Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô vi cư điện các

29/03/201318:30(Xem: 5473)
Vô vi cư điện các

VÔ VI CƯ ĐIỆN CÁC

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

Phật giáo là ánh sáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sáng ấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tật đố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống an vui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tính vô ngã vị tha.

Ánh sáng của Phật giáo đã lan truyền hầu khắp các nước Châu Á và ngày nay nó đã lan truyền qua các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi...

Ánh sáng của Phật giáo đã đến nước Việt Nam từ thế kỷ thứ I và đã hòa nhập vào lòng dân tộc, cùng dân tộc Việt Nam tạo nên những trang sử oanh liệt, mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc vững vàng cho đất nước. Trong lịch sử Việt Nam, các vị Thiền sư của Phật giáo luôn luôn có mặt, gắn bó với các triều đại: nhà Lê, nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần... Trong đó có những vị Thiền sư mà bất cứ một người viết sử Việt Nam nào cũng không thể bỏ qua được. Chính lúc Lê Đại Hành ở ngôi đã có nhờ thiền sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận... là những vị Thiền sư bác học, đạo đức cao thâm cùng chung giúp sức, cố vấn, cho nên khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Đỗ Pháp Thuận rằng "Vận nước hiện nay như thế nào?". Thiền sư Đỗ Pháp Thuận liền trả lời:

"Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh" [*]

Tạm dịch:

Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở Thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh
(Lê Mạnh Thát dịch)

[*] Vận nước như dây quấn
Trời Nam ôm thái bình
Đạo đức ngự cung điện
Muôn xứ tức đao binh (Nguyễn Lang – Sử luận1, tr. 146)

Nghĩa là: "Vận nước ngày nay nó vững chắc như dây quấn, trời Nam mở thái bình, vô vi ở trên điện các, nơi nơi bặt hết đao binh".

Chữ "Vô vi cư điện các" này phải hiểu: Vô vi không có nghĩa là không làm gì hết, nhưng có nghĩa là làm mà không có tư dục, không có tư tâm. Không những thế, chữ vô vi trong đạo Phật khác với chữ vô vi trong đạo Lão. Đạo Lão nói đạo là thường hằng tự nhiên, không có danh, không thể nói. Muốn được an thì cứ thả tâm tự nhiên theo đạo, không tác vi gì cả, chữ vô vi trong đạo Phật là dịch từ chữ Phạn "Asamskrita", có nghĩa là không tạo tác, chỉ cho pháp lành thường trụ không do nhân duyên tạo tác, không có sanh diệt biến hoại, khác với pháp hữu vi là pháp do nhân duyên tạo tác, có sanh diệt biến hoại, nên pháp vô vi chính là một tên khác của Niết-bàn. Như trong luật Tứ phần, đức Phật Tỳ-bà-thi dạy: "Nhẫn nhục đệ nhất đạo, Phật thuyết vô vi tối..." nhẫn nhục là hạnh tu cao nhất, Niết-bàn là đạo tối thượng. Niết-bàn là tịch tịnh vô vi an lạc, ngoài mọi vọng tình tà kiến chấp trước. Như kinh Đại nhật phẩm Trụ tâm nói: "Bồ-tát vì chúng sanh trong pháp giới, không từ mệt nhọc, thành tựu an trụ học giới vô vi, xa lìa tà kiến, thông đạt chánh kiến". Hay "thâm quán pháp tánh vô vi, hoặc sanh hoặc pháp (tức hoặc chấp thật có ngã, thật có pháp) đều vô sở đắc". Chính trong tinh thần vô sở đắc đó, kinh Kim cang dạy rõ: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" là hãy đừng trụ vào tướng gì cả mà sanh tâm bố thí, trì giới v.v...

Như vậy, chữ "vô vi" trong đạo Phật đâu có nghĩa là không làm gì hết, trái lại vô vi là làm tất cả những gì thuận với pháp tánh, Niết-bàn, chân như, theo đó không có chút ý tưởng chấp ngã, chấp nhân, chấp pháp... Ngồi ở ngôi cao cai trị muôn dân với một tinh thần vô vi, vị tha trị nước, không có tư dục, không có tư tâm, tất nhiên nước sẽ yên, dân sẽ bình, không có những sự rối rắm và không có giặc giã nổi lên.

Lão Tử nói: "Bất quí nan đắc chi hóa, sử nhân bất đạo", người ở ngôi cao mà không thèm quí những vật khó kiếm được, thì dân sẽ học theo đó mà không sanh tâm trộm cắp.

Với cái nghĩa như vậy nó gắn liền với lịch sử, gắn liền với Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, với Lê Đại Hành. Thế nhưng, tiếc thay cho đến ngày hôm nay, cũng có những vị học giả cắt nghĩa rằng:

"Vận nước như dây quấn
Nam thiên mở thái bình
Không làm gì ở điện các
Nơi nơi dấy đao binh"

Từ một nghĩa này lật ngược lại thành một nghĩa khác. Từ nghĩa vô vi như vừa nói lại bảo là không làm gì hết, cho nên từ "tức đao binh" là dứt hết đao binh lại bảo là "dấy đao binh", và nếu như các nghĩa sai lầm đó mà tiếp tục được nhận định, được cắt nghĩa, thì tất nhiên lịch sử Việt Nam sẽ bị giải thích một cách sai lệch. Trong thời Lê Đại Hành độc lập mà nói rằng, một vị Thiền sư đã từng giúp cho Lê Đại Hành đánh Tống bình Chiêm giữ ngôi, giữ nước mà nói không làm gì ở điện các, nơi nơi dấy đao binh, cắt nghĩa như thế là đã đi ngược lại lịch sử. Cắt nghĩa như thế chẳng những đã không hiểu Phật giáo mà còn cố tình làm sai lệch lịch sử Việt Nam. Do đó cho nên các nhà nghiên cứu Phật học Việt Nam cần phải khai mở tất cả những gì khuất lấp, những gì bị che đậy, hầu làm sáng tỏ những trang sử vẻ vang mà Phật giáo đã đóng góp và xây dựng cho đất nước. Khi đã khai mở tất cả những sự khuất lấp đó để cho Phật giáo được phát huy, cùng nhau xây dựng đất nước thì đó là một công trình, một việc làm hết sức thích đáng.

Giáo lý của đức Phật vô cùng thậm thâm, nhưng không có nghĩa là hư huyễn, ảo tưởng. Cái vô cùng thậm thâm đó ở chính trước mắt, chính ở bên tai, chính ở trong hành động của chúng ta hằng ngày. Cái vô cùng thậm thâm ấy nó chuyển hóa lòng người, là kim chỉ nam cho các vị Thiền sư khi cần bảo vệ Phật pháp và đất nước thì họ hy sinh tính mạng của mình mà không biết tự ngã.

Nhìn bên ngoài, đọc những câu kinh Phật có lắm người chê. Chê rằng: các ông thầy chỉ biết chuông mõ, đọc lên những câu kinh Phật, thấy rõ cả một hơi tiêu cực, yếm thế, bi quan! Thế nhưng họ quên đi rằng tại sao lại có những vị Thiền sư yêu đạo yêu đời như Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận, như Vạn Hạnh đến thế! Làm sao lại có những vị đã hy sinh cao cả, đã đem lại vinh dự không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn làm vinh dự cho dân tộc Việt Nam như Bồ-tát Thích Quảng Đức đến thế! Thế mới biết rằng đằng sau cái nhìn có vẻ tiêu cực, Phật giáo có một sức mạnh vô cùng tích cực. Đó chính là một câu hỏi mà ngày hôm nay cũng còn nhiều người đang đặt ra và đang suy nghĩ về nó. Họ nói: không biết tại sao khi đọc trong kinh Phật, không thấy câu nào nói đến yêu nước hết, chẳng có chữ nào nói đến Tổ quốc hết, thế nhưng tại sao lại có những vị Thiền sư lại làm nên việc mà thiết tưởng trong chúng ta ít mấy ai làm được? Thế cho biết nơi mỗi con người chúng ta từ trong bản chất, theo như đức Phật gọi: "Tất cả mọi người đều có tính Phật", cái tính Phật đó nó gồm đủ các nghĩa đại từ bi, đại trí tuệ, đại giải thoát, đại hùng lực. Nhưng cái tính Phật đó đồng thời nó cũng bị những cái tính chúng sinh như: tham, sân, si, ngã mạn, tật đố, hẹp hòi, nhỏ mọn, ích kỷ, che lấp. Khi đã bị những cái tiêu cực đó nó che khuất, nên cái tính tích cực bị chôn vùi mà không phát triển ra được. Do đó phải đọc kinh, học kinh, tụng kinh để tiêu diệt tính tiêu cực tham, tiêu cực sân, tiêu cực si, tiêu cực ngã mạn, tật đố... Khi mà những cái tiêu cực đó đã tiêu đi thì tự nhiên tính tích cực bộc lộ ra, không cần nhắc tới nó cũng bộc phát.

Mặt trời vẫn sáng nhưng bị làn mây khuất lấp, khi làn mây tan đi thì mặt trời tự sáng, không cần đòi hỏi ánh sáng mặt trời thì mặt trời cũng tự sáng. Chính những điều đó đã cắt nghĩa cho chúng ta, giải đáp các câu hỏi: tại sao đọc những câu kinh Phật thấy có vẻ bi quan yếm thế, nhưng đến khi làm những việc tích cực thì rất lớn lao?

Trong thời đức Phật, Ngài cũng dạy cái đạo lý tương tợ như thế. Có những kẻ ngoại đạo đến chỉ trích đức Phật rằng: "Ổ, ông Phật, ông cứ đi truyền bá cái Đạo phá hoại sự sống, truyền bá cái Đạo hư vô, người ta nói như vậy có đúng không thưa ông?"- Đức Phật trả lời: "Đúng đấy! Ta truyền bá cái Đạo phá hoại sự sống, nhưng là cái Đạo phá hoại sự sống tham lam, phá hoại sự sống ích kỷ, phá hoại sự sống tật đố và truyền bá cái Đạo hư vô, nhưng là Đạo hư vô tính xấu, hư vô hành động ích kỷ, hư vô hành động phá hoại. Đây chính là cái Đạo ta truyền". [Tăng Chi, Phẩm thắng Tri Tham – HT. Minh Châu dịch]

Nếu như không nghiên cứu chúng ta sẽ chấp chặt cái hư vô phá hoại đời sống, rồi chúng ta cũng sẽ mang một cái lầm như các nhà ngoại đạo kia gán lên cho là lời dạy của đức Phật. Vì lẽ đó cho nên cần phải có người nghiên cứu Phật học để phát huy cái cao cả, phát huy cái sáng suốt, cái tinh hoa trong kho tàng giáo lý đức Phật, để sửa sai những cái hiểu lầm, những cái hiểu không đúng, đã, đang và sẽ có hại đối với đạo Phật chúng ta.

---o0o---

Source: www.buddhismtoday.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2015(Xem: 6644)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
22/01/2015(Xem: 10066)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
08/01/2015(Xem: 7854)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 8707)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 8059)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 11161)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 14647)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 14737)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 11008)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7299)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567