Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Họ đã nghĩ như thế

09/04/201311:38(Xem: 14754)
Họ đã nghĩ như thế

HỌ ĐÃ NGHĨ NHƯ THẾ

Nguyên Tác: SEE IN THE WAY

Bản việt ngữ: GIÁC NGUYÊN

144hodanghinhuthe

LỜI GIỚI THIỆU

Người Tây Phương đã có những công trình nghiên cứu đạo Phật một cách qui mô vào cuối thế kỷ 19. Những học giả người Anh, người Đức, tiêu biển nhất là những hội viên của Pali Text Society và Royal Asiatic Academy đã để lại những dịch phẩm, tác phẩm mà đến nay vẫn mang giá trị to lớn cho Phật học thế giới. Một số cá nhân đi xa hơn trở thành những tu sĩ Tây phương tại các quốc gia Phật giáo. Họ tìm thấy môi trường tu tập tuyệt vời khi sống giữa những người Phật tử Á Đông.

Cuối thế kỷ thứ 20, lịch sử Phật giáo sang trang một cách bất ngờ. Khởi nguồn từ một vùng đất nghèo cằn cỗi của vùng đông bắc Thái Lan, tỉnh Ubonrachathani. Ngày ấy vị thiền sư tiếp một khách Tăng trẻ từ xa đến xin được tham học đạo thiền. Đó chỉ là lời khẩn khoản bình thường. Nhưng chính vị khách Tăng không giống bất cứ thiền sinh nào đã đến cầu pháp từ trước. Là một người Hoa kỳ, sau khi tốt nghiệp đại học ông đã chọn phục vụ trong chương trình Peace Corp. Nhân duyên đưa đẩy ông tiếp xúc với đạo Phật, sau đó trở thành Tăng sĩ Phật giáo. Nghe danh Ngài thiền sư, vị tu sĩ người Mỹ nầy đến xin được hướng dẫn. Câu trả lời của vị thiền sư là: “Được, nhưng với điều kiện là phải chấp nhận sự đối xử như bao người khác chứ không có một biệt đãi nào.” Câu nói chừng như vô tâm ấy về sau đã nở hoa kết trái. Kéo theo là một loạt những người ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia khác biệt ngôn ngữ, văn hóa cùng tìm về tu học. Họ học Phật,. tu thiền khách quan không qua ảnh hưởng của văn hoá địa phương. Là người mới vào đạo, họ chân thành tinh tấn. Ngày nay những tu viện của học rãi rác ở Âu Châu,Bắc Mỹ và Úc châu đã xây dựng nền tảng cho tổ chức Tăng lữ Tây Phương. Họ học ở Đông phương rất nhiều mà cũng có nhiều điều để chúng ta học lại ở họ. Người Phật tử Việt tại các quốc gia tự do chắc hẳn có nhiều lợi lạc qua những kinh nghiệm quí báu ghi chép trong quyển sách này.

Nguyên tác được thực hiện như một sưu tập những tùy bút của nhiều Tăng sĩ. Dĩ nhiên không có dụng ý sáng tác một tác phẩm văn học. Tuy vậy đọc bản dịch chúng ta sẽ thưởng thức được bút pháp tài hoa của người chuyển ngữ. Điều này chắc chắn làm tăng phần giá trị của tác phẩm.

Mặc dù dịch giả có hơn mười tác phẩm, dịch phẩm đã thực hiện, đây chỉ mới là công trình thứ hai được xuất bản tại Hoa Kỳ. Ước mong bản dịch này sẽ tạo thiện duyên cho những công trình khác sớm được xuất bản. Tin rằng độc giả xa gần cùng chia sẻ tâm trạng náo nức chờ đợi ấy của chúng tôi sau khi đọc quyển sách này.

Pháp Luân, mạnh đông Kỷ Mão

Sa Môn Thích Hộ Giác

LỜI NGƯỜI DỊCH

Cuốn sách được chọn dịch, ấn hành (tại Việt Nam) rồi sửa chữa, tái bản ( tại Hoa Kỳ) chỉ vì một nội dung giáo lý dễ đọc, có thể không làm phiền ai hết. Sách được viết thiệt thà, với tinh thần trách nhiệm và không hề đứng trên một lập trường nào để sung bái hay đạp đổ ai. Đó chẳng là những gì mà từng người chúng ta vẫn mong đợi đấy sao?

Cuốn sách được chuẩn bị tái bản, vào một ngày giáp đông. Ngồi giữa trời đất Phương Tây đọc lại từng trang sách của những tác giả Tây Phương viết về Phương Đông, trong một thoáng mơ hồ, tôi đã thấy mình có lỗi. Lỗi với Đời vì chưa hề đem vào cõi phù sinh này một đóng góp nào. Lỗi với Đạo vì manh áo truyền thừa trên vai chỉ vừa đủ che kín những vọng niệm hãy còn trùng điệp. Và có lỗi với chính mình vì đã nửa đời vẫn chưa có nổi một đạo nghiệp; dấn thân không tìm ra chỗ đến, quy ẩn không có được một chốn về.

Những trang sách này thật ra đã đề nghị với tất cả chúng ta một nếp sống không lầm lỗi, không hối hận. Giữa cõi vô thường, gì cũng ngắn ngủi, mong manh. Hãy cầm lấy cuốn sách như một ngọn lửa sưởi ấm và chia sẻ. Cuộc đời đã bắt đầu vào Đông rồi đó. Tuyết đã rơi trên những tim người, gió đã lùa qua những lòng người. Thiên niên kỷ mới sắp đến, chúng ta lại đang đi vào một mùa đông khác…

Houston, mùa đông 99.

Dịch giả cẩn bút

---o0o---

Vi tính: Kim Thư. Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 4125)
Khổ khổ là một trong tam khổ [1]luôn xảy ra trong cõi Ta Bà này. Khổ là sự bất an, sự đau đớn, sự thống thiết, sự kêu gào, sự chịu đựng, sự bấn loạn, sự cay điếng, sự tan nát, sự chấn động, sự đả thương …
02/04/2013(Xem: 5219)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa). Vì pháp Duyên khởi là nguyên lý cơ bản và thiết yếu của sự giác ngộ. Đức Phật thành Phật là do Ngài chiêm nghiệm hai mặt lưu chuyển và hoàn diệt của nguyên lý 12 Duyên khởi mà thành tựu. Trong kinh A-hàm đức Phật nói: "Thế nào là nguyên lý Duyên khởi? Nghĩa là do duyên với Vô minh mà Hành khởi sinh, dù Phật có ra đời hay không ra đời, nguyên lý ấy vẫn thường trú, vẫn an trú trong pháp giới.
02/04/2013(Xem: 6297)
Tu có nghĩa là sửa. Tu rất khó, khó nhất là tu tại gia, cho nên có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Ở chùa có nhiều thiện duyên nên tương đối dễ tu. ở chợ lại khó tu hơn một chút vì phải giữ lòng ngay thẳng, không gian manh lường cân tráo đấu; ở nhà lại khó hơn nữa vì bạn ác rủ rê làm ta dễ bị sa đọa.
02/04/2013(Xem: 20557)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa, giáo nghĩa ẩn số vô cùng cao thâm mầu nhiệm, không ngoài mục đích triển khai tri kiến của Phật để chúng sanh tiến tu đạo nghiệp sớm được chứng quả vô thượng bồ đề. Bộ kinh này được lưu truyền sâu rộng trong nhân gian, được nhiều thọ trì đọc tụng, được nhiều dịch giả phiên dịch ra nhiều thứ tiếng, và cũng được rất nhiều học giả nghiên cứu, chú thích, giảng giải, yếu giải v.v...
01/04/2013(Xem: 4885)
Khi thấy được mọi sự trên thế gian này chẳng khác nào những vỏ chuối khô vất bỏ thì bạn sẽ không còn bị dao động, chán nản, và đau khổ trước vô vàn sự đến và đi của mọi sự vật trên thế gian -- dầu là vui hay buồn. Nhận thức được điều này bạn sẽ thong dong trên đường giải thoát.
01/04/2013(Xem: 4669)
Bức thông điệp đó là "Tứ Diệu đế" (Catvàriaryasatyàni), Bốn Sự thật (The truth), bốn Chân lý về con người và sự hiện hữu của con người. Nó cũng là con đường biện chứng thực tại mà qua đó con người có thể vươn đến một đời sống hạnh phúc chân thực ngay tại cuộc đời này.
29/03/2013(Xem: 5855)
Phật giáo là ánh sáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sáng ấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tật đố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống an vui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tính vô ngã vị tha ...
29/03/2013(Xem: 6009)
Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có hai cửa vào đạo là Chân thật môn và Phương tiện môn. Chân thật môn là con đường chính, nhưng chỉ có Phật mới đi vào con đường này được ...
24/03/2013(Xem: 5961)
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si. Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử. Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát ái. Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
23/03/2013(Xem: 4849)
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. (Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]