Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Lợi ích của nhẫn nhục

21/02/201107:42(Xem: 5431)
8. Lợi ích của nhẫn nhục

HOA NHẪN NHỤC
Nguyên Minh

Lợi ích của nhẫn nhục

Qua sự mô tả về hạnh nhẫn nhục và những công năng của nó, chúng ta cũng đã thấy được hầu hết những lợi ích của việc thực hành nhẫn nhục. Tuy nhiên, việc kể ra những lợi ích của việc thực hành nhẫn nhục ở đây một cách có hệ thống cũng không phải là không cần thiết. Có thể xem như đây là một sự tổng kết, tóm lược những gì chúng ta đã bàn đến, và vì thế nó sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc nhìn lại toàn bộ vấn đề.

Lợi ích thứ nhất của nhẫn nhục là giúp ta tránh được mọi ảnh hưởng xấu của sân hận. Sân hận có thể khiến ta ứng xử một cách dại dột và gây ra mọi điều tội lỗi. Sân hận cũng làm mất đi mọi ý niệm tốt đẹp của ta. Trong cơn giận, khó có ai còn có thể nghĩ đến sự cảm thông, tha thứ hay thương yêu người khác. Khi ấy ta chỉ còn nghĩ đến một điều duy nhất là làm sao để bộc lộ cơn giận của mình, biến nó thành hành động cụ thể gây hại cho kẻ mà ta đang tức giận. Khi chưa làm được điều đó, ta như bị thiêu đốt trong một ngọn lửa nóng. Vì thế mà có cách gọi rất hình tượng là “lửa giận”.

Sự thực hành nhẫn nhục giúp ta dập tắt cơn giận ngay từ khi nó vừa chớm sinh khởi, nhờ đó có thể vô hiệu hóa mọi tác hại của nó.

Lợi ích thứ hai của nhẫn nhục là tạo ra một môi trường sống an lành quanh ta. Vì thực hành nhẫn nhục giúp ta hạn chế mọi sự đối kháng, mâu thuẫn và xung đột, đồng thời hóa giải được những oán hận, hiềm khích, nên điều tất nhiên là mọi sự giao tiếp giữa ta với người chung quanh đều sẽ trở nên hòa hoãn, ít căng thẳng hơn. Mặt khác, khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh cũng đều sẽ được giải quyết theo hướng ôn hòa, hạn chế tối đa mọi sự xung đột giữa đôi bên.

Cũng giống như khoảng sân được thường xuyên quét dọn sẽ không có nhiều rác bẩn, môi trường sống quanh ta khi thường xuyên được soi rọi dưới ánh sáng của hạnh nhẫn nhục sẽ không còn nhiều những mâu thuẫn, hiềm khích hay oán hận. Nhờ đó mà chắc chắn sẽ trở nên an lành hơn, hòa hợp hơn.

Lợi ích thứ ba của nhẫn nhục là giúp ta rèn luyện một khả năng chịu đựng ngày càng tốt hơn, bền bỉ hơn. Như đã nói đến trong một phần trước, thế giới này của chúng ta được gọi là thế giới của sự nhẫn chịu, vì sự thật là chúng ta luôn phải tiếp nối chịu đựng những nỗi khổ đau, những sự bất toàn, như là những thành phần tất yếu của đời sống. Trong một thế giới như thế, điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là phải tự rèn luyện cho mình một khả năng chịu đựng, thích nghi với mọi sự khổ đau, thay vì là bực tức hay than phiền về chúng. Và việc thực hành nhẫn nhục có thể giúp ta làm được điều đó.

Tôi có mấy người em sống ở Đà Lạt. Thỉnh thoảng, khi các em có dịp ghé thăm tôi, tôi luôn nhận ra sự khó chịu, bực dọc của chúng vì thời tiết nóng bức. Tôi nghĩ, nếu sự khó chịu ấy mà kéo dài thì quả thật là... khó chịu! May thay, chúng thường chỉ ghé chơi khoảng một hai hôm mà thôi. Thế nhưng, đối với chúng tôi, những người phải thường xuyên sống ở “xứ nóng” thì điều tốt hơn là phải biết làm quen, phải biết chịu đựng sự nóng bức thay vì là bực tức, khó chịu. Sự thật, hầu hết cư dân xứ nóng đều đã làm như vậy. Họ trở nên quen thuộc và chấp nhận sự nóng bức chứ không ai cảm thấy khó chịu và bực tức với sự thật này.

Chúng ta cũng cần phải làm như vậy đối với những khổ đau trong cuộc sống. Có quá nhiều những nỗi khổ niềm đau luôn nối tiếp nhau xảy đến cho ta. Vì không có cách nào để tránh né những điều ấy, nên cách tốt nhất là ta cần phải rèn luyện cho mình một khả năng chịu đựng.

Việc thực hành nhẫn nhục chính là một bài tập rèn luyện dài ngày cho tất cả chúng ta. Khi bắt đầu thực hành, bạn có thể luyện tập khả năng chịu đựng những sự đau đớn hay khó chịu nhỏ nhặt hằng ngày với tâm bình thản, nhưng dần dần khả năng ấy sẽ phát triển đến mức bạn có thể trải qua những cơn đau đáng kể mà vẫn giữ được tâm bình thản. Càng thực hành lâu ngày, khả năng ấy càng phát triển, và bạn sẽ có được một tâm thức luôn an ổn, vững chãi trong mọi hoàn cảnh bất lợi. Đây chính là tiền đề quan trọng để chúng ta có được sự an vui, thanh thản trong đời sống.

Lợi ích thứ tư của nhẫn nhục là giúp ta hoàn thiện đời sống tinh thần về mọi mặt. Thực hành nhẫn nhục là nền tảng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng đức khiêm hạ, tâm từ bi, cũng như phát triển trí tuệ, định lực và vô số những pháp lành khác nữa. Khi ta tu tập hạnh nhẫn nhục thì mọi điều lành đều dễ dàng sinh khởi, mọi điều ác đều dễ dàng bị ngăn chặn, do đó mà tâm ta chắc chắn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, tiến gần hơn đến sự an vui và giải thoát.

Tuy nhiên, việc kể ra những lợi ích của nhẫn nhục như trên chỉ là một việc làm gượng ép, nhằm tạm giới thiệu với những ai chưa thực sự tiếp xúc, thực hành phương pháp ứng xử nhiệm mầu này. Với những ai đã có sự thực hành nhẫn nhục, chắc chắn sẽ thấy những mô tả trên đây là rất giới hạn vì không thể nói lên hết những lợi ích lớn lao của sự thực hành nhẫn nhục.

Cũng tương tự như khi bạn chưa từng nếm qua hương vị quả thanh trà, cho dù tôi có cố gắng mô tả với bạn bằng cách nào đi nữa thì bạn cũng không thể cảm nhận được hết vị ngon của nó. Tuy nhiên, sự giới thiệu như thế vẫn là hết sức cần thiết đối với những ai chưa từng biết đến loại trái cây này, vì nhờ đó mà họ sẽ có cơ hội biết đến để thử qua rồi mới có thể tự mình cảm nhận.

Tôi cũng rất mong là qua những gì trình bày ở đây bạn đọc sẽ thấy có chút hứng thú để tự mình thử qua việc trồng hoa nhẫn nhục. Và một khi việc làm ấy đạt được kết quả, tôi tin rằng bạn cũng sẽ thấy những gì được mô tả ở đây chỉ là rất sơ sài, đại lược.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2011(Xem: 3714)
Từ thế giới vật chất ngoại tại - khách quan cho đến thế giới tâm thức nội tại - chủ quan đều là vô thường, mang tích chất “hoà hợp” và “tương tục” của “duyên sinh vô ngã”. Với thế giới xiêm la vạn tượng này, vật chất luôn vận động, núi đổi, sông dời,…; cũng vậy, một đời người rồi ai cũng chết; thân này là do Ngũ uẩn (Pañña-cupādanakkhandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà hình thành, tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là “không”, là “vô ngã”.
05/06/2011(Xem: 4043)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đức và trí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
01/06/2011(Xem: 3945)
“ Khi trung hữu của thời điểm chết xuất hiện tôi nguyện buông bỏ những ái luyến và những chấp thủ tâm ý, và nguyện tinh tấn không tán loạn trên đạo lộ mà những chỉ giáo làm sáng tỏ. Tâm đã phóng chiếu vào vô vi hư-không-xứ, đã li biệt cách tuyệt với thân, với thịt và máu, tôi sẽ tuệ tri tâm thì vô thường và như huyễn. ” Liên Hoa Sinh , Tử thư Tây Tạng.
31/05/2011(Xem: 3417)
Phật giáo là một chân lý thực tại[1]; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
30/05/2011(Xem: 3126)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trườngtrang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếutrong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước ti
29/05/2011(Xem: 3501)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạch và sáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
19/05/2011(Xem: 4509)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
18/05/2011(Xem: 3574)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
15/05/2011(Xem: 4270)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
14/05/2011(Xem: 6987)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567