Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

19/02/201106:49(Xem: 11343)
10. Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

Mỗi khi có dịp, tôi thường rất thích được xem những người thợ mộc làm việc. Công việc của họ vừa có tính chất kiên trì, thận trọng, vừa mang tính mẫu mực, khuôn thước. Để tạo ra một món đồ, họ không bao giờ dựa vào sự ngắm nghía, ước tính chủ quan của mình, mà luôn tuân theo những khuôn mẫu khách quan.

Chẳng hạn, khi muốn có một thanh gỗ thẳng, họ dùng dây mực để tạo ra những đường thẳng ở vị trí cần thiết trên cây gỗ, sau đó căn cứ vào những đường mực ấy mà bào chuốt, đẽo gọt để tạo thành một thanh gỗ thẳng. Quan sát công việc này của họ thật hết sức thú vị, khi nhìn thấy những chỗ cong trên cây gỗ cứ từng chút từng chút bị mất dần đi, và cuối cùng trở thành một thanh gỗ thẳng băng, hoàn toàn khác hẳn với hình dạng ban đầu của nó.

Hết thảy những cây gỗ khi đưa vào sử dụng đều ít nhiều có những độ cong nhất định. Nhờ vào sự bào chuốt, đẽo gọt theo đường mực mà chúng mới có thể trở thành ngay thẳng, hữu dụng. Tục ngữ có câu: “Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ”, nhưng chính nhờ có những chỗ “đau lòng” ấy mà giá trị của thanh gỗ mới được nâng lên, mới có thể được dùng vào những công việc hữu ích, tốt đẹp.

Mỗi chúng ta đều mang trong mình ít nhiều những thói hư, tật xấu, những chỗ cong vạy... Để trở thành người tốt, chúng ta không thể dựa vào những cảm nhận chủ quan của bản thân mình, mà cũng cần có những “đường mực” thẳng để noi theo trong việc “bào chuốt, đẽo gọt” bản thân.

Nhờ vào kinh nghiệm để lại của những người đi trước, quanh ta luôn sẵn có những “đường mực” rất thẳng để ta noi theo. Vấn đề là chúng ta có biết nhận ra tầm quan trọng của những “đường mực” ấy để cố gắng noi theo hay không mà thôi.

Từ khi chúng ta bắt đầu khôn lớn trong môi trường gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị... đã dạy cho ta rất nhiều điều nên làm và không nên làm. Những “đường mực thẳng” này thường giúp ta bước đầu hình thành nhân cách sau này của mình. Nếu đứa trẻ nào biết chấp nhận những chỗ “đau lòng gỗ” để vâng theo đúng những lời khuyên dạy này, nó sẽ sớm trở thành một đứa trẻ ngoan hiền, dễ mến. Ngược lại, nếu đứa trẻ nào luôn ngỗ nghịch, đi ngược lại những lời khuyên dạy ấy, thì nguy cơ trở thành một người xấu trong tương lai là có thể thấy được. Những gia đình nào có sự dạy dỗ con cái một cách nghiêm túc và đúng đắn theo những chuẩn mực đạo đức của gia đình mình - thường gọi là gia phong - sẽ có khả năng đào tạo và đóng góp cho xã hội những con người mẫu mực, đạo đức.

Trong môi trường xã hội, bất cứ nơi đâu cũng đều có những “đường mực thẳng”, những khuôn thước để mọi người tuân theo. Bước vào một cơ quan, công sở, mọi người đều phải tuân thủ nội quy; tham gia một tổ chức, đoàn thể, mọi người đều phải tuân thủ điều lệ... Nói rộng ra trong phạm vi của toàn xã hội là những quy định pháp luật, đảm bảo cho tất cả mọi người đều được bảo vệ những quyền lợi cơ bản nhất, cũng như phải sống theo những chuẩn mực nhất định nào đó mà xã hội chấp nhận...

Đó chỉ là lược nêu những điểm tiêu biểu nhất, nếu kể chi tiết ra thì còn rất nhiều khuôn thước, chuẩn mực mà mỗi người phải tuân theo. Từ những quy định cụ thể về hành vi, lời nói, cho đến những chuẩn mực về tinh thần, đạo đức. Tất cả những khuôn thước, chuẩn mực ấy luôn giúp ta loại bỏ được những “chỗ cong” để tự mình trở thành những “thanh gỗ thẳng”. Mặc dù vậy, trong thực tế là chúng ta đôi khi rất ngại chuyện “đau lòng gỗ”, và vì thế mà thường tránh né, không tuân thủ một cách nghiêm ngặt những “đường mực thẳng” rất quý giá kia!

Khi so sánh theo cách này, chúng ta mới có thể thấy được giá trị tích cực của việc khép mình vào khuôn thước, chuẩn mực. Bởi vì không ai trong chúng ta có thể tự xem mình là hoàn thiện. Mỗi chúng ta đều có những khuyết điểm, những tính xấu nhất định, nên việc khép mình tuân theo những khuôn thước, chuẩn mực luôn là cách tốt nhất để tu dưỡng bản thân, hoàn thiện chính mình. Điều này cũng tương tự như người thợ mộc biết noi theo những đường mực thẳng để bào chuốt, đẽo gọt, biến một cây gỗ cong trở thành một thanh gỗ thẳng!

Trong mỗi một hoàn cảnh, môi trường sống khác nhau, chúng ta đều có những khuôn thước quanh mình để tuân theo, và điều này luôn là điểm chung giữa bản thân ta với những người sống trong cùng một môi trường, hoàn cảnh đó. Một người lính phải tuân theo những kỷ luật trong quân đội, và điều này là điểm chung giữa anh ta với tất cả những người lính khác. Một vị tỳ-kheo phải trọn đời vâng giữ theo giới luật mà đức Phật đã chế định, và điều này là điểm chung giữa vị này với tất cả những vị tỳ-kheo khác. Tương tự, khi chúng ta sống chung với những người khác trong một môi trường, hoàn cảnh nào đó, chúng ta phải cùng với mọi người quanh ta tuân thủ theo những quy định, những khuôn thước mà tập thể ấy đã đặt ra, như lời người xưa vẫn thường nói: “Nhập gia tùy tục.”

Chính việc cùng nhau tuân thủ những quy định chung trong một tập thể là điều kiện trước hết để tạo ra sự hòa hợp và gắn bó của tập thể đó. Ai đã từng sống trong quân đội đều biết rõ rằng “kỷ luật là sức mạnh của quân đội.” Bất cứ đội quân nào, dù có quân số hùng mạnh đến đâu, được trang bị vũ khí hiện đại đến đâu, mà thiếu đi tính kỷ luật thì chắc chắn sẽ không bao giờ phát huy được sức mạnh. Hơn thế nữa, khả năng thất bại và tan rã của một đội quân như thế chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Không chỉ là quân đội, mà đối với bất cứ tập thể nào cũng vậy. Đối với một công ty kinh doanh, nếu tất cả nhân viên đều tuân thủ một cách nghiêm túc mọi quy định chung, công ty ấy nhất định sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công. Đối với một lớp học, nếu tất cả học sinh đều học tập nghiêm túc theo hướng dẫn của thầy cô giáo, đều chấp hành tốt mọi quy định của nhà trường và nội quy lớp học, chắc chắn thành tích học tập của lớp học ấy sẽ nhanh chóng được cải thiện. Đối với một gia đình, nếu mọi thành viên đều biết tôn trọng và sống theo đúng với nền nếp gia phong, gia đình ấy chắc chắn sẽ ngập tràn hạnh phúc...

Khi sáng lập Tăng đoàn, đức Phật đã chỉ dạy sáu pháp hòa kính để giúp mọi người cùng sống chung hòa hợp trong Tăng đoàn. Trong sáu pháp hòa kính đó, pháp thứ tư khuyến khích tất cả mọi người vâng giữ theo giới luật để cùng nhau tu tập, xem giới luật là khuôn thước, chuẩn mực chung để mọi người cùng noi theo. Chính sự chỉ dạy này của đức Phật đã giúp cho Tăng đoàn trong nhiều thế kỷ qua luôn duy trì được sự hòa hợp, gắn bó.

Đối với những người chưa xuất gia, việc vận dụng lời khuyên “giới hòa đồng tu” chính là biết cùng với mọi người quanh mình vâng giữ theo những khuôn thước, chuẩn mực của môi trường, hoàn cảnh mà mình đang sống, cùng nhau tạo ra sự hòa hợp, gắn bó trong gia đình cũng như trong cả cộng đồng xã hội. Để làm được điều đó, mỗi người phải nghiêm khắc với chính mình, luôn tôn trọng những quy định của tập thể cũng như biết tự khép mình vào khuôn thước, không ngại cả những khi phải “thẳng mực tàu, đau lòng gỗ”!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6595)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 7595)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 6479)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7234)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 8955)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7614)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 7040)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7702)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6490)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 7155)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]