay chưa có ai dám có lời thị phi hay trái với pháp chế nầy. Theo thanh quy của ngài, thì nghi thức tụng cầu cho những vị Tăng bệnh nặng có lời văn như sau: “Phải nhóm chúng lại, tất cả đồng tụng bài kệ tán Phật A Di Đà, rồi cao tiếng niệmNam Mô A Di Đà Phật, hoặc trăm câu, hoặc ngàn câu. Khi niệm xong, hồi hướng phục nguyện rằng ‘Nếu các duyên chưa mãn, sớm được an lành. Như hạn lớn đến kỳ, nguyện sanh về An Dưỡng Địa.’ Đây rõ ràng là bằng chứng chỉ quy Tịnh Độ vậy. Lại trong nghi thức đưa những vị Tăng đã tịch có đoạn nói: “Đại chúng đồng niệm A Di Đà Phật hồi hướng phục nguyện rằng: Thần siêu cõi Tịnh, nghiệp dứt đường trần, thượng phẩm sen nở hiện kim thân, nhứt sanh Phật trao phần quả ký.” Đến như lúc trà tỳ, trong thanh quy lại dạy: “Vị Duy Na chỉ dẫn khánh niệm ‘Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật’ mười lần, đại chúng đồng xướng họa theo. Khi xướng xong lại hồi hướng rằng ‘Trước đây xưng dương mười niệm, phụ giúp vãng sanh.’” Tất cả những thanh quy nhà Thiền vừa kể trên trong các thiền gia, chứng minh rõ ràng sự quy hướng Tịnh Độ của các ngài.

 

(E) Phần kết và lời bình

 

Để kết luận, ta có thể nói trên phương diện lý tánh thì Thiền và Tịnh độ không khác, bởi cùng

có mục tiêu tối hậu là đắc ngộ và thành Phật, vĩnh viễn thoát khỏi đau khổ luân hồi. Tuy nhiên về

phương diện Thực hành (hay Sự) thì Thiền và Tịnh độ hoàn toàn khác nhau, không nên lầm lẫn:

 

1) Mục tiêu trước mắt của Thiền là tự lực tu hành, thanh lọc bản tâm để đắc ngộ thấy tánh

sau đó tu thêm trải qua nhiều đời nhiều kiếp mới có thể thành Phật. Kinh nói Bồ-tát phải trải qua

Ba a-tăng-kỳ kiếp mới có thể đắc quả Như Lai, bởi vì chân như tại triền như quặng vàng còn nhiềucặn bã, đâu có thể đội ba kiếp mà gột sạch thành vàng ròng được.Các thiền sư được gọi là "đốn ngộ thành Phật" chỉ là tôn xưng, thật ra họ chỉ chứng được chân như tại triền mà thôi, chưa thấy ai chứng ngộ triệt để và thần thông tự tại như Phật khi xưa? Đó là chưa kể những kiếp bị lui sụt hay sa đọa trong vòng luân hồi - cho nên có thể nói tu Thiền là dành cho bậc thượng căn dõng mãnh - còn hạ căn và trung căn thì tuyệt không có hy vọng sớm mã đáo thành công, chứng Phật quả vô thượng. Bởi vì Thiền là cửa Không, tức không có chỗ bàm níu, thật là khó khăn vô vàn.

 

 2) Trái lại Tịnh độ là pháp môn vào đạo bằng cửa Có, lại có sự bảo trợ của đức Phật A-di-đà với 48 lời nguyện lớn độ thoát tất cả chúng sanh nào tin tưởng nơi Ngài. Cõi Cực Lạc thuần tịnh và đức Phật A-Di-Đà đại lực đại từ bi được kim khẩu Đức Thích-ca xác nhận là có thật -và thực tế xưa nay đã thấy có vô số người niệm Phật được vãng sanh với thoại chứng rành rành, tưởng không cần nói nhiều, đủ chứng minh Tịnh độ là pháp môn chân thật.

 

Bởi vì Tịnh độ quá thành công trong khi Thiền ngày càng suy vi, nên có một số phần tử xấu

xa ganh tỵ, bày đặt ra lối tu Tịnh độ giả hiệu gọi là "Duy tâm Tịnh độ, Tự tánh Di-đà" mà họ cho

là đúng lý, trong khi lại bài bác pháp môn Tịnh độ phổ thông mà mọi người đang tu. Phước Thiệt

xin có ý kiến như sau:

 

1) Tịnh độ mà gọi là Duy tâm thì sai bét vì pháp môn Tịnh độ đặt căn bản trên sự hiện hữu của

đức Phật A-di-đà và cõi Cực Lạc ở phương Tây. Nếu họ không tin (tức theo cửa Không) thì nên

theo Thiền mà tu, đừng nói quàng xiêng để phá hoại chánh tín của người khác.

 

2) Họ nói tâm mình là Phật, không cần niệm A-di-đà - thì tại sao mình còn đầy ngu si và tà kiến?

Đem cái tâm chân như tại triền (cũng là vàng nhưng còn ở trong quặng) để thế cho chân tâm

sáng suốt của Phật A-Di-Đà (đích thực vàng ròng) - tức là theo tối mà bỏ sáng, thì thật là ngu si.

 

Khi xưa có những thiền sư xuất sắc như Bách Trượng hay Liên Trì, đắc thiền thấy tánh rồi mới xiển dương Tịnh độ - thì nói Tịnh độ Duy tâm, Di-đà Tự tánh nghe mới có lý, bởi vì họ đã đi suốt

đường Không nên thấy Không chẳng khác Có. Nhưng chưa thấy ai dám nói Phật A-di-đà và cõi

Cực Lạc không có thât, lại bảo các đệ tử niệm bản tâm và không cần cầu vãng sanh Tịnh độ -

như các Thiền sư dỏm thời nay  Rõ ràng họ còn mơ hồ về Có Không, lại ôm đòm dạy người khác

tu niệm Phật theo kiểu bất tín của họ. Thật là đáng xấu hổ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2014(Xem: 6577)
1.1 Khái niệm về pháp niệm Phật và cảnh giới Tịnh Độ 1.2 Niệm Phật trong kinh điển Hán tạng và Nikaya 2.1 Ngài Huệ Viễn và pháp môn niệm Phật 2.2 Bốn cách niệm Phật của ngài Tông Mật (784-841) 2.3 Năm phương diện niệm Phật của Trí Giả Đại Sư 3.1 Vài suy nghĩ về pháp tu niệm Phật trong xã hội hiện đại 3.2 Tính chất giải thoát từ pháp môn Niệm Phật 3.3 Niệm Phật và lý tưởng Nhân Gian Tịnh Độ 4. Kết luận
13/04/2014(Xem: 10467)
Bối cảnh lịch sử của Phật giáo trước sự ra đời của phương pháp Thiền Tịnh song tu Trên phương diện Phật giáo sử, dễ dàng nhận thấy Thiền Tông và Tịnh Độ Tông xuất hiện trong khoảng thời gian trước và sau đời Tùy-Đường[1]; từ đó pháp niệm Phật Thiền hình thành và liên quan sự phát triển pháp Thiền Tịnh Song Tu. Vấn đề này, trước tiên cần tìm hiểu về ý nghĩa niệm Phật trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy, cụ thể trong kinh A Hàm, kinh tạp A Hàm, kinh Tăng Chi và trong kinh điển Đại Thừa. Thời Phật tại thế đã dạy đệ tử xuất gia, tại gia về phương pháp niệm Phật như là phương thức quán niệm hỗ trợ cho pháp thiền định, bảo hộ đời sống an lành, đối trị mọi phiền não.
15/03/2014(Xem: 7999)
Tất cả chúng ta đều thấy rõ sự phổ biến về thực tập thiền quán trong xã hội đương thời bất chấp sự hội nhập tôn giáo. Mặc dù thiền quán có một vị trí nổi bật trong việc thực tập của Phật Giáo từ lúc khởi đầu của nó, nhưng Thân Loan đã phủ nhận sự thực tập của tự lực (tự cố gắng) và đối lập đến niềm tin và nương tựa Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà như con đường để giác ngộ.
10/02/2014(Xem: 10129)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
03/02/2014(Xem: 7254)
* Con người sống trên đời cần nên tạo phước đức Là người Phật tử, tôi biết được một sự thật là tiền tài, quyền lực, địa vị, danh vọng không thể che chở cho con mình mỗi khi gặp tai họa mà chỉ có phước đức, công đức mới là chiếc áo giáp vô hình chắc chắn khiến cho con
26/12/2013(Xem: 11508)
Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống). Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn). Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng - Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến B
19/12/2013(Xem: 21942)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Anh dịch: http://www.purifymind.com/FortyEight.html Sưu tập: Tuệ Uyển, Wednesday, December 18, 2013 48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà 48 Vows of Amitabha Buddha 1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 1."Provided I become a Buddha, if in my Buddha-land there should be either hell, or the animal state of existence, or the realm of hungry ghosts, then may I not attain enlightenment.
17/12/2013(Xem: 15119)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
13/12/2013(Xem: 12573)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 7394)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]