Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 09: Ba cương lĩnh của hành môn

14/12/201206:20(Xem: 5109)
Chương 09: Ba cương lĩnh của hành môn

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương 9
Ba cương lĩnh của hành môn


Trongkinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy cho chúng ta ba cương lĩnh của hành môn:

1. Khéo giữ khẩu nghiệp, không chê lỗi của người khác.

Điều này bao hàm ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Về ba nghiệp thân, khẩu, ý, trong kinh Vô Lượng Thọ,Đức Phật đặt khẩu nghiệp lên hàng đầu. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh rấtdễ tạo tội từ khẩu nghiệp; cho nên, chúng ta phải hiểu rõ về khẩu nghiệp. Phần trên tôi đã kể câu chuyện cho các vị nghe rồi, vị pháp sư đến sau bịa đặt gây chuyện, phá hoại hai vị pháp sư giảng kinh, ly gián hai vị này với thính chúng nên ông ta bị đọa địa ngục A-tỳ một nghìn támtrăm vạn năm mới thoát khỏi địa ngục được làm người thì bị mù bẩm sinh suốt năm trăm đời, vẫn còn không biết bao nhiêu đời phải chịu cảnh bần cùng, thấp kém; sau đó mới được thân người bình thường. Qua câu chuyện này, chúng ta mới biết tạo khẩu nghiệp thật đáng sợ.

2. Khéo giữ thân nghiệp, không phạm luật nghi.

3. Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.

Ba câu nói này là cương lĩnh chung của hành môn, chúng ta phải nhớ kỹtrong tâm. Tất cả kinh, luận đều nói rất kỹ ba điều cương lĩnh này, dạychúng ta trong cuộc sống thường ngày, trong công việc, trong giao tiếp phải làm thế nào để thực hành ba cương lĩnh này.

Trào lưu tư tưởng của con người hiện đại là đi tìm cái mới, tìm sự thay đổi, mong cầu nhanh chóng; đây là trào lưu của thời hiện đại. Tư tưởng này trong Phật pháp có hay không? Trong Phật pháp Đại thừa có, nhưng thích hợp thì không dễ dàng. Nếu như bồ-tát Sơ học cũng có quan niệm này, muốn tìm cái mới, muốn tìm sự thay đổi, muốn cầu cho nhanh chóng thì rất dễ đi trên con đường sai lầm mà tự mình không biết. Như thế thì người nào mới có thể làm được? Trong kinh Đức Phật nói bồ-tát Huệ hạnh, pháp thân Đại sĩ làm được, vì tâm của các ngài thanh tịnh, trítuệ sáng suốt.

Tâm chúng ta không thanh tịnh, trí tuệ mờ mịt, sống trong phiền não mà theo quan niệm tìm cái mới, tìm sự thay đổi, cầu cho nhanh chóng thì chắn chắn là có hại. Vì thế, Bồ-tát Sơ học tốt nhất là đi theo con đườngcác của vị đại đức xưa kia đã đi. Chúng ta phải biết rõ, Phật giáo truyền đến Trung Quốc hai nghìn năm. Hai nghìn năm về trước đã lưu hành ởẤn Độ một nghìn năm. Trong ba nghìn năm, bất cứ người nào đi theo đườngcũ, thực sự vâng theo lời Phật dạy, không ai mà không thành tựu. Những người chạy theo những điều mới lạ, chúng ta thấy chẳng có người nào thành công. Điều này thật đáng để chúng ta nghĩ kỹ mà phản tỉnh.

Phật pháp và thế gian pháp không giống nhau, lý luận và phương pháp cũng khác nhau. Rốt cuộc, đời này chúng ta có muốn ra khỏi sinh tử luân hồi không? Đây là điểm then chốt của sự tu hành, nếu thật sự muốn thoát sinh tử, ra khỏi sáu đường luân hồi, chúng ta phải xem trọng lời Phật dạy. Muốn cầu giải thoát, muốn thực hành thì phải tinh tấn thực sự làm cho bằng được lời Phật dạy thì đời này chúng ta mới có hi vọng thành tựu.

Điều nào Đức Phật dạy chúng ta làm thì phải làm nghiêm túc; điều nào Phật cấm chúng ta không nên làm thì tuyệt đối không nên làm; đó mới là đệ tử của Phật, là đệ tử ngoan của Ngài. Nếu chúng ta mang danh là đệ tửPhật mà không làm theo lời Phật dạy thì chỉ là hữu danh vô thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2011(Xem: 4031)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đức và trí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
01/06/2011(Xem: 3937)
“ Khi trung hữu của thời điểm chết xuất hiện tôi nguyện buông bỏ những ái luyến và những chấp thủ tâm ý, và nguyện tinh tấn không tán loạn trên đạo lộ mà những chỉ giáo làm sáng tỏ. Tâm đã phóng chiếu vào vô vi hư-không-xứ, đã li biệt cách tuyệt với thân, với thịt và máu, tôi sẽ tuệ tri tâm thì vô thường và như huyễn. ” Liên Hoa Sinh , Tử thư Tây Tạng.
31/05/2011(Xem: 3409)
Phật giáo là một chân lý thực tại[1]; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
30/05/2011(Xem: 3113)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trườngtrang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếutrong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước ti
29/05/2011(Xem: 3498)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạch và sáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
19/05/2011(Xem: 4504)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
18/05/2011(Xem: 3573)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
15/05/2011(Xem: 4265)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
14/05/2011(Xem: 6978)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/05/2011(Xem: 12066)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567