Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hướng về miền Tịnh Độ

27/09/201309:41(Xem: 5980)
Hướng về miền Tịnh Độ
A_Di_Da_Phat_5

HƯỚNG VỀ MIỀN TỊNH ĐỘ


Nhụy Nguyên

Phật có 84 ngàn Pháp môn. Pháp vốn “bình đẳng, vô hữu cao hạ”; “không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”. Nhưng ở thời Mạt pháp, Tịnh độ tông là diệu dụng. Mục đích tối thượng đạt giải thoát, tâm phải tuyệt tĩnh bình lặng. Các tổ sư xưa và những pháp sư được xem là Bồ tát tái lai hiện thời hầu hết đều giảng về Tịnh độ. Lời của Phật Thích Ca:Thời Chánh Pháp người ta thành tựu pháp thiền quán, trong thời Tượng pháp, người ta thành tựu pháp thiền định và trong thời Mạt pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh độ. Và khi thuyết Vô Lượng Thọ kinh Ngài đã nhắc nhở, đến thời Diệt pháp thì chỉ còn lại 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật”.

Người tu bước vào vườn Kinh điển Đại thừa nhất thiết không thể bỏ qua câu: “A Di Đà Phật uy thần quang minh, tối tôn đệ nhất, thập phương chư Phật sở bất năng cập”. Phật Thích Ca còn tôn A Di Đà là “Phật trung chi vương”. Thế nên đến Bồ tát Văn Thù cũng cầu sanh về Cực lạc. Trong 13 tổ Tịnh độ tông, có đến 7 vị từng là tổ của các pháp môn khác; đặc biệt Ngài Long Thọ được tôn làm tổ của 8 pháp môn mà chặng nước rút cuộc đời cũng hướng về Tây phương thế giới. Phật Di Lặc hiện tại Đâu Suất nội viện tương lai đến Ta bà hóa độ cũng không ngoài 4 chữ A Di Đà Phật mà truyền giảng.

Tây phương Cực lạc quốc, tầng thấp nhất mà người sơ cơ may mắn lên được là “Phàm thánh đồng cư độ”, tức mới là học sinh tiểu học của Phật. Nhưng điều tối thắng là ở đấy có vô lượng thời gian để tiếp nhập thêm các tầng cao hơn, không bị trôi lăn vào sáu nẻo luân hồi. Có thể so sánh với các nấc thang trong trò chơi. “Ai là triệu phú”, khi trả lời đúng năm câu hỏi, hoặc mười, nếu có sai tiếp cũng không rơi xuống (hưởng lợi) ở câu số 6 hoặc câu số 1. Cũng chính vì nghĩ tu niệm Phật cũng chỉ là “học sinh tiểu học” nên nhiều người nhầm cho pháp môn này dễ dãi, không theo.

Dễ hay không phải hành mới rõ. Yếu chỉ quan trọng bậc nhất lúc niệm Phật là phải nghe rõ từng chữ đã niệm (dẫu là niệm thầm). Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật cho đánh một tiếng chuông và hỏi A Nan có nghe không. A Nan trả lời có; bấy giờ Phật không cho đánh chuông, lại hỏi có nghe không. A Nan bảo không. Phật giảng: không phải không nghe, mà là nghe cái không nghe. Tham khảo thêm Trường Trung Đạo của Bồ tát Long Thọ: “Nếu Thực Thể không có thì Phi Thể lấy gì mà được gọi là Phi Thể chứ?”. Lúc ta niệm Phật không ra tiếng nhưng chú tâm sẽ nghe được; nghe rõ ràng, câu niệm Phật ấy mới được tính điểm. Ban đầu thử thực hành niệm (nghe được) ba lần nối nhau mà không ý niệm tốt xấu xen lộn, rồi thực hành lên năm lên mười niệm một lần. Tiến tới nối nhau câu niệm Phật không vọng tâm, đến lúc không còn biết đến niệm nữa mà chỉ nghe “A Di Đà Phật” nối nhau vô tận… Niệm Phật ai cũng có thể công phu suốt ngày đêm: đi đứng nằm ngồi, hễ không phải dùng trí não thì câu niệm Phật tự động bật lên. Làm được vậy xem như chớm bước trên miền Tịnh độ. Quyết chí niệm đến nhất tâm bất loạn, đạt Tam muội thì Tây phương Cực Lạc thế giới hiện bày. Trần gian có xảy ra đại nạn cũng không mảy may tác động đến mình. Sanh tử do ngã bất do thiên.

Chết là một chuyến đi dài. Sợ chết bởi ta quá nhiều ham muốn dính mắc không thể dứt mà lại chẳng có “lộ phí” dắt lưng - ấy là đức và 6 chữ hồng danh nằm lòng. Gom đủ hành trang rồi, chết được chuyển lên cõi trang nghiêm vạn lần; ở đó có thể nhìn thấy người thân, nhìn thấy chúng sanh thiếu may mắn hơn và trong khả năng có thể, giúp đỡ được họ. Còn không chúng ta với họ là một, cùng lấm bết trong dương trần, cõi âm hay lạc trong ác đạo thì có gặp nhau trong một nhà cũng chẳng thể nhận ra; lại sân hận giết chóc nhau, tiếp tục tơ tướp trong nhiều nhiều kiếp nữa và mong chi gặp Phật.Cái sự thiếu nhân duyên này (vì không gieo thiện căn), có người đứng bên hố địa ngục, được Bồ tát nhắc hãy niệm Phật giải bớt nghiệp họ cũng thà gieo vào chảo dầu sôi. Với thời gian ngắn ngủi, đời người như bọt biển, “như mộng huyễn bào ảnh”, trong mắt của chư Phật Bồ tát ta thực đang bén lửa.

Không nhanh nhanh chuyên trì niệm Phật sẽ hóa “linh hồn”. Phật thuyết trong kinh Phạm Võng: “Linh hồn đi đầu thai từ loài nầy qua loài kia xuyên qua tất cả những hình dạng từ đá sỏi, thảo mộc, cầm thú, và những người tính tình khác nhau”.“Có tất cả bao nhiêu chúng sanh, nào sinh trứng, nào sinh thai, nào sinh nơi ẩm ướt, nào hóa sinh, nào có hình sắc, nào không hình sắc, nào có tưởng, nào không có tưởng, nào chẳng phải có tưởng, nào chẳng phải không có tưởng…” (kinh Kim Cương Bát Nhã). Hiếu thắng sẽ nghiêng về A tu la, si muội nghiêng về súc sanh, tham tài vật ăn uống thì nghiêng về ngạ quỷ… Kinh ví như cái cây, lúc cây [người] bị chặt [chết] ắt đổ về phía đã nghiêng sẵn ấy. Trải qua hàng ức kiếp, lội qua vô số loài không ngoại trừ địa ngục mới thấy hào quang phóng chiếu cuối đường hầm.

Tôi và nhiều người đã đốt hết chín mươi phần trăm thời gian vô ngần quý giá để tạo nên những lâu đài cát. Công sức biển trời của con dã tràng trong một giây bị sóng nghiệp lực xóa sạch. Lòng sân hận của giống loài trên hành tinh cộng lại tạo nên sóng thần cùng bao thiên tai ác chướng. Khoa học đã đo được mức độ biểu cảm nhạy bén của nước. Nếu ta hòa ái với nước, bức ảnh chụp nước kết tinh đẹp như hoa tuyết; nếu sân hận và sử dụng nước phí phàm khinh khi, kết tinh chụp được xấu như một quả chín thối. Cơ thể người nước chiếm từ 50-70%, là “nói” lên điều gì? Tác phẩm Vạn vật của Vũ trụ Hồng trần của giáo sư Eddington đưa ra một kết luận: “Nếu chúng ta loại bỏ hết các khoảng trống không trong thân thể con người và góp lại những chánh điện tửđiện tửcủa con người làm thành một khối, thì xác thân của chúng ta chỉ còn nhỏ bằng hạt bụi, phải dùng kính phóng đại mới vừa đủ thấy mà thôi”.Ngạc nhiên chưa.

Hiểu Bát Nhã, hiểu bản thể của nước, con người sẽ trân trọng bản thân mình hơn, yêu thương mình và yêu thương mọi người hơn. Chúng ta không bắt cái thân giả tạm này luôn bị tra tấn bởi bia rượu quá liều, không phải lơ ngơ trong các chất gây nghiện như ma túy cần sa. Yêu bản thân không phải tỉa tót, chăm chút từng milimet da thịt, không phải tô son điểm phấn và không được phép ai vấy bẩn lên mình. Biết yêu bản thân là giữ tâm trong sạch, “chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành”, ngày đêm tưởng nhớ Phật, lạy Phật, niệm Phật, ngày đêm nguyện nếu mất thân này sẽ được sanh về Tây phương Cực lạc. Thể tướng từ đó đẹp ra, thân vô bệnh, phúc vào nhà; lấy tướng ấy phúc ấy tiếp tục hành thiện trong lặng lẽ và nên xóa dấu, tức biết vun đức thành núi. Phước ấy cộng với sự buông bỏ cùng triệt, chuyên trì niệm Phật, cửa Không đã mở đón họ ngay tại ngũ trược ác thế.

Cõi nhân gian như một giấc mộng lớn. Nhưng chúng ta từ mê lại tạo thêm nhiều cảnh mê nữa để hoan lạc. Tôn vinh xướng họa phần con, nhấn dìm phần người. Nên tồn tại có đời người mà tích nghiệp cho muôn đời không ra khỏi mê lộ của tâm. Tìm lại chân như chính là biết yêu người khác và mở rộng đến cả loài vật. Một đạo sư Ấn Độ trong tác phẩm rất ngắn nhưng quan trọng nhất của mình cũng đã triệt ngộ chơn tánh khuyên nhủ người đời: “Nếu người đó thật sự có điều xấu mà con nghĩ, thì con đang làm cho nó mạnh hơn và nuôi dưỡng tính xấu đó; và như vậy con đang làm cho bạn con trở nên xấu xa thay vì tốt lành hơn”.Liễu nghĩa ấy, người tu sẽ luôn nghĩ thiện về tha nhân để họ được tốt hơn. Đó cũng chính là nướctrong ta lên tiếng đòi “nhân quyền”. Nước biết được đáp ánlà công trình tiến bộ vĩ đại; tác giả là tiến sĩ Masaru Emoto, nhận xét: “Tâm của bạn tốt, vạn vật tự nhiên cũng sẽ tốt; tâm của bạn không tốt, vạn vật tự nhiên cũng sẽ không tốt”.Được vậy chính tâm phàm có cơ duyên khế hợp với tâm Phật: “Ngoài ta ra tất cả đều là Phật”.

Nếu ai đó lấy một triết gia, một nhà văn lẫy lừng hay một siêu sao làm thần tượng, bất chấp đạo lý loay xoay cố vươn cho bằng họ để “đứng trên mọi người” thì âu chỉ là sự tụt hậu vĩnh viễn. Tất cả vũ trụ nằm trong tâm. Phải hướng vào nội giới. Câu khắc trên ngưỡng cửa Thánh Điện Delphes: “Ngươi hãy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết vũ trụ và các vị Thượng Đế.Nếu không khám phá nội giới thì cũng bằng ta đang lấy ngao lường biển, “nhún dây tư tưởng vào cõi vô tận”. Không thấu lý ba la mật, không muốn hành đạo mà chỉ chuyên sâu soi Phật pháp bằng trí, dễ nhìn nhận thái tử Tất Đạt Đa, vua Trần Nhân Tông là những hiện tượng chán bỏ trần gian; thiền sẽ làm mất cảm xúc và theo đó Phật giáo phiêu du trong một cõi quá xa biệt hồng trần.

Có gì lạ khi một đứa trẻ không học lại thông thạo các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp, hay là một thiên tài âm nhạc. Có gì lạ khi nhân loại tìm thấy những thành phố chìm dưới đại dương. Một cơn đại hồng thủy có thể sẽ bóp méo trái đất, chỗ cao lún xuống chỗ trũng trồi lên. Cộng nghiệp của nhân loại càng gia hạn, “lãi” càng cao, con người càng khó có cơ hội “trả nợ”. Không xa nữa rồi chúng ta sẽ chết! Lúc đó “ta” sẽ nhìn lại xác thân của chính ta từng ngày một thối rữa, con mắt nở ra lồi ra rồi nổ bụp; lúc đó, “ta” mới thực sự sáng nhãn căngiữa cái cảnh giới đang đứng trở nên mù mịt tăm tối lạ lùng. Tịnh tâm niệm Phật khắc khắc ngày nối đêm không lui sụt, tức ta đang bắt sóng với nước Phật; càng chuyên tâm tinh tấn sóng ấy càng mạnh, càng không nhiễu loạn. 4 chữ kim cương “A Di Đà Phật” niệm ngay lúc đã thấy này mà không gác lại đến hôm mai sẽ cứu vớt ta sanh về Tịnh độ nếu tin sâu luân hồi nhân quả thường hằng bất biến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2010(Xem: 5619)
Phật dạy: “Nếu có người niệm Phật, nên biết người này cùng với Văn Thù Sư Lợi không khác” Thứ nhất định tâm thiền; Thứ hai là chế tâm thiền; Thứ ba chân thiền; Thứ tư phương tiện tùy duyên thiền; Thứ năm tức nhị biên phân biệt thiền.
12/10/2010(Xem: 5177)
Sự kiện ra đời của đức Phật để đem lại an lạc cho con người và cuộc đời, đã được Ngài đề cập trong nhiều kinh: "Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì lòng thương tưởng cho đời". Với lý tưởng đó, Ngài đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian lao, bằng những kinh nghiệm của tự thân để cuối cùng tìm được con đường đi ra khỏi khổ đau. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm tu học của đức Phật được ghi lại trong kinh Thánh Cầu (số 26, Trung Bộ I).
11/10/2010(Xem: 7363)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
04/10/2010(Xem: 4816)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý không phải với mục đích khuyến khích làm điều kiện để hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc,thiên đường, nhưng để giúp con người thoát khỏi dòng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).
03/10/2010(Xem: 5641)
Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp -khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh- lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ “.
01/10/2010(Xem: 6352)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 7408)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
24/09/2010(Xem: 5037)
Tất cả chúng sinh mong ước được vui vẻ, không ai mong cầu buồn rầu. Phật Pháp dạy những phương pháp để xa lánh khổ đau và đạt đến an lạc. Phật Pháp mà chúng ta thực tập là, nói một cách chữ nghĩa, là điều gì đấy ôm ấp chúng ta. Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc.
21/09/2010(Xem: 4413)
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình – không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]