Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Nội dung và sự sắp đặt của tác phẩm này

21/07/201207:45(Xem: 9734)
01. Nội dung và sự sắp đặt của tác phẩm này

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
có so sánh với tiếng Nhật

II. Dẫn nhập

1. Nội dung và sự sắp đặt của tác phẩm này

Tác phẩm nầy nhằm mục đích giúp bổ túc cho sự thiếu thốn, mà cho đến nay những tài liệu cốt yếu thuộc về tín ngưỡng lớn nhất của Phật Giáo Nhật Bản thuộc “Tịnh Độ Giáo” vẫn chưa được phổ biến hoặc chỉ nằm ở hình thức nơi tiếng Đức cổ xưa.

Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. Với ý định nầy, tiểu sử với những bối cảnh phía sau những văn bản nầy phải được làm sáng tỏ; cho nên ở chương thứ 2 và chương thứ 3 sẽ giới thiệu về việc truyền thừa Tịnh Độ giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa rồi đến Nhật Bản cùng với sự biến đổi sẽ được giới thiệu ngắn.

Hình thức tuyển chọn những bài văn chỉ có giới hạn, mà lại yêu cầu có sự toàn hảo thì quả là điều vô vọng. Mục đích của quyển sách nầy là để phổ biến những tài liệu trình bày về nhiều mặt của giáo lý để bổ túc cho nhau. Như vậy những điểm chính yếu khác nhau về nội dung của những bản văn, cũng như những loại bài đại diện khác đã được quan tâm. Bên cạnh “những tác phẩm hàn lâm” như thủ bút của Thân Loan về Giáo, Hạnh, Tín, Chứng cũng sẽ được trở thành đại chúng hóa và những lá thư cũng đã được giải bày. Đây là một trong những điều cốt yếu về sự thành tựu của Phật Giáo Tịnh Độ, vì đã truyền bá đến với quần chúng và tìm cách làm cho họ hiểu được giáo lý Phật Giáo.


Sự sắp đặt góp nhặt từng điểm một:

Chủ yếu của bài văn đầu tiên là “lời dạy cuối cùng” của vị sáng Tổ Tịnh Độ Tông, Ngài Pháp Nhiên (1133–1212); trong ấy lời dạy của Ngài đã được tóm lược lại.

Bài văn thứ hai “tam bộ kinh đại ý” sẽ hiểu rõ 3 kinh nầy qua Ngài Pháp Nhiên và ở đó xây dựng được tổng thể về niềm tôn kính Đức Di Đà (Xem chương tiếp sau).

Bài văn thứ ba là “Chánh tín niệm Phật kệ” xuất xứ từ đệ tử của Ngài Pháp Nhiên là Thân Loan (1173–1262); người chủ quan trọng nhất trong niềm tin nầy. Ngài đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về truyền thống của Tịnh Độ đồng thời giáo lý cũng chứa đựng một luận đề riêng biệt tối quan trọng.

Bài văn thứ tư được đưa ra là quyển “Duy Tín Sao văn ý” chỉ với đầu đề theo sự bình luận của Thân Loan viết chung thành “Duy Tín Sao” là một nghệ thuật đương thời. Trên thực tế, đây là những đoạn văn trích dẫn của Thân Loan để giải thích về những điểm chính và khái niệm về giáo lý của Ngài trong những chữ giản đơn cho những tín đồ chẳng có kiến thức cao.

Bài văn thứ năm chủ yếu là tác phẩm chính của Thân Loan về “Giáo, Hạnh, Tín, Chứng” và bài văn nầy vì vậy với phạm vi to lớn kia chỉ trích đoạn để đưa ra. Nơi đó những điều chính yếu của Thân Loan đã được trích ra để giải thích rõ ràng hơn. Trong khi phần lớn những nguồn được trích dẫn là sự hợp thức hóa quan điểm của Ngài và chỉ những trường hợp tuyển chọn quan trọng mới được dịch ra.

Bài văn thứ sáu là quyển “Thán Dị Sao”, khởi nguồn từ đệ tử của Ngài Thân Loan là Duy Viên. Ở trong đó một vài điểm có thể - nghĩa là sự thật, lấy từ những lời dạy sai khác của Thân Loan được sửa đổi lại. Điều nầy cho thấy rằng những sự khó hiểu kia đi chung với niềm tin mới về sau như thế nào?

Đoạn cuối của phần sưu tập là những thư từ và “ lời dạy cuối cùng” do Nhứt Biến (1239-1289), sáng Tổ của Thời Tông gom lại. Nơi đó đã trình bày những điểm khác nhau về những lời dạy của Chi nhánh nầy về truyền thống Tịnh Độ của Nhật Bản.

Để hoàn thành tác phẩm nầy nên lưu ý trong lời tựa với mục đích dẫn nhập, vào những bản văn và phải hiểu rằng nó không phải là sự nghiên cứu riêng thuộc về lãnh vực khoa học, vì vậy không có phần ghi chú. Trong phần dịch thuật của ghi chú với mục đích chính là giải thích những khái niệm không đơn giản để cho những người không phải là những nhà Phật học hoặc ngay cả những người không phải là Nhật Bổn học có thể hiểu được văn bản. Nếu thảo luận một cách rộng rãi tiếp tục tham cứu thêm những bài vở khác thì khuôn khổ của quyển sách sẽ quá mức; cho nên rất tiếc là phải được bỏ đi. Những danh từ chuyên môn được bổ sung với sự giải thích bằng từ ngữ ở cuối quyển sách nầy; bao gồm những danh từ gốc Nhật ngữ cũng như cách phiên âm.

Sự ghi âm những chữ Nhật được thực hiện qua cách Hepburn (chữ La Mã). Vì lý do kỹ thuật nên dấu ngang phải thay thế bằng dấu hiệu “^”. Những chữ Hán được viết lại theo lối phiên âm (Bình Âm) và những chữ Ấn Độ thì theo cách thông dụng trong Ấn Độ học. Ở nơi một vài danh từ chính (“Ein Herz”, “Ursprüngliches Gelöbnis”) các tỉnh từ được viết lớn ở đầu để nhấn mạnh đây là một khái niệm và ý nghĩa của nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 7304)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
13/10/2010(Xem: 5658)
Phật dạy: “Nếu có người niệm Phật, nên biết người này cùng với Văn Thù Sư Lợi không khác” Thứ nhất định tâm thiền; Thứ hai là chế tâm thiền; Thứ ba chân thiền; Thứ tư phương tiện tùy duyên thiền; Thứ năm tức nhị biên phân biệt thiền.
12/10/2010(Xem: 5225)
Sự kiện ra đời của đức Phật để đem lại an lạc cho con người và cuộc đời, đã được Ngài đề cập trong nhiều kinh: "Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì lòng thương tưởng cho đời". Với lý tưởng đó, Ngài đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian lao, bằng những kinh nghiệm của tự thân để cuối cùng tìm được con đường đi ra khỏi khổ đau. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm tu học của đức Phật được ghi lại trong kinh Thánh Cầu (số 26, Trung Bộ I).
11/10/2010(Xem: 7423)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
04/10/2010(Xem: 4856)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý không phải với mục đích khuyến khích làm điều kiện để hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc,thiên đường, nhưng để giúp con người thoát khỏi dòng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).
03/10/2010(Xem: 5684)
Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp -khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh- lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ “.
01/10/2010(Xem: 6410)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 7474)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
24/09/2010(Xem: 5087)
Tất cả chúng sinh mong ước được vui vẻ, không ai mong cầu buồn rầu. Phật Pháp dạy những phương pháp để xa lánh khổ đau và đạt đến an lạc. Phật Pháp mà chúng ta thực tập là, nói một cách chữ nghĩa, là điều gì đấy ôm ấp chúng ta. Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc.
21/09/2010(Xem: 4453)
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình – không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]