Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

05/04/201110:36(Xem: 4689)
Phần 5

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỰ THẬT
Lời dịch: Ông Không
Nguyên tác: ON TRUTH J. Krishnamurti

5

Từ quyểnNói chuyện Cuối cùng tại Saanen

Ngày 21 tháng bảy năm 1985

V

ậy thì sự thật là gì? Có một việc như là sự thật hay không? Liệu rằng có một việc như thế, một sự thật tuyệt đối, không thể thay đổi được, mà không còn lệ thuộc vào thời gian, môi trường sống, truyền thống hiểu biết, điều gì Phật đã nói, điều gì một ai đó đã nói, hay không? Từ ngữ không là sự thật. Biểu tượng không là sự thật. Con người không là sự thật. Do đó không có tôn sùng cá nhân. K không quan trọng chút nào cả. Vì vậy chúng ta đang tìm kiếm sự thật là gì. Liệu có sự thật. Và liệu có cái gì vượt khỏi thời gian. Sự kết thúc của tất cả thời gian. Và họ đã nói rằng thiền định là cần thiết để tìm được nó – đúng chứ? Để có một cái trí yên lặng. Chúng ta sẽ tìm hiểu việc đó.

Thiền định là gì? Từ ngữ đó theo từ điển có nghĩa là suy nghĩ sâu sắc. Suy xét cẩn thận. Và cũng vậy nó có một nghĩa lý khác hẳn: đo lường, cả tiếng Phạn lẫn tiếng La tinh và vân vân, thiền định có nghĩa không chỉ là suy nghĩ sâu sắc, suy xét cẩn thận mà là còn có khả năng đo lường – đúng chứ? Mà có nghĩa là so sánh, dĩ nhiên. Không có đo lường nếu không có so sánh. Vì vậy liệu rằng bộ não có thể được tự do khỏi đo lường hay không? Không phải đo lường bởi thước kẻ, bởi cây thước, kí lô mét, dặm, nhưng bộ não được tự do khỏi tất cả đo lường của trở thành và không trở thành, của so sánh và không so sánh. Bạn hiểu chứ? Liệu rằng bộ não có thể được tự do khỏi hệ thống đo lường này hay không? Tôi cần đo lường để may một bộ quần áo. Tôi cần đo lường để đi từ đây đến một nơi khác. Khoảng cách là đo lường, thời gian là đo lường. Ồ, cố gắng lên. Bạn hiểu chứ? Vì vậy liệu rằng bộ não có thể – không phải là cái trí, chúng ta sẽ nói vắn tắt về sự khác biệt giữa cái trí và bộ não sau – liệu rằng bộ não có thể được tự do khỏi đo lường hay không? Đó là so sánh – không có so sánh chút nào cả. Đây là thiền định thực sự, cho bộ não hoàn toàn được tự do. Liệu rằng có thể được, đang sống trong thế giới hiện đại, kiếm tiền, nuôi dưỡng con cái, ái ân, mọi nhiễu loạn, sự thô tục, cảnh huyên náo đang xảy ra nhân danh tôn giáo. Không hiểu người ta có thể được tự do khỏi tất cả những chuyện đó hay không? Không phải với mục đích đạt được điều gì đó. Bạn hiểu chứ? Được tự do.

Vì vậy thiền định không phải là thiền định có ý thức, bạn hiểu rõ điều này chứ? Nó không thể là thiền định có ý thức, tuân theo một hệ thống, một vị đạo sư, thiền định tập thể, thiền định theo nhóm, thiền định đơn lẻ, theo phương pháp của Zen, Phật, Ấn độ giáo, bạn biết rồi, nó không thể là một hệ thống bởi vì lúc đó bạn luyện tập, luyện tập, luyện tập, và bộ não của bạn trở nên mỗi lúc một đờ đẫn, mỗi lúc một máy móc. Vậy là liệu rằng có một thiền định mà không có phương hướng, mà không có dụng ý, không có ý thức, hay không? Hãy tìm ra.

Điều đó đòi hỏi một năng lượng, chú ý, đam mê lớn lao. Không phải là thèm khát dục vọng quyền hành, đó chỉ là . . . Rồi thì chính cái năng lượng, đam mê đó, sự mãnh liệt của nó là yên lặng. Không phải là yên lặng được lên kế hoạch trước. Nó là sự yên lặng mênh mang này mà trong đó thời gian, không gian không còn. Rồi thì, có cái đómà không tên tuổi, mà thiêng liêng, vĩnh hằng.

__________________________________________________________


Từ quyểnNói chuyện Cuối cùng tại Saanen

Ngày 25 tháng bảy năm 1985

N

gười hỏi: Làm thế nào bộ não bị giới hạn của chúng ta có thể nắm bắt được cái không giới hạn, mà là vẻ đẹp, tình yêu, và sự thật? Nền tảng của từ bi và thông minh là gì, và liệu nó có thể thực sự hiện diện – liệu nó có thể thực sự xảy đến cho mỗi người chúng ta – và liệu nó có thể thực sự trở thành hay hiện diện cho mỗi một người chúng ta?

Krishnamurti: Làm thế nào bộ não bị giới hạn của chúng ta có thể nắm bắt được cái không giới hạn, mà là vẻ đẹp, tình yêu và sự thật? Nền tảng của từ bi và thông minh là gì? Và liệu rằng nó có thể thực sự bỗng nhiên ập vào mỗi người chúng ta? Đúng chứ? Câu hỏi rõ ràng phải không?

Làm thế nào bộ não bị giới hạn của chúng ta có thể nắm bắt được cái không giới hạn? Nó không thể, bởi vì nó bị giới hạn. Ngay khi chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa, chiều sâu của chất lượng của bộ não và nhận ra sự thật, sự thật không là ý tưởng, nhận ra sự thật rằng những bộ não của chúng ta bị giới hạn bởi hiểu biết, bởi những đặc tính riêng, bởi kỷ luật đặc biệt, bởi lệ thuộc vào một tổ chức, vào chủ nghĩa quốc gia và mọi chuyện như thế, mà theo căn bản là tánh tư lợi, được ngụy trang, được che giấu, dưới mọi loại – những áo choàng, những vương miện, những lễ nghi. Theo bản chất, giới hạn này tồn tại khi có tánh tư lợi. Điều đó quá hiển nhiên. Khi tôi quan tâm đến hạnh phúc riêng của tôi, đến thành đạt riêng của tôi, đến thành công riêng của tôi và mọi chuyện chung quanh nó; chính tánh tư lợi đó giới hạn chất lượng của bộ não và năng lượng của bộ não – đúng chứ?

Và vì chúng ta đã giải thích, không phải rằng người nói là một người chuyên môn về bộ não mặc dù ông ta đã nói chuyện với nhiều người về nó, những nhà chuyên nghiệp. Nhưng bộ não là bộ não, không phải những bộ não của họ, nhưng bộ não của bạn và bộ não của tôi. Bộ não đó trải qua hàng thiên niên kỷ, hàng triệu năm, đã tiến hóa trong thời gian, chết – đúng chứ? – và sự suy nghĩ. Nó đã tiến hóa. Tiến hóa có nghĩa là, phải vậy không, nguyên một chuỗi của những biến cố thời gian. Chúng ta đã là những con khỉ, bây giờ chúng ta là – mà đã phải mất hai triệu rưỡi năm, nhiều hơn hay ít hơn. Muốn sắp xếp tất cả những lễ nghi tôn giáo vào chung cần thời gian. Vì vậy bộ não đã bị quy định, bị giới hạn bởi ý muốn riêng của nó, đang tìm kiếm sự an toàn riêng của nó, đang gắn chặt vào nền quá khứ riêng của nó, nói rằng, ‘Tôi tin tưởng’, ‘Tôi không tin tưởng’, ‘Tôi đồng ý’, ‘Tôi không đồng ý’, ‘Đây là quan điểm của tôi’, ‘Đây là nhận xét của tôi’ – bằng tánh tư lợi. Dù nó ở trong hệ thống thứ bậc của tôn giáo, hay trong số những chính trị gia nổi tiếng, hay cái con người tìm kiếm quyền hành qua tiền bạc, hay là giáo sư với số lượng hiểu biết học vấn khủng khiếp, hay những vị đạo sư, nó đều là bộ phận của tánh tư lợi. Hãy đối diện với tất cả điều này.

Vì vậy bộ não của chúng ta trở nên rất, rất, rất nhỏ bé – không phải trong hình thể của nó hay kích cỡ của nó, nhưng chúng ta đã làm suy sụp chất lượng của nó mà có khả năng vô hạn. Đúng chứ? Vô hạn. Thế giới công nghệ đã tiến bộ, và bộ não cũng có khả năng vô hạn để đi vào bên trong rất, rất, rất sâu thẳm. Nhưng tánh tư lợi giới hạn nó.

Rất tinh tế khi khám phá cho chính mình nơi nào tánh tư lợi được che giấu. Nó có lẽ núp đằng sau một ảo tưởng, trong một ám ảnh, trong giả vờ, trong cái họ gia đình nào đó và mọi chuyện như thế. Hãy lật tung mọi cục đá, mọi cọng cỏ để tìm ra. Hoặc bạn phải mất thời gian để tìm ra, mà lại nữa trở thành một ngục tù, hoặc bạn chợt thấy sự kiện, nắm chặt nó, thấu triệt nó ngay tức khắc. Khi bạn có một thấu triệt trọn vẹn, nó bao phủ toàn bộ lãnh vực. Đúng chứ?

Vì vậy người đặt câu hỏi muốn biết, làm thế nào bộ não bị quy định có thể nắm bắt được cái không giới hạn, mà là vẻ đẹp, tình yêu và sự thật? Nền tảng của từ bi và thông minh là gì, và liệu nó có thể bất chợt ập vào chúng ta – mỗi người chúng ta hay không? Bạn đang mời mọc từ bi à? Bạn đang mời mọc thông minh à? Bạn đang mời mọc vẻ đẹp, tình yêu, và sự thật à? Bạn đang cố gắng nắm bắt nó à? Tôi đang hỏi bạn. Liệu bạn đang cố gắng nắm bắt cái gì là chất lượng của thông minh, từ bi, ý thức vô hạn của vẻ đẹp, hương thơm của tình yêu và sự thật đó mà không có con đường dẫn đến? Đó là cái gì mà bạn đang cố gắng nắm bắt? Đang mong muốn tìm được cái nền tảng mà nó cư ngụ phải không? Liệu bộ não bị giới hạn có thể nắm bắt được cái này? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ? Bạn không thể nào nắm bắt được nó, sở hữu được nó. Bạn có thể thực hành mọi loại thiền định, ăn chay, hành hạ bản thân bạn. Tất cả việc này đã được thực hiện. Khổ hạnh cực kỳ, mặc một mảnh vải, hay một cái áo choàng. Trong thời kỳ thánh Francis đang sống, các giáo sĩ trang phục rất thanh lịch. Và ở Assisi, thánh Francis nói rằng, ‘Không’ rồi khoác vào mảnh vải màu nâu và sợi dây buộc màu trắng. Bạn không nhận thấy tất cả điều đó sao? Nó kìa. Người giàu có không thể tìm ra sự thật, người nghèo khổ cũng không thể, và cả những người mà đã thề nguyền sống độc thân, giữ yên lặng, khổ hạnh và vân vân và vân vân và vân vân. Không người nào có thể tìm ra sự thật – đúng chứ? Tất cả những việc đó đều được quyết định, được liên tiếp sắp xếp vào chung bởi sự suy nghĩ; tất cả đều là sự vun quén của sự suy nghĩ có chủ tâm, của dự định cố ý. Như có một người đã nói với người nói, ‘Hãy cho tôi mười hai năm và tôi sẽ làm cho bạn gặp được Chúa’.

Vậy là bởi vì bộ não bị giới hạn, dù bạn có làm bất kỳ điều gì, ngồi bắt chân chéo nhau, ngồi tư thế hoa sen, chìm trong một trạng thái mơ màng, thiền định, đứng bằng cái đầu, hay một chân, hay bất kỳ điều gì bạn làm, bạn sẽ không bao giờ gặp nó. Từ bi không hiện diện bởi những việc này.

Vì vậy người ta phải hiểu rõ tình yêu là gì. Tình yêu không là cảm giác. Tình yêu không là vui thú, ham muốn, thỏa mãn. Tình yêu không là ganh ghét, hận thù. Tình yêu có đồng cảm, rộng lượng, tế nhị và vân vân. Nhưng tất cả những chất lượng đó không là tình yêu. Để hiểu rõ điều đó, để đến được điều đó đòi hỏi một ý thức trân trọng và sự hiểu rõ sâu thẳm của vẻ đẹp. Không phải vẻ đẹp của một người đàn bà hay của một người đàn ông, hay của một ngôi sao điện ảnh cùng những chuyện chung quanh nó. Vẻ đẹp không ở trong những hòn núi, trong bầu trời, trong những thung lũng, hay trong dòng sông đang chảy. Vẻ đẹp hiện diện nơi nào cái tôi không còn. Bạn có thể nhìn thấy những cái cây to lớn già cỗi từ ba đến năm ngàn năm ở California, và nhìn ngắm vẻ uy nghi của những cái cây đó rồi nói rằng, ‘Kỳ diệu làm sao đâu’, nhưng cái tôi ẩn nấp phía sau cái cây đó – đúng chứ? Vì vậy vẻ đẹp hiện diện chỉ khi nào có tình yêu. Và vẻ đẹp, tình yêu là từ bi. Không có mảnh đất cho từ bi, nó không có sẵn nơi nào và lúc nào bạn cần đến. Và vẻ đẹp, tình yêu, sự thật đó là hình thái tột đỉnh của thông minh. Khi có thông minh đó có hành động, sự rõ ràng, ý thức bao la của chân giá trị cao quý. Nó là cái gì đó không thể tưởng tượng được. Và cái đómà không thể được tưởng tượng, hay cái không giới hạn, không thể đặt vào từ ngữ. Nó có thể được diễn tả: Những người triết lý đã diễn tả nó, nhưng những người triết lý mà đã diễn tả không là cái đómà họ đã diễn tả.

Vậy muốn bất chợt bắt gặp trạng thái tuyệt vời này, phải không còn cái tôi, cái ngã, hoạt động vị kỷ, sự trở thành. Phải có sự yên lặng lạ thường trong người ta. Yên lặng có nghĩa trạng thái trống không của mọi thứ. Trong đó có không gian bao la. Nơi nào có không gian bao la nơi đó có năng lượng vô giới hạn, không phải năng lượng tư lợi, nhưng năng lượng vô giới hạn.

_____________________________________________________

BrockwoodPark, ngày 29 tháng 8 năm 1985

K

rishnamurti: [đọc ra một câu hỏi] ‘K nói rằng không có con đường dẫn đến sự thật’. Liệu bạn chấp nhận điều đó? ‘Liệu khả năng để thấy điều này ở bên ngoài tôi? Ý thức và phương tiện nhận biết của tôi hoàn toàn ở bên trong tôi. Làm thế nào không có bất kỳ phương tiện hoặc dụng cụ nào tôi có thể tiến hành hướng về mục đích không biết được? Cái gì sẽ cho tôi sự cần thiết, năng lượng, để chuyển động trong phương hướng này? Có quá nhiều vấn đề trong câu hỏi này.

Trước hết, đáp án không ở ngoài nghi vấn. Đáp án không ở ngoài vấn đề. Đáp án ở trong vấn đề, trong nghi vấn. Luôn luôn chúng ta đang cố gắng tìm được một đáp án gây thỏa mãn mà thuận tiện, hạnh phúc, vui thú, và vân vân, phía bên ngoài vấn đề. Liệu chúng ta có thể loại bỏ tất cả những tẩu thoát khỏi vấn đề, và cùng nhau nhìn ngắm vấn đề. ‘K nói không có con đường dẫn đến sự thật’. Tại sao bạn tin tưởng ông ta? Tại sao bạn chấp nhận nó? Tại sao bạn lặp lại nó? ‘K nói’. K là ai mà nói nó? Ông ta có quyền gì? Hay nó là một phản ứng? Bạn hiểu chứ? Chừng nào còn có những con người, họ đều có những quan điểm khác biệt. Vì vậy nó có lẽ không đúng thực. Chúng ta hãy tìm ra.

Có những con đường khác nhau của Thiên chúa giáo, những người Cơ đốc, những người Tin lành, và vô số những phân chia của giáo phái Tin lành. Và có con đường Phật giáo, vô số con đường tùy theo sự dạy bảo của Phật, mặc dù không bao giờ người ta thực sự biết Phật đã dạy bảo điều gì, hay Christ đã dạy bảo điều gì. Vậy thì, có những con đường Phật giáo của Tây tạng. Vậy là, có những con đường Thiên chúa giáo, Phật giáo, và Cơ đốc giáo, cùng những phân chia của chúng. Trước bạn, đã có tất cả những con đường dẫn đến sự thật này, dù nó có lẽ có nghĩa như thế nào, đến Thượng đế, đến khai sáng, đến giác ngộ, và vân vân; có hàng tá con đường. Làm thế nào bạn sẽ chọn lựa? Làm thế nào bạn sẽ chọn lựa con đường đúng đắn? Làm ơn hãy bảo cho tôi biết.

Khán giả: Ông phải tự biết về chính ông.

Krishnamurti: Người nào đó nói bạn phải biết về chính bạn. Vậy thì tại sao phải bận tâm về những con đường? Tại sao phải bận tâm về sự thật? Tại sao phải bận tâm về điều gì K nói? Tại sao bạn không biết về chính bạn? Và làm thế nào bạn sẽ biết về chính bạn? Trong cách nào? Làm thế nào bạn sẽ quan sát về chính bạn như bạn sẽ quan sát về chính bạn trong một cái gương? Nói quan sát về chính bạn rất dễ dàng. Socrates và những người Hy lạp cổ và trước họ những người Do thái cổ, và trước họ những người Ai cập cổ, và những người Ấn độ cổ, tất cả đã nói trong những cách khác nhau, ‘Hãy biết về chính bạn’. Và có những con đường này trước mặt chúng ta. Và tất cả chúng ta đều khao khát đạt được sự thật, dù nó là bất kỳ thứ gì. Và tất cả những con đường này đều dẫn đến cái đó. Cái đó có nghĩa sự thật bị cố định. Nó phải cố định, ngược lại sẽ không có con đường dẫn đến nó. Nó phải bất động, nó phải không chuyển động, nó phải chết, vậy thì có thể có những con đường dẫn đến nó. [Tiếng cười] Đừng, đừng cười, đây là điều gì chúng ta làm.

Vì vậy, nguời nào giống như K xuất hiện và nói, nhìn kìa, đừng bận tâm về những con đường; nó có lẽ như thể bạn đang ở trên một con tàu mà không có một bánh lái và bạn sẽ tìm được, di chuyển, học hành, tiếp tục đi. Không phải trở nên bất động và biến sự thật thành cái gì đó vĩnh cửu. Giống như sự liên hệ vĩnh cửu. Tôi quyến luyến người chồng, người vợ của tôi, tôi muốn nó được vĩnh cửu. Chúng ta không thừa nhận bất kỳ thay đổi nào. Và chúng ta luôn luôn đang thay đổi, cả thuộc sinh học lẫn thuộc tâm lý, nhưng tôi lại muốn ở cùng cái gì đó mà hoàn toàn gây thỏa mãn, vĩnh cửu, dài lâu, đang cho tôi sự an toàn. Và bởi vì tôi đã phát giác rằng không có sự an toàn thực sự, sau đó tôi có sự thật như thực thể vĩnh cửu mà hướng về đó tôi đang đi tới. Và có tất cả những đạo sư và những giáo sĩ, mà giúp đỡ bạn đi tới đó.

Vì vậy, người hỏi muốn biết: Những dụng cụ nào cần thiết để đạt được sự thật, mà là không con đường? Khoảnh khắc bạn có những dụng cụ bạn đã sáng chế con đường rồi. Liệu bạn thấy điều này? Khoảnh khắc tôi có một phương tiện để thực hiện điều đó, để đạt được cái đó, vậy thì phương tiện trở thành dụng cụ và tôi đã có sẵn sự thật mà hướng về đó tôi đang làm việc. Vì vậy, khoảnh khắc bạn có một dụng cụ, một phương tiện, một hệ thống, vậy thì bạn biết sự thật là gì; vậy là có một dụng cụ không có ý nghĩa gì cả. Liệu chúng ta thấy điều này? Hay điều này quá phi lý? Hay quá hợp lý? Phương tiện là kết thúc, phương tiện không khác biệt kết thúc.

Bạn nói, ‘Ý thức và phương tiện nhận biết của tôi hoàn toàn ở trong tôi’. Bạn có ý gì qua từ ngữ ý thức? Thú vị lắm khi bạn tìm hiểu tất cả điều này. Không chỉ hiểu rõ khả năng của bộ não riêng của nguời ta, nhưng còn cả thâm nhập. Bạn đào rất sâu để tìm dầu mỏ, trải qua mọi khó nhọc, và thậm chí chúng ta không dành ra một giây để thực hiện điều này trong chính chúng ta, cho chính chúng ta. Vì vậy chúng ta có ý gì qua từ ngữ ý thứcđó? Ý thức đó khác biệt ‘bạn’, khác biệt ‘tôi’?

Bạn có ý gì qua từ ngữ ý thức? Những quyển sách đã viết về nó bởi những chuyên gia. Và chúng ta không là những chuyên gia. Thượng đế cấm! Cùng nhau chúng ta chỉ đang thâm nhập, như hai người bạn. Bạn có ý gì qua từ ngữ ý thức? Mọi thứ mà bạn là, đúng chứ? Ý thức của bạn được cấu thành bởi tất cả nội dung của nó: tức giận, ghen tuông, trung thành, tin tưởng, lo âu, thèm khát, tất cả vô số trải ngiệm mà người ta đã có, tất cả tích lũy của tất cả những sự việc nhỏ nhen của sống, và tất cả phiền muộn, đau khổ, không an toàn, hoang mang, và sự ham muốn để tẩu thoát khỏi tất cả điều này, và tìm ra cái gì đó vĩnh cửu. Nó cũng là sự sợ hãi chết, và tìm hiểu có cái gì ở đó sau khi chết. Tất cả điều đó, mớ hỗn loạn này, là ý thức của chúng ta. Chúng ta ý thức của chúng ta. Và nội dung của ý thức tạo thành toàn bộ tổng thể của ý thức, dù nó là ý thức cao hơn, hay ý thức thấp hơn, hay sự ham muốn để mở rộng ý thức; nó vẫn còn ở trong lãnh vực của ý thức. Và ý thức đó là tôi. Không có ‘tôi’ nếu không có ý thức. Khi bạn nói ‘tôi’ là khác biệt, ý thức của tôi là khác biệt, vậy thì bạn có một trận chiến bởi nó, đấu tranh, xung đột, tất cả việc đó được sinh ra tiếp theo.

Vậy thì, câu hỏi của chúng ta là: Trước hết, liệu có thể tự-khám phá cho chính chúng ta nội dung, thấy nội dung? Việc đó khá dễ dàng – cách bạn chải tóc, những thói quen của ngôn ngữ, của suy nghĩ. Quá đơn giản khi quan sát những việc đó, và cũng vậy trở nên nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của người ta như là người Anh, người Pháp, người Nga, và vân vân. Cũng quá dễ dàng khi thấy những khuynh hướng tôn giáo khác nhau của chúng ta – Thiên chúa giáo, Tin lành giáo, Ấn giáo, Phật giáo, theo cái này hay cái kia – việc đó quá dễ dàng. Nhưng để vượt khỏi việc đó, chúng ta không cần một bộ đồ lặn, nhưng chúng ta phải thâm nhập rất sâu, và muốn thâm nhập rất sâu trước hết người ta phải hiểu rõ những sự việc hời hợt, và liệu có thể được tự do khỏi sự ảnh hưởng mà quy định chúng ta. Liệu có thể được?

Hãy tìm ra. Hãy làm việc. Trao trọn năng lượng vô hạn của bạn vào nó, bạn đã có sẵn năng lượng vô hạn, bạn không cần thêm nữa. Bạn phải mất nhiều năng lượng để đến đây. Nếu đầy kính trọng nguời ta có thể vạch ra, hãy sử dụng một chút trong số năng lượng đó để thâm nhập vào điều này. Khi bạn khao khát cái gì đó, bạn theo đuổi nó. Điều đó có nghĩa người ta không được biếng nhác, người ta phải có chút ít năng động. Và không có người nào sẽ giúp đỡ bạn, không dụng cụ, không công cụ, không người chỉ đường, không thứ gì sẽ giúp đỡ bạn. Bạn phải thực sự tuyệt vọng, để tìm ra sự thật. Tôi không hiểu liệu bạn hiểu rõ điều đó. Liệu bạn tuyệt vọng, thực sự vô vọng, điều đó có nghĩa không có sự giúp đỡ gì cả từ bất kỳ ai, bất kỳ quyển sách, bất kỳ con người, bất kỳ điều kiện. Khi bạn ở trong trạng thái của thực sự vô vọng đó, vậy là việc gì đó xảy ra. Vậy là, bạn bắt đầu thấy những sự việc.

Người hỏi muốn biết: Cái gì sẽ cho tôi sự cần thiết nhu cầu, năng lượng, để chuyển động trong phương hướng của sự thật. ‘Phương hướng của sự thật’ có nghĩa nó ở sẵn đằng đó rồi [tiếng cười]. Tôi không đang cười. Tôi không bất kính hay yếm thế, nhưng nó na ná như thế; khi chúng ta sử dụng những từ ngữ phương hướngnó có sẵn ở đórồi, nó được hình dung trước rồi, đang hiện diện ở đórồi bởi vì niềm tin của bạn hay người nào đó đã bảo cho bạn và vân vân. Thật ra, sự thật là một mảnh đất không lối vào. Và cái đó chỉ có thể hiện diện khi sự sợ hãi và mọi chuyện của nó không còn hiện diện.

Người hỏi: Tôi sợ hãi thay đổi. Nếu tôi thay đổi, điều gì sẽ xảy ra sau đó? Tôi kẹt cứng bởi nghi vấn này. Liệu ông có thể giải thích về nghi vấn này?

Krishnamurti: Rất sẵn lòng! Tôi sợ hãi thay đổi. Nếu tôi thay đổi, điều gì sẽ xảy ra sau đó? Tôi bị kẹt cứng bởi nghi vấn này. Tại sao người ta sợ hãi sự thay đổi? Bạn có ý gì qua từ ngữ thay đổiđó? Người ta đã sống trong ngôi nhà này bên kia bãi cỏ được gần hai mươi năm. Người ta bị quyến luyến đến căn phòng đặc biệt đó, đến đồ đạc đẹp ở đằng đó. Người ta bị quyến luyến. Điều đó có nghĩa điều gì bạn quyến luyến là điều gì bạn là. Vì vậy chúng ta sợ hãi thay đổi. Tôi quyến luyến đến căn phòng đó. Nhưng bất hạnh thay, người nói lại di chuyển rất nhiều.

Vậy là, từ ngữ đó hàm ý điều gì? Thay đổi từ ‘cái gì là’ sang ‘cái gì nên là’, đúng chứ? Đó là một thay đổi. Hay thay đổi tùy theo khuôn mẫu cũ kỹ của tôi nhưng vẫn còn phía bên trong khuôn mẫu đó, đi qua một góc của cánh đồng. Tôi nói tôi đã di chuyển, đã thay đổi, nhưng nó vẫn còn bên trong cùng cánh đồng rào bằng kẽm gai, vây quanh bởi chướng ngại. Đi về hướng bắc, hướng đông, hướng tây, hướng nam là thay đổi. Tại sao chúng ta sử dụng từ ngữ đó? Thuộc sinh học người ta được bảo có sự thay đổi liên tục trong chuyển động của máu huyết, một tế bào chết đi, một tế bào khác thay thế, một chuỗi những phân tử, và vân vân. Có sự thay đổi liên tục này đang xảy ra thuộc vật lý. Và chúng ta sợ hãi sự thay đổi. Liệu chúng ta có thể buông bỏ từ ngữ thay đổiđó? Thay đổi hàm ý thời gian – đúng chứ? Tôi là thế này, tôi sẽ thay đổi thành thế kia. Hay tôi đã là thế kia và biến cố nào đó sẽ đến, xảy ra, và biến cố đó sẽ thay đổi tôi, và vân vân. Sự thay đổi hàm ý một chuyển động trong thời gian, đúng chứ?

Vậy là, liệu chúng ta có thể xóa sạch những từ ngữ thay đổihay cách mạnghay chuyển đổi, tất cả những từ ngữ mà người nói đã sử dụng, vậy là chúng ta chỉ đối diện cùng ‘cái gì là’. Không phải ‘cái gì nên là’. Chỉ đối diện ‘cái gì là’. Tôi là tức giận. Đó là ‘cái gì là’. Tôi là bạo lực. Đó là ‘cái gì là’. Nhưng thuộc tôn giáo hay thuộc chính trị, để trở thành không-bạo lực là một thay đổi. Trở thành không-bạo lực khi tôi bạo lực phải tốn thời gian. Trong khoảng trống đó, tôi đang gieo những hạt giống của bạo lực. Tất cả điều đó quá đơn giản.

Vậy là, tôi vẫn ở cùng bạo lực, không có gắng thay đổi nó. Tôi là tức giận. Đó là một sự kiện. Không có những bào chữa cho sự tức giận. Tôi có thể tìm ra hàng tá những lý do bào chữa cho sự căm hận hay tức giận, nhưng tìm hiểu tại sao tôi tức giận lại là một tẩu thoát khỏi sự tức giận. Bởi vì tôi đã chuyển động khỏi nó. Thế là bộ não vẫn còn ở cùng ‘cái gì là’. Vậy thì hãy thấy điều gì xảy ra. Đó là, tôi ganh tị bạn. Thuộc cá nhân, không phải tôi. Tôi ganh tị bạn bởi vì bạn trông đẹp đẽ hơn, sạch sẽ hơn, có khiếu thẩm mỹ hơn, có một bộ não giỏi hơn. Từ sự ganh tị đó, căm hận nảy sinh. Ganh tị là bộ phận của căm hận. Ganh tị là bộ phận của so sánh. Tôi muốn giống như bạn nhưng tôi không thể. Thế là tôi trở nên khá thù địch, tôi cảm thấy hung tợn đối với bạn. Thế là tôi vẫn ở lại cùng ‘cái gì là’. Đó là, tôi thấy tôi là ganh tị. Nó đó kìa, tôi là ganh tị. Ganh tị đó không khác biệt tôi. Ganh tị tôi. Thế là, tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó. Tôi ôm chặt nó. Tôi ở cùng nó. Liệu bạn sẽ ở cùng nó? Không tẩu thoát, không tìm ra nguyên nhân, hay lý do, hay thoát khỏi nó. Tôi là ganh tị. Và thấy điều gì xảy ra. Trước hết, không có xung đột; chắc chắn, nếu tôi là ganh tị tôi là ganh tị. Sự xung đột chỉ hiện diện khi tôi không muốn là ganh tị.

Vậy là, nếu tôi ở lại cùng nó, tôi có năng lượng lạ thường. Năng lượng giống như ánh sáng được tập trung vào cái gì đó mà sau đó trở nên rất rõ ràng. Và bạn không sợ hãi, không kẹt cứng bởi cái rất rõ ràng. Nó là như thế. Tôi hy vọng bạn hiểu rõ.

Điều gì quan trọng trong ở cùng nó là không tẩu thoát, không tạo ra một nỗ lực, nhưng chỉ ở lại cùng ‘cái gì là’. Nếu tôi là người Anh, tôi ở cùng người đó. Hãy thấy điều gì xảy ra. Nó trở thành nông cạn làm sao. Xin lỗi nếu bạn là người Anh, tha thứ cho tôi – hay người Pháp, người Nga, hay bất kỳ người gì. Chính sự việc đó bắt đầu phơi bày toàn nội dung của nó.

Người hỏi: Làm thế nào người ta gặp gỡ sự hung hăng và sự tấn công thuộc tâm lý từ một người họ hàng thân thiết mà người ta không thể lẩn tránh? [Tiếng cười]

Krishnamurti: Làm thế nào người ta gặp gỡ sự hung hăng và sự tấn công thuộc tâm lý từ một người họ hàng thân thiết mà người ta không thể lẩn tránh? Liệu tất cả chúng ta đều giống như thế? Tôi không thể lẩn tránh vị đạo sư của tôi bởi vì tôi đã cam kết chính tôi đến ông ấy hay bà ấy và tôi đã giao tất cả tiền bạc của tôi cho họ. Đừng cười, điều này đang xảy ra lúc này.

Bị tấn công phần tâm lý, phía bên trong, có nghĩa gì? Khi bạn ở cùng một người họ hàng hay nguời bạn thân thiết, luôn luôn có áp lực thuộc tâm lý, phía bên trong, đang xảy ra giữa các bạn. Bạn biết tất cả điều này. Tôi không cần giải thích cho bạn. Luôn luôn đang cố gắng làm điều gì đó về người còn lại, đang tấn công một cách tinh tế, một cách vật chất, hoặc qua nói bóng gió, qua những từ ngữ, những cử chỉ khéo léo, bạn luôn luôn đang cố gắng dồn người còn lại vào một khuôn mẫu nào đó. Bây giờ, người hỏi muốn biết, ‘Người ta sẽ làm gì?’ Tôi đang sống với bạn trong cùng một ngôi nhà và bạn đang tấn công dồn dập tôi, không chỉ bằng những từ ngữ và những cử chỉ nhưng ngay cả một cái nhìn, một cảm giác khiêu khích, và vân vân. Bạn sẽ làm gì để không bị tổn thương, không bị xô đẩy loanh quanh thuộc tâm lý? Bạn có lẽ phụ thuộc vào người đó phần tài chánh. Bạn có lẽ phụ thuộc vào người đó vì vô số những lý do khác nhau. Và khoảnh khắc bạn phụ thuộc bạn trở thành một nô lệ. Khoảnh khắc bạn quyến luyến bạn là một người vất đi! Đừng nhìn vào bất kỳ ai khác, nhưng chúng ta hãy nhìn vào chính chúng ta.

Nếu tôi quyến luyến bạn như khán giả vậy thì tôi đã lạc lối. Vậy thì tôi phụ thuộc vào bạn cho sự thanh thản, sự thỏa mãn, danh tiếng của tôi, và cũng cho sự phát đạt phần vật chất của tôi. Nhưng nếu tôi không phụ thuộc bạn, tôi phải tìm ra tại sao tôi không phụ thuộc bạn. Điều đó có nghĩa không những không-phụ thuộc bạn, nhưng còn cả không-phụ thuộc bất kỳ thứ gì. Tôi muốn tìm ra liệu nó là đúng thực. Tôi có lẽ không tiết lộ nó cho người họ hàng thân thiết của tôi. Tôi muốn tự-tìm ra cho chính tôi liệu có thể, đang sống chung trong cùng căn phòng, cùng ngôi nhà, cùng người chồng, người vợ, người họ hàng, và vân vân, được hoàn toàn không gì lay chuyển nổi. Không phải dựng lên một bức tường quanh tôi; điều đó quá đơn giản. Tôi có thể dựng lên một bức tường quanh tôi và nói xin lỗi và lịch sự về nó, êm dịu về nó, và rất ân cần, nhưng nó vẫn còn là một bức tường. Điều đó có nghĩa sự giới hạn. Vì vậy, liệu tôi có thể sống nhạy cảm, và tuy nhiên không bị tổn thương? Nhạy cảm lạ thường, trong bất kỳ cách nào không đang phản ứng phụ thuộc sự quyến luyến của tôi? Hãy tiếp tục đi, hãy suy nghĩ ra. Và nếu người ta bị phụ thuộc một người khác phần tài chánh, điều đó trở nên rất nguy hiểm. Hầu hết chúng ta đều ở trong vị trí này.

Nếu tôi bị phụ thuộc bạn phần tài chánh, điều gì xảy ra giữa chúng ta? Vậy thì tôi bị khống chế. Không chỉ phần tài chánh, nhưng còn sâu xa hơn nữa. Liệu có thể sống cùng một người khác mà tôi phụ thuộc phần tài chánh và biết tôi bị phụ thuộc bởi vì tôi không thể làm điều gì khác? Tôi không thể bắt đầu một nghề nghiệp mới. Nếu tôi còn trẻ, tôi có thể, nhưng nếu tôi năm mươi, sáu mươi, hay thậm chí bảy mươi hay chín mươi; vậy thì tôi không thể bắt đầu một nghề nghiệp mới. Thế là, lúc đó tôi sẽ làm gì?

Vì vậy, tôi gạch một đường giới hạn của sự phụ thuộc ở đâu? Thuộc tâm lý, tôi sẽ không phụ thuộc. Đối với chính bản thân tôi, tôi sẽ không phụ thuộc bất kỳ ai, bất kỳ thứ gì, hay bất kỳ trải nghiệm quá khứ. Không có sự phụ thuộc. Nhưng nếu người ta phụ thuộc phần tài chánh, tôi gạch đường giới hạn ở đâu? Tôi phải chịu đựng nó bởi vì tôi không thể bắt đầu một trò chơi mới. Thế là, đường giới hạn đó sâu đến chừng nào? Liệu nó chỉ ở trên bề mặt? Hay đường giới hạn đó có chiều sâu vô cùng? Vì vậy điều gì quan trọng trong câu hỏi này, nếu người ta hiểu rõ nó một cách đúng đắn, là sự tự do. Tự do tuyệt đối cần thiết. Tôi phụ thuộc người đưa sữa, siêu thị, người đưa thư, và vân vân, nhưng ngược lại, thuộc tâm lý, tôi không phụ thuộc. Tôi phải rất rõ ràng về điều này.

Người hỏi: Vài người có vẻ nhặt nhạnh những mảnh của điều gì ông trình bày mà phù hợp những vấn đề hay lợi ích của họ và loại bỏ phần còn lại. Ông nói gì về điều này?

Krishnamurti: Tôi nói gì về điều này? Tôi không phải nói bất kỳ điều gì về nó. Bạn nóigì? Cùng nhau chúng ta dang giải quyết tổng thể của sống, không phải một mảnh của nó. Thế giới thuộc tâm lý là vô hạn, không chỉ những phản ứng vật chất và những đáp trả thần kinh, và những ký ức và vân vân. Đó là bộ phận của cấu trúc thuộc tâm lý, nhưng nó còn sâu thẳm hơn nhiều. Chúng ta đang giải quyết không chỉ với thế giới thuộc tâm lý nhưng còn cả với bạo lực đang tồn tại trong thế giới. Có sự bạo lực kinh hoàng đang xảy ra, đang giết chóc vì lợi ích của giết chóc, vì vui đùa của giết chóc, sự bạo lực không chỉ bằng khẩu súng nhưng còn cả sự bạo lực mà hủy diệt những con người khi họ vâng lời người nào đó. Làm ơn, đây là một chủ đề quan trọng. Đừng chỉ thâu nhận một phần của nói và nói rằng tôi đang chống lại quân đội. Chúng ta đang giải quyết toàn hiện tượng của sống, không phải những mảnh của nó như những người khoa học, những người bác sĩ, những người giáo sĩ, và những người giáo dục đang làm. Chúng ta quan tâm đến tổng thể thuộc sống của con người. Nếu bạn thích chọn những mảnh của nó, điều đó tùy bạn. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chúng ta quan tâm đến tổng thể của sống, không chỉ sống đặc biệt riêng của một người, nhưng còn cả sống của những con người khắp thế giới. Có sự nghèo đói vô hạn, không kể xiết mà bạn không biết, sự mất phẩm giá, sự thoái hóa của nó. Và có tất cả những gánh xiếc thuộc tôn giáo – xin lỗi khi phải sử dụng từ ngữ đó – tất cả sự vô lý thuộc tôn giáo đang xảy ra trong thế giới; nó là một công việc kinh doanh to tát với những chiếc xe Rolls Royces và hoạt động lạ kỳ.

Chúng ta quan tâm đến tổng thể của nhân loại. Chúng ta cũng là nhân loại – không phải là nhân loại ở đó, và chúng ta khác biệt; chúng ta nhân loại. Chúng ta không là người Anh, nguời Pháp, người Nga; trước hết chúng ta là những con người, sau đó là những người quốc gia hay những giáo sư. Và chúng ta, những con người, đã tự-tách rời chính chúng ta và đó là lý do tại sao có sự hỗn loạn trong thế giới. Một số người có lẽ nói, ‘Nó chỉ là một chiến tranh ở Lebanon, hay vùng Viễn đông, Afghanistan, hay bất kỳ nơi nào, ai thèm quan tâm!’ Nhưng sâu thẳm bạn cảm thấy rằng bạn là toàn thể nhân loại bởi vì bạn đau khổ khi họ đau khổ, bạn chảy nước mắt khi họ chảy nước mắt. Bạn lo âu, bạn cười đùa, bạn có đau đớn, và họ cũng có tất cả điều này, dù họ giàu sang hay nghèo khổ, họ hư hỏng và chúng ta cũng vậy trong một cách khác. Họ thoái hóa bởi vì họ muốn tiền bạc, thực phẩm, và họ sẽ làm bất kỳ việc gì để có tiền bạc và thực phẩm, bất kỳ việc gì.

Vì vậy chúng ta là toàn thể nhân loại. Nếu bạn nhận ra sự việc lạ thường này, mà là sự thật, vậy thì bạn sẽ không giết chết một người khác, vậy thì không có sự phân chia giữa quốc gia này và quốc gia kia, vậy thì toàn sống của bạn khác hẳn. Nếu bạn muốn sử dụng những mảnh của nó, cứ tiếp tục. Không ai đang ép buộc bạn phải không chọn một mảnh của nó để thỏa mãn những đòi hỏi nhỏ nhen của bạn, hay những đòi hỏi to lớn của bạn. Nhưng nếu thực sự, sâu thẳm, chân thật, không có bất kỳ sự vô lý thuộc học thuyết nào, người ta thấy sự kiện thực tế rằng chúng ta là tổng thể của nhân loại – những người không-niềm tin, những người Hồi giáo, những nguời Ấn giáo, những người Phật giáo, những người Thiên chúa giáo – chúng ta là một. Tất cả chúng ta đều trải qua sự khó nhọc lạ thường. Vậy là, sự tìm kiếm cho tự do cá thể, đang trở thành cá thể, và vân vân, trở thành quá ngây ngô.

_____________________________________________

Bắt đầu dịch: ngày 10 tháng 7 năm 2010
Dịch xong, in nháp: 8:00 am ngày 29 tháng 7 năm 2010.
Sửa nháp xong, in sách: 25 tháng 3 năm 2011

Đã dịch:

1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
On God
11– Bàn về liên hệ
On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
On Education
13 – Bàn về sống và chết
On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009]
On Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
Beyond Violence
19 – Bàn về học hành và hiểu biết [8-2009]
On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
The Future of Humanity
26– Đoạn kết của thời gian
The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
The Life and Death of Krishnamurti A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
Social Responsibility
29– Cá thể và xã hội [7-2010]
Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
On mind & thought
32– Tại sao bạn được giáo dục?
Why are you being educated?
33– Bàn về Sự thật
On Truth

Đón đọc:
Truyền thống và Cách mạng
Tradition & Revolution
Tiểu sử của Krishnamurti
Krishnamurti’s biography by Pupul Jayakar
Beginnings of Learning
Khởi đầu của học hành
Cuộc đời trước mặt
Life Ahead
Gặp gỡ sự sống
Meeting Life
Giới hạn của suy nghĩ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 7274)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
13/10/2010(Xem: 5608)
Phật dạy: “Nếu có người niệm Phật, nên biết người này cùng với Văn Thù Sư Lợi không khác” Thứ nhất định tâm thiền; Thứ hai là chế tâm thiền; Thứ ba chân thiền; Thứ tư phương tiện tùy duyên thiền; Thứ năm tức nhị biên phân biệt thiền.
12/10/2010(Xem: 5176)
Sự kiện ra đời của đức Phật để đem lại an lạc cho con người và cuộc đời, đã được Ngài đề cập trong nhiều kinh: "Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì lòng thương tưởng cho đời". Với lý tưởng đó, Ngài đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian lao, bằng những kinh nghiệm của tự thân để cuối cùng tìm được con đường đi ra khỏi khổ đau. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm tu học của đức Phật được ghi lại trong kinh Thánh Cầu (số 26, Trung Bộ I).
11/10/2010(Xem: 7361)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
04/10/2010(Xem: 4816)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý không phải với mục đích khuyến khích làm điều kiện để hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc,thiên đường, nhưng để giúp con người thoát khỏi dòng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).
03/10/2010(Xem: 5641)
Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp -khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh- lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ “.
01/10/2010(Xem: 6344)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 7399)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
24/09/2010(Xem: 5035)
Tất cả chúng sinh mong ước được vui vẻ, không ai mong cầu buồn rầu. Phật Pháp dạy những phương pháp để xa lánh khổ đau và đạt đến an lạc. Phật Pháp mà chúng ta thực tập là, nói một cách chữ nghĩa, là điều gì đấy ôm ấp chúng ta. Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc.
21/09/2010(Xem: 4409)
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình – không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]