Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý thức giải thoát

10/04/201313:04(Xem: 7358)
Ý thức giải thoát

lotus_7
Ý thức giải thoát

Thích Phổ Huân
---o0o---

Một dòng sống tiếp theo một dòng sống

Một con người nhưng mang vạn lớp hình

Một là nhiều nhưng chỉ một tánh linh

Một là một trong sáu đường sinh tử

Thế giới mênh mông trong vũ trụ, bằng cái nhìn của chư đại Bồ Tát chỉ là ảnh chớp chập chờn nửa hiện nửa ẩn trong dòng thức sinh diệt của chúng sanh. Thế giới loài vật vô minh ngây dại chẳng hiểu biết nên sống mà như chết. Cái chết đến với chúng thật mau mà cũng thật dài; thật dài vì cứ mãi sanh ra để mà chết, chẳng ý thức kinh sợ ngừng lại.

Thế giới loài người cũng vô minh ngờ ngạc - tạo gây ân oán kết chặt thương yêu, bám vào sự sống tưởng như bất tử, rồi tử sinh tiếp nối, sống chết chập chùng nay sanh ở đây mai sanh ở kia - ý thức rối loạn dệt thành vọng tưởng thế giới luân hồi; trở vào cảnh vật trở ra cảnh người chu kỳ tiếp mãi.

Thật ra thế giới loài người không đến nổi quá lu mờ ô nhiễm. Thế giới trong vũ trụ muôn hình muôn ảnh, hiện đủ hình tướng chúng sanh, hiện đủ cảnh tượng lạ lùng sai biệt, nhưng thế giới trung-hòa định hướng đến tương lai giải thoát vẫn là thế giới loài người. Do thế giới loài người dung chứa hai mặt, chịu đựng và hưởng thụ - chịu đựng khắc nghiệt của môi trường thiên nhiên vật chất khi tiếp xúc với thể xác vật chất. Hưởng thụ vật chất từ thể chất con người và thiên nhiên. Trong việc chịu đựng phản kháng với ý thức tìm vui, hưởng thụ con người đã tư duy được con người là chánh nhân khắc chế cưỡng lại được những gì bất an, những gì khó chịu đựng. Nhưng con người đôi khi mâu thuẫn, tạo nên những bất an cho con người trong khi tìm vui lánh khổ - bằng những phương tiện sinh ra nỗi khổ khác cho muôn loài, trong đó có loài người. Một thí dụ nhỏ: Muốn giữ hoa màu thực vật tốt tươi, bao nhiêu chất hóa học được thải ra để giết côn trùng (pesticides), nhưng côn trùng là chúng sanh tự nhiên hài hòa môi sinh thiên nhiên (natural environment) thực vật và sinh vật - nên khi côn trùng bị diệt, đất đai cũng khó mà chuyển động tự nhiên trở thành phì nhiêu cho cây cỏ nẩy nở. Thêm nữa thực vật được tẩy sạch nuôi nấng bằng chất thuốc hóa học thì con người tiêu dùng sẽ chẳng thể tự nhiên, nên sanh ra bệnh hoạn. Vậy cả ba thành phần: con người, thực vật, côn trùng (nói chung sinh vật) tất cả ba thành phần chúng sinh hữu tình, vô tình này (có tình thức và không có tình thức) đều bị tổn thương.

Thế giới loài người tuy vẫn đầy vô minh vây bủa, sống trong mâu thuẫn tìm vui rồi tạo khổ, nhưng thế giới loài người vẫn còn tốt hơn nhiều thế giới khác. Trước mắt chúng ta dễ thấy nhất là thế giới loài vật; loài vật chẳng có ý thức chi, chúng chỉ tuân thủ theo sức mạnh của bất cứ sự việc gì áp chế lên chúng. Con người không như vậy, dù con người biết rằng mình đang bị áp chế bởi vô minh - nhưng biết được mình đang bị áp chế là lối thoát cho tương lai. Thế nên thế giới con người là thế giới tương lai giải thoát. Nhưng thời kỳ nhận thức giải thoát chỉ xuất hiện khi có cuộc cách mạng của một siêu nhân, khai phóng được ý thức, và thành tựu ý thức giải thoát cụ thể, làm mô hình cho người đi theo. Thời kỳ như vậy không thể dễ gặp, dễ nhận thức và dễ thực hành.

Hiện thế giới loài người đang sống trong ý thức tương lai giải thoát, quả thật may mắn cho chúng ta. Là vì cách đây hơn 2500 năm tại xứ Ấn Độ, xuất hiện một con người. Người ấy dù mang địa vị cao trọng trong Hoàng gia, nhưng từ chối tất cả để đi tìm ánh sáng giải thoát hạnh phúc chân thật, mà không phải là hạnh phúc có rồi mất đó như thế gian. Cuối cùng người đã toại nguyện, từ đó người được gọi là Phật nghĩa là một con người được mến mộ nhất trong ý nghĩa giải thoát hoàn toàn. Người được thế gian ca tụng là cao đẹp tuyệt vời, không có gì trên thế gian này có thể diễn nói được. Thậm chí súc sanh cũng cảm nhận được cái đẹp cao thượng ấy, nên chúng hay thích thú tìm cách gần gũi Ngài. Nếu giả như Ngài dành nhiều thời gian lưu sống trong rừng thì loài vật sẽ được giải thoát nhiều lắm. Đó là nguyên nhân chúng ta có được nhận thức này.

Phật là kết quả của ý thức thoát khổ hướng đến giải thoát, chúng ta hiện cũng ý thức thoát khổ hướng đến giải thoát, tuy nhiên chúng ta chỉ là nhân vì chưa giải thoát, cho nên chúng ta được xem, đang trong một thế giới ý thức tương lai giải thoát. Nhưng loài người chúng ta đã có bao nhiêu người ý thức điều này. Ngay như thời Phật tại thế đã có nhiều người không biết đến Ngài, cả đến chưa từng nghe tên. Vậy số người đó dù sống trong thời Ngài vẫn còn là vô minh. Vô minh chỉ cho sự không may mắn nhận hiểu sự vật vô thường, các pháp (sự việc, sự vật) vô ngã (giả tạm, không có thật thể), để từ đó không hiểu đời là một vở kịch giả mà tưởng thiệt, biến thành chấp trước đảo điên (Đây là đơn giản một phần nghĩa của vô minh).

Người sống trong thời Phật mà vô minh, thật là tiếc uổng, thật thương cho họ (có thể chúng ta đã là người trong họ) - riêng người đời nay vô minh thì chẳng gì lạ, bởi cách Phật đã hơn 2500 năm. Ngược lại người đời nay mà ý thức giải thoát được thì quả là một điều hiếm quý (chúng ta đang là người ý thức, thật mừng cho chúng ta). Nhưng ý thức giải thoát phải là cụ thể mới có kết quả.

Nhìn lại thế giới loài vật, làm sao chúng có được ý thức giải thoát? Thấy đó mà sợ! Nhìn thêm nữa, kể cả loài người cũng đâu có bao nhiêu người hướng đến ý thức giải thoát! Rồi hướng đến thì có mấy người thực hành?

Có ý thức hướng đến đã là tốt rồi! Việc thực hành nói lên kết quả ý thức thấm nhuần sâu đậm. Chúng ta cần nên tư duy quán xét thế giới chung quanh rõ nét hơn để mong được thấm nhuần.

Trước hết là sự may mắn được làm người. Làm người không phải việc đơn giản, không phải vì thấy hằng ngày có cả vạn em bé được sanh ra, không phải thấy thế giới đang báo động nạn nhân mãn... tất cả sự việc thấy như vậy, vẫn không thể biện hộ bác bỏ lẽ hiếm quý được sanh ra làm người. Chúng ta thử nhìn các loại chúng sinh không phải là người xem sao! Tất cả chúng sinh đó đều có tánh linh, đều có hiểu biết (hiểu biết giới hạn của từng loài) và đặc tính chung nhất là biết khổ và vui (ham sống sợ chết). Nhưng dù hiểu biết khổ vui, chúng không thể nào ý thức được chúng đang khổ đang vui, nghĩa là cuộc đời bản thân của chúng. Đây là vấn đề quan trọng khác biệt với loài người. Nếu loài vật ý thức được khổ vui thì chúng đã như loài người không khác. Chúng không thể tư duy suy niệm cuộc đời. Làm gì chúng được như thế! Nếu chúng được vậy, chắc chúng cũng đã có việc xuất gia tu niệm. Nhưng chúng ta cũng nghe qua những chuyện, súc sanh biết tu niệm và chết vãng sanh. Dù thật như vậy nhưng đây là cảm nhận được ân điển, từ lực bi tâm của các vị chân tu cũng như gieo duyên vào cảnh Già lam thanh tịnh, nên khi bỏ xác đã được sức gia bị của chư vị Bồ Tát Thiện thần mà hiện tướng nhẹ nhàng ra đi, điều này không phải ý thức giải thoát để chuyển thức tu hành. Tuy nhiên sự kiện như thế cảnh tỉnh giúp chúng ta là loài hiếm quý, ý thức lo tu niệm hơn. Thế giới súc sanh với những chuyện như trên quả là không tưởng.

Về số lượng của loài vật thì không thể nghĩ bàn - Có ai lại biết trong một giây, một phút, một giờ một ngày có bao nhiêu loài vật súc sanh lớn nhỏ ra đời ? Có ai bỏ công quan sát thống kê! Mà có muốn cũng làm không nổi. Các loài sống trên đất, dưới nước, trên cây, và dưới mặt đất nữa. Trong đó bao gồm thai sanh, thấp sanh, noản sanh và khó mà nhận biết là loài hóa sanh. Vậy làm sao biết được lượng của chúng sanh, do vậy mà ta thường nghe kinh Phật nói chúng sanh số nhiều đến vô lượng không thể nghĩ bàn (tính cả loài người).

Đó là việc quan sát thế giới chúng sanh vô cùng, và trong đó con người là thế giới chúng sanh cao quý nhất. Chúng sanh nhiều vô lượng vậy mà ta nay đã ở vào thế giới người, tất nhiên ta hẳn vượt xa chúng sanh khác nhiều lắm, tuy vậy con người vẫn còn nằm trong sáu cõi (Trời, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), vẫn luôn luôn bị quay chuyển trong vòng phước báo nghiệp lực. Theo lời kinh dạy, con người còn đủ nhân duyên thù thắng hơn cả cõi trời, nếu con người sống trong thời còn Phật pháp biết tu niệm. Và vậy điều chúng ta suy niệm về ý thức giải thoát hiện nay quả là đúng; đó cũng là phần nhận định tiếp theo, sau khi nhìn nhận sự may mắn làm người.

Từ đây suy niệm, cho rằng quả địa cầu đây là thế giới loài người thì không hẳn đúng, vì trong đó có không biết bao nhiêu thế giới chúng sanh khác. Ngày xưa Phật thường cân nhắc về việc cẩn thận tránh gây thương tổn đến các chúng sanh nhỏ nhít sống gần gũi chung quanh con người. Điều này chỉ có bậc Đại giác mới từ bi dạy rõ như vậy, và cho đến nay việc thấy càng rõ hơn.

Hiện thời hoạt động sinh hoạt của con người thật quả vô tình tác động rất nhiều đến thế giới loài vật, do đó chúng ta phải dùng mọi cách sám hối việc làm của mình để có thể giảm nhẹ tội nghiệp sát sanh mà mình vô tình hay cố ý gây ra.

Nhận rõ thế giới loài người dễ tạo tội lại càng ý thức hướng đến giải thoát, và chỉ có ý thức hướng đến giải thoát mới là sám hối rốt ráo. Thử nghĩ một khu rừng nhỏ chỉ một ngàn thước vuông được khai phá, như vậy trong đó ai biết có bao nhiêu loài chúng sanh đang sống. Con người vì không có thiên nhãn nên tự nhiên hành động, do đó không thấy chúng sanh khác đang đau khổ. Nhưng nếu con người không biết sám hối tìm cách làm thiện, giảm chế việc có thể làm, để quân bình môi sinh cuộc sống thì thế giới vật chất càng ngày tưởng phát triển mà khó thể sống được vì thiên nhiên càng mất đi - cũng như tinh thần tâm linh suy giảm theo, một khi vật chất quá cường thịnh sung mãn.

Tất nhiên chúng ta nên tri ân chư vị tiền nhân, đã có công tạo lập mọi phương tiện cho người sau. Nhưng tiền nhân chúng ta cũng không thể tránh được việc tạo tội, thì chúng ta vừa biết ơn, vừa ý thức giải thoát để hồi hướng công đức của mình đến các bậc tiền nhân.

Thực tế của đền ơn, là sống không phung phí, không tiêu pha khí lực vào các việc tổn thương đến môi trường nhân sinh và ảnh hưởng đến loài vật chung quanh. Vượt xa hơn nữa bằng ý thức hướng đến giải thoát quay ra khỏi chu kỳ sinh tử của người và vật, của chúng sinh hữu tình và vô tình.

Sống ý thức hướng đến giải thoát, giúp ta thấy rõ khoảng cách giữa các chúng sanh hữu tình qua hình thù người và vật thật sát gần nhau. Và từ muôn kiếp trong luân hồi lục đạo, tình thức của một chúng sanh chưa giác tỉnh hẳn phải lên xuống ra vào nhiều cảnh tối tăm. Duy chỉ có các bậc giác ngộ mới ngưng lại được mê thức vọng tình quay ra khỏi vòng sinh tử. Và vậy hướng đến giải thoát là chuyển vọng thức ra chân thức (trí giác) bằng cái nhìn từ bi quán chiếu đến muôn loài muôn vật đang cộng sinh cộng hưởng trên cõi sống này. Từ đây xây dựng được đời sống trên căn bản của giới (precept) mà người Phật tử đã lãnh thọ. Như thế đời sống của con người sẽ an lạc hơn và tương lai y báo tươi đẹp sẽ hiện ra ngay cõi Ta Bà, để tương lai hướng về Phật độ, vậy đó là cụ thể, thế giới con người là thế giới hướng về giải thoát.

Nam Mô A Di Đà Phật

Thích Phổ Huân

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6594)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 7595)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 6479)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7233)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 8955)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7614)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 7040)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7701)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6490)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 7155)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]