Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược đàm Bách Pháp Minh Môn Luận

23/01/201506:21(Xem: 6401)
Lược đàm Bách Pháp Minh Môn Luận
 

hoa cuc (10)

 LƯỢC ĐÀM BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN
Tác giả:Trần Cam Hoàng
Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Từ Hán ngữ hiện đại sang việt ngữ)


 

     Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.

     Hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, Đức Phật chứng ngộ được đạo quả dưới cây Bồ đề, ngài đã tư duy rằng: “Kì lạ thay, kì lạ thay, tất cả chúng sanh đều có giác tánh trí tuệ như Phật, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà không được giác ngộ” . Từ đó về sau, ngài luôn giáo hóa chúng sanh, giáo lý ấy lấy sự chứng ngộ bản tâm thanh tịnh làm mục đích. Đó là bản thể chân như thanh tịnh bất động, do từ vô thủy đến nay bị vô minh che lấp mà chịu cảnh sanh diệt sống chết. Cho nên, nhà Phật có hai môn tánh và tướng đều khai thị nghĩa lý chứng ngộ Phật tánh. Hai tông môn có phương tiện khác nhau: Pháp Tánh Tông thì trực nhập, thấu triệt chân lý, chứng ngộ bản tánh chân như. Pháp Tướng Tông thì từ hiện tượng sanh diệt đi vào chứng ngộ bản thể chân như. Với ý nghĩa: “Chân như không hai đường, phương tiện có nhiều pháp môn”, cả hai pháp môn không có cao thấp, nhưng tùy thuận căn cơ chúng sanh thành có sai biệt trong phương pháp tu tập.

     Pháp tướng tông từ hiện tượng sanh diệt mà phân tích và quy nạp, thể chứng bằng khả năng quán chiếu có hệ thống và thứ lớp, thích ứng với đại đa số căn cơ của con người. Nhưng nghiên cứu pháp tánh tông cũng phải dựa vào học lý danh tướng của pháp tướng tông. Nhân đó, nên nghiên cứu Phật học đối với pháp tướng tông phải có nhận thức tổng quát hai môn. Pháp tướng tông lấy Duy thức tông làm đại biểu, trong đó một trăm pháp là phần then chốt để nghiên cứu Duy Thức. Các pháp có nhiều vô lượng vô biên, muốn biết rõ hết thì giống như xuống biển đếm cát, không thể suy lường được. Đức Phật quy nạp tất cả Pháp thành tám vạn bốn ngàn pháp, Bồ tát Di Lặc quy nạp tất cả pháp thành sáu trăm sáu mươi pháp, Bồ tát Thế Thân quy nạp tất cả pháp thành một trăm pháp. Một trăm pháp đó bao quát sáu trăm sáu mươi pháp và hàm chứa tám vạn bốn ngàn pháp. Cho nên biết rõ một trăm pháp này là biết vạn pháp trong vũ trụ.

     Bách pháp minh môn luận phá trừ quan niệm của học phái khác đã thiết lập bảy mươi lăm pháp, còn nói rõ nhân vô ngã, do vọng chấp thấy ngoài tâm có pháp. Ngay trong quán chiếu mỗi mỗi pháp mà đạt hai món vô ngã, chứng nhập giáo nghĩa đại thừa. Chủ yếu của Bách pháp minh môn luận không ngoài phần đầu tiên của bộ luận “Như Thế Tôn dạy tất cả pháp vô ngã”. Trong câu đó có hai điểm quan trọng là: “Thế nào là tất cả pháp” và “Thế nào là vô ngã”. Đây là tổng quát của bộ luận, toàn bộ luận giải không ngoài hai ý đó.

     Thế nào gọi là tất cả pháp? Pháp là quỹ sanh vật giải, nhậm trì tự tánh. Quỹ sanh vật giải có nghĩa là vạn pháp đều có phạm vi và quy tắc của nó, chính nhờ quy tắc và phạm vi này mà nhận thức được các pháp rõ ràng. Nhậm trì tự tánh là vạn pháp đều có khả năng duy trì năng lực với nguyên tắc tồn tại của nó. Do năng lực tồn tại này mà con người hiểu rõ quy tắc vận hành các pháp. Ví dụ như một tách trà thì phải có vật thể và nguyên tố cấu tạo thành, cho nên tách trà phải có khả năng duy trì tồn tại tự thân của nó, nếu không chúng ta làm sao mà chúng ta nhận thức được tách trà. Phạm vi vật thể là như vậy, tư tưởng tinh thần cũng không ngoài nguyên tắc ấy. Cho nên khảo sát tường tận tất cả hiện tượng sự vật trong thế giới, từ tinh thần đến vật chất, pháp thế gian và xuất thế gian, hữu vi và vô vi đều không ngoài từ “Pháp”. Vậy ý nghĩa pháp là tất cả, bao hàm tất cả, nếu nói rộng ra thì hết đời kiếp cũng không thể nói đủ. Nay lấy năm nhóm trong trăm pháp mà thâu nhiếp tất cả pháp, vạn pháp không ngoài phạm trù của năm nhóm này. Thế nào là năm món, một là tâm pháp, hai là tâm sở hữu pháp, ba là sắc pháp, bốn là tâm bất tương ưng hành pháp, năm là vô vi pháp. Bốn nhóm đầu thuộc pháp hữu vi, nhóm thứ năm thuộc pháp vô vi. Lấy Tứ diệu đế mà nói thì khổ đế, tập đế và đạo đế thuộc hữu vi, diệt đế thuộc vô vi. Nếu lấy năm uẩn mà nói, sắc uẩn thuộc về sắc pháp, thọ uẩn là biến hành tâm sở thọ, tưởng là biến hành thành tâm sở tưởng, hành là biến hành tâm sở hành. Hành là bốn mươi chín tâm sở ngoài thọ và tưởng, còn có đến hai mươi bốn món trong bất tương ưng hành pháp. Thức uẩn là tám loại tâm pháp trong một trăm pháp.

      Nay đem trăm pháp trong duy thức ra để trình bày như sau: Tâm pháp có tám thức là: Thức của mắt, thức của tai, thức của mũi, thức của lưỡi, thức của thân, thức của ý, mạt na và A lại da. Tám thức  này đối với vạn pháp giống như ông vua của một nước, cho nên còn có tên gọi là: Bát thức tâm vương. Vạn pháp đều từ tám thức này mà phát hiện cho nên gọi là: Nhất thiết tối thắng. Thức có nghĩa là hiểu biết và phân biệt. Năm thức đầu, mỗi thức nương vào mỗi căn để nhận thức năm đối tượng cảnh trần tương ưng. Thứ thứ sáu nương vào ý căn liên hệ và nhận rõ năm trần cảnh, công năng ý thức là: Ngũ câu ý thức; Ý thức còn duyên vào các hình ảnh bên trong tâm, nên còn có công năng nữa gọi là: Độc đầu ý thức, có khả năng duyên quá khứ, hiện tại và tương lai. Ma na thức tức là thức thứ bảy, từ vô thủy đến hiện tại luôn chấp kiến phần của A lại da thức làm tự ngã. Thức thứ tám tức là A lại da thức còn gọi là tạng thức, có khả năng chứa tất cả các chủng tử, thức này bị tất cả các chủng tử huân tập mà thành, còn bị thức thứ bảy chấp vào. Tất cả bảy thức trước đều y vào thức thứ tám mà tồn tại, cho nên cả tám thức không rời A lại da.

     Tâm sở pháp và tâm pháp làm duyên với nhau mà sanh khởi như người hầu theo chủ. Tâm sở hữu pháp phân thành sáu nhóm, một biến hành có năm, hai là biệt cảnh có năm, thứ ba là thiện có mười một, bốn là phiền não có sáu, năm là tùy phiền não có hai mươi, sáu là bất định có bốn. Biến hành là: Tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư. Biến khắp tất cả tính thiện, ác, vô kí và tất cả mọi địa (Chín địa trong ba cõi), duyên đến quá khứ, hiện tại, vị lai và tất cả tâm, một niệm trong tám thức tâm vương đều đủ năm biến hành.

     Biệt cảnh là mỗi duyên khác nhau duyên mỗi cảnh khác nhau, có thể tự khởi tác dụng, không nhất thiết năm yếu tố đều cùng khởi tác dụng, biệt cảnh có: Dục, thắng giải, niệm, định và tuệ. Biệt cảnh có thể thông luôn ba pháp, cái gọi là mười một món thiện, khả năng trong hiện đời này và đời khác theo duyên thuận và nghịch. Hết thảy phiền não có hai mươi sáu, cho nên thường gây xáo động và não loạn thân và tâm. Bất định có bốn, có thể là thiện và có thể là bất thiện.

     Sắc pháp có mười một, là do sáu căn và sáu trần tương nhiếp với nhau. Đây là chỗ tâm và tâm sở biến hiện. Năm căn, năm trần gồm địa, thủy, hỏa, phong tổng hợp thành, có thêm pháp trần thứ sáu, có hình bóng của năm trần và tướng phần của tâm sở biến hiện. Tất cả đó đều do chủng tử của tám thức hiện ra bản chất của tướng phần, sau khi mỗi thức theo duyên hiện lên hình ảnh của tướng phần. Vì vậy nên cùng một thế giới mà mỗi loài chúng sanh thấy các tướng trạng cảnh giới không giống nhau. Trong đó có cái chung trong cái riêng biệt, có cai riêng trong cái chung. Giống như loài người không ai hoàn toàn giống ai, con người có tứ chi và năm giác quan, nhưng hình thể chi tiết và cảm tính có thể khác nhau. Ở đây quy nạp thành mười một pháp, tất cả cảnh giới khách quan bên ngoài đều không ngoài tính chất sắc pháp này.

     Tâm bất tương ưng hành pháp gồm có: Đắc, sanh, trụ, lão, thời, phương, số….tổng cộng gồm hai mươi bốn pháp. Tất cả đều do ba loại: Tâm, tâm sở và sắc pháp đối chiếu sai biệt sản sanh ra tri giác sai lầm. Như phương vị là hai vật hoặc hơn hai cái trở lên, có tính tương đối thêm vào cảm giác tâm pháp mà sản sanh ra quan niệm, quan niệm này là hư vọng không thật. Hằng ngày, chúng ta thường bị hai mươi bốn món tâm bất tương ưng này trói buộc, được thì vui, mất thì buồn khổ, sống chết, hợp tan cũng đều như vậy. Hơn nữa, lại còn không biết các pháp được và mất, tụ và tán, sống và chết, vô thường, số mục, phương, vị; tất cả là giả dối, đều do tâm, tâm sở và sắc pháp đối chiếu mà sanh ra tri giác sai lầm.

     Trên đây bốn loại trong sắc pháp, tâm pháp đều là sanh sanh diệt diệt không có ngừng nghỉ, cho nên nó gọi là hữu vi pháp. Nương vào pháp hữu vi này mà chúng ta giả lập pháp vô vi. Ở đây không phải ngoài pháp hữu vi mà thành lập pháp vô vi, toàn thể hữu vi là vô vi, giống như phá trừ tính sai biệt của sóng và nước, vì chúng là một thể mà thôi. Ở đây sáu pháp vô vi là giả lập, chẳng phải chân thật, đã là vô vi thì một không thể có huống gì là có sáu pháp?

     Thế nào là vô ngã? Một là quan niệm chủ tể, hai là duy nhất không biến đổi; có nhân vô ngã và pháp vô ngã. Nay xét trong tám pháp của tâm pháp, mỗi tâm vương sanh diệt trong từng sát na, trước sau không có tự thể, hiện tại không an trụ lấy gì mà có thực ngã. Tám thức thâm vương đều không rời A lại da, đều là do những chủng tử bên trong thức hiện hữu. Nếu chấp A lại da làm thật ngã và thật pháp, tức là chấp thường và không biến đổi, tức là từ vô ngã quan niệm thành chủ tể hay. Hơn nữa, thứ thứ tám từ vô thủy đến nay thừa kế cái nghiệp nhân đã tạo từ kiếp trước nên chịu luân hồi trong sáu đường. Có kiếp từ cõi trời, có kiếp cõi ngạ quỹ và cõi súc sanh đều do nghiệp lực dẫn dắt mất hẳn khả năng tự chủ, đời đời kiếp kiếp biến đổi vô cùng như vậy. Nhân làm người thì thọ báo thân người, nhân làm súc sanh thì thọ thân súc sanh, biến đổi hình dạng như vậy không có tự chủ, làm sao mà có thật ngã và thật pháp; nên biết cả tâm pháp vô ngã.

     Tâm sở hữu pháp làm bạn với tâm pháp, cùng theo nhau sanh khởi, như người hầu theo ông chủ, nếu tâm pháp sanh thì sanh, tâm pháp diệt thì diệt, tâm pháp không thực huống gì tâm sở hữu pháp. Hơn nữa, năm mươi mốt pháp tâm sở mỗi pháp đều niệm niệm sanh diệt tương tục, chẳng có cái nào là thật ngã, cho nên phải hiểu là tâm sở hữu pháp là chẳng phải thật ngã. Sắc pháp đều là do tâm, tâm sở biến hiện, A lại da thức hiện trước bản chất của tướng phần, mỗi thức nắm bắt và theo duyên lại hiện ra ảnh tượng tướng phần. Nếu như ở trong mộng có thể thấy sơn hà đại địa, mừng, giận, thương và  khoái lạc; sau khi tỉnh mới biết đó là mộng huyễn. Sơn hà địa đại trong mộng đó, nếu nói không thì sao nó xuất hiện, nếu nó có thì khi tỉnh ngủ rồi thì chúng đi về đâu? Nên biết đó là do tâm thức hiện ra. Con người trên đời giống như đang trải qua một giấc mộng lớn, giả dối không thật. Lại nữa, khi gặp cảnh thuận thì như hoa rừng vui cười, vừa lòng thỏa dạ; gặp cảnh nghịch thì cỏ cây phải chịu theo cảnh đau thương và bấn loạn. Thử hỏi cỏ cây vì sao mà phải đau thương? Hoa rừng làm sao mà biết vui cười? Đây chính là do tâm sở hữu pháp biến hiện. Sắc pháp là từ tâm pháp, tâm pháp không thật, vậy thì sắc pháp làm sao mà thật có? Bất tương ưng hành pháp là sắc pháp, tâm tương đối sai biệt mà có quan niệm. Như “Đắc” (Được) tức sự vật khách quan có trước, thêm vào đối lập tâm pháp mà sanh quan niệm “Đắc”, lại không biết đây là do sắc tâm đối chiếu sai biệt mà sanh tri giác sai lầm. Vậy sắc tâm đều là giả, vậy bất tương ưng hành pháp là thật hay sao?

     Vô vi pháp là đối với hữu vi mà lập vô vi, đây vẫn là danh ngôn giả lập, hữu còn chẳng phải ngã, vậy vô làm sao gọi là thật ngã. Nên biết trong một trăm pháp không có pháp nào là thật có, đều là duy thức biến hiện, từ cái thấy hư vọng của chúng ta mà lầm tưởng là thật có. Tất cả pháp rõ ràng thật nghĩa là vô ngã vậy.

     Trăm pháp này trong đời sống sinh hoạt hằng ngày chúng ta thể hiện rất nhiều, vì nó tóm hợp tất cả mọi hiện tượng tâm lý, cũng là hiện tượng tâm lý vật lý cơ bản nhất của tất cả mọi người, do đây có thể biết rõ chính mình và người khác. Chúng ta đối nhâ xử thế, hóa độ chúng sanh nếu không biết cơ bản về tâm lý nhất thì không thể thuận lợi. Hơn nữa môn này đối với sự tu tập của bản thân có sự giúp ích rất lớn. Thông thường tiêu chuẩn đạo đức của các học thuyết khác rất mơ hồ, khó có thể thẩm định để thực hành. Trăm pháp này y cứ thánh giáo tổng hợp, nói rõ có mười một pháp thiện và hai mươi sáu loại phiền não. Căn cứ vào đây chúng ta có thể lấy làm tiêu chuẩn thiện ác và quán chiếu hằng ngày. Ở đây chẳng phải chỉ pháp hành trong thế gian mà còn là công năng xuất thế gian. Nếu chúng ta ở trong trăm pháp quán chiếu tường tận sẽ đạt được nhân vô ngã và pháp vô ngã, đây là điều mà kinh bát nhã nhấn mạnh: “Quán chiếu năm uẩn đều không vượt qua tất cả khổ não”. Kinh Kim Cang cũng có nói: “Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai”. Cho nên trăm pháp này bao quát thế gian và xuất thế gian, là con đường tu từ phàm phu đến bậc thánh, là căn bản của sự tu hành. Cho nên người học Phật phải nên học bộ môn này./.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 6316)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 10513)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 7598)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6272)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5282)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 9118)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567