Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An bình mảnh đất tâm

30/06/201113:40(Xem: 6372)
An bình mảnh đất tâm
canhdep_1a
AN BÌNH MẢNH ĐẤT TÂM
Đức Pháp Vương đời thứ XII khai thị
Nguồn: www.drukpa.org
Thứ bảy ngày 25 tháng 6 năm 2011

Chắc hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trong bức hình này tôi bỗng nhiên trông như trẻ hẳn ra. Một vài người trong các bạn có thể nghĩ “Ồ, chắc Ngài đã phẫu thuật chỉnh hình, thảo nào mà lâu rồi không thấy Ngài xuất hiện.” Tôi ước mình có thể làm gì đó để quay ngược đồng hồ, nhưng thời gian khi đã mất đi sẽ chẳng bao giờ lấy lại được. Tôi vừa dọn dẹp phòng học và tìm thấy một cái đĩa cũ trong đó có nhiều ảnh do các bạn hữu và học trò của tôi chụp trước kia. Tôi đã xem lại những hình ảnh suốt từ những năm 80 cho tới tận gần đây. Đây quả thực là một bài pháp vĩ đại về cõi luân hồi, một lời nhắc nhở tuyệt vời về cuộc sống quý giá cần được dùng cho những mục đích cao cả hơn là lãng phí vì những điều vô nghĩa, như chạy theo những ham muốn không giới hạn, những giấc mơ không hồi kết và không mục đích của chúng ta trong luân hồi.

Đa phần chúng ta thường nghĩ rằng vô thường còn xa lắm, giác ngộ rất khó đạt được, bất cứ điều gì có thể mang lại cho chúng ta một cơ hội hy hữu được chứng ngộ tự tính tâm đều không thể với tới và không thể thực hiện trong đời này. Thậm chí có người trong chúng ta cho rằng sự giác ngộ tâm linh đồng nghĩa với việc trở thành giống như một bức tượng hoặc không có mục tiêu gì hữu ích cả. Một số người trong chúng ta còn nghĩ rằng vì điều đó không thể nào đạt được, nên tại sao không trầm mình trong luân hồi nhỉ, sao không đón nhận lấy các pháp thế gian, sao không lãng quên giác ngộ, quên đi cái chết, thậm chí quên đi cả thời khắc chúng ta cảm thấy xiết bao thiết tha và xúc động khi phát nguyện quy y, khi chúng ta được lần đầu hạnh ngộ với bậc thầy tôn quý hoặc những quãng thời gian quý báu cùng chia sẻ niềm an vui hiểu biết cảm thông với những đạo hữu và gia đình tâm linh của chúng ta. Tất cả những xúc cảm tốt đẹp và tích cực ấy đều tan biến sau một thời gian đầu đến với đạo pháp tâm linh.

Thay vào đó, chúng ta thường để cho tâm mình bị cuốn đi bởi những suy nghĩ tiêu cực, những lời nói và hành động của chúng ta cũng nhuốm màu tiêu cực. Điều đáng buồn nhất là khi chúng ta nảy sinh xích mích với đạo hữu tâm linh, bất kể là giấu giếm hay công khai. Nét đẹp của sự hiểu biết cảm thông, khoan dung, rộng lượng và vị tha không những mai một dần mà có khi còn hoàn toàn biến mất. Có những người còn trở nên xét nét, phán xử hơn đối với những người xung quanh kể từ khi bước chân vào môi trường giáo pháp, thay vì sách tấn khích lệ những người mới bước chân vào đạo pháp, họ lại nhân danh tâm linh hay Giáo Pháp, reo rắc ngờ vực, nghi báng và mê tín. Chính do vậy mà thời gian của chúng ta bị phí hoài và những nhân lành cho giác ngộ tâm linh của chúng ta từ từ bị hủy diệt.

Chúng ta cần thường xuyên soi xét tâm niệm và động cơ của chính mình, nếu tâm niệm và động cơ của chúng ta tích cực thì nguồn năng lượng chúng ta truyền tới những người xung quanh cũng sẽ tích cực. Nghi báng là nguyên nhân số một sẽ hủy diệt động cơ tốt đẹp cũng như mong muốn trở thành người tốt trong chúng ta, cũng là nguyên nhân số một hủy diệt mối quan hệ tốt đẹp của chúng ta với người khác. Lẽ đương nhiên, mỗi chúng ta đều có xuất thân khác nhau và nhờ có nhân duyên với nhau nên chúng ta cùng hội ngộ trong một đại gia đình tâm linh. Bởi đã có nhân duyên lớn được hạnh ngộ nhau, chúng ta cần biết nương tựa và sách tấn lẫn nhau. Con đường tâm linh mà chúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau và cùng bước đi trong tình cảm nồng ấm, chân thành và tràn đầy hiểu biết sẻ chia. Chẳng điều gì là không thể, trừ khi bản thân chúng ta nghĩ rằng mọi việc đều không thể làm được.

Mỗi người cần trung thực và thành thật với bản thân, hay với lương tâm của chính mình. Gần đây tôi nghe có người nói rằng họ dành trọn cuộc đời cho sự thực hành tâm linh, bất cứ điều gì họ làm đều vì lợi ích chúng sinh. Tôi rất muốn vỗ tay thật lớn khi nghe những người này, bởi lẽ để thực hiện được điều này trong mỗi giây phút của đời sống chẳng phải việc dễ dàng. Những khi nhìn vào những việc họ làm, mọi việc họ làm ra đều gây nhiều tổn thương và đau khổ cho người khác, đôi khi họ làm những việc đó nhân danh Giáo Pháp, nhân danh tâm linh. Sự thực hành tâm linh vốn là sự rèn luyện tâm mình, đó chính là sự tôi luyện bản thân bạn từ bên trong, chứ không phải là rèn rũa người khác, và điều đó cũng chẳng liên can gì tới chuyện bạn hiểu biết được bao nhiêu nếu xét từ phương diện tri thức. Thực tế thì rèn luyện đạo tâm nghĩa là bạn có thể mở rộng nội tâm mình được bao nhiêu, để cái “Tôi” có thể ngày càng trở nên nhỏ bé hơn cho tới khi hòa nhập vào hư không vô tận. Nếu bạn vẫn còn khái niệm về “Tôi” và “người khác” thì bạn sẽ không thể ngừng soi xét những lỗi lầm khiếm khuyết nơi người khác, và như vậy bạn sẽ còn cần tự rèn luyện rất nhiều. Bạn vẫn còn chưa tiến được mấy trên con đường đầy chông gai bên trong chính bạn.

Con đường tâm linh chính là sự tự hoàn thiện bản thân. Ban đầu, bạn cần phải thực sự thấu hiểu thông qua sự trải nghiệm chân thật rằng mang lại hạnh phúc cho người khác sẽ khiến bạn trở nên hạnh phúc, hiểu được điều này bằng trải nghiệm chứ không phải chỉ từ sự hiểu biết bằng lý thuyết đơn thuần sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn và khiến cho con đường đầy chướng ngại trong chính bạn trở nên bằng phẳng hơn. Mỗi ngày bạn cố gắng trở nên thân thiện, nhã nhặn hơn một chút với người khác, chính bạn sẽ trở thành một người tốt hơn, từng bước một, từng chút một, đây sẽ là một sự thực hành hữu hiệu trong suốt cả một quá trình dài, và bạn cần phải liên tục tự trau dồi bản thân như vậy. Đây cũng là pháp thực hành giúp cho tâm bạn luôn tỉnh thức trong mọi thời khắc của hiện tại, và chính là cách bạn làm cho con đường trở nên trơn tru hơn, dễ đi hơn trong chính nội tâm mình.

Vậy là chỉ một tập ảnh đã khiến cho tôi viết được nhiều như thế đấy. Sắp tới tôi sẽ đi Ladakh, có thể là bất cứ lúc nào. Nhờ vào những công nghệ hiện đại, tôi có thể viết trước rất nhiều bài viết và chúng sẽ được tự động gửi đi hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì có những bài viết chẳng liên quan gì mấy tới những gì đang diễn ra vào thời điểm chúng được gửi đi. Song tôi hy vọng rằng những bài viết này sẽ giúp bạn được đọc thường xuyên hơn, do có quá nhiều người cứ giục giã tôi cần viết nhiều thêm và đăng tin thường xuyên hơn. Cho dù tôi biết những người phải chuyển dịch các bài viết của tôi sang nhiều thứ tiếng có lẽ cảm thấy khổ sở khi nhìn thấy một bài viết dài lại được đăng lên, biết làm sao được, thật khó có thể chiều lòng hết mọi người. Họ đã có duyên lành được là người chuyển dịch và chia sẻ những câu chuyện phiếm đàm này, giúp mang lại cho độc giả niềm an vui. Chúng ta hãy tri ân những người dịch bài!

Tôi ước giá trước kia mình được tới trường và học tiếng Anh, như vậy tôi sẽ không mất quá nhiều thời gian để viết xong vài khổ chữ. Thế nhưng tôi đã chẳng có được cơ may đó và giờ thì tôi đã khá lớn tuổi rồi, vì vậy tốt nhất các bạn đành chấp nhận những gì đọc được ở đây nhé. Tôi xin lỗi vì cũng chẳng còn lựa chọn nào khác, ha ha!

Có thể nói Ladakh là một trong những quê hương yêu dấu của tôi. Nơi đây luôn chứa chan ân phúc gia trì và tràn đầy cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Theo lịch sử, kinh điển ghi chép rằng những đời hóa thân trước của tôi đã từng sống rất nhiều năm ở Ladakh, dường như từ tận thời Đức Naropa. Nếu giờ bạn hỏi liệu tôi còn có thể nhớ được không, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng cảm giác thân quen và đầm ấm rõ ràng đến mức khó lòng có thể không tin rằng tôi đã từng sống ở Ladakh và từng yêu mến Ladakh qua rất nhiều thời đại.

Tôi muốn cảm ơn hết thảy mọi người ở Ladakh, nhân và phi nhân, vì đã khiến cho nơi này trở nên vô cùng đặc biệt. Tất cả chúng ta cần cùng nhau gìn giữ nơi này, chúng ta cần gửi tới những bạn bè và gia đình tâm linh nơi đây nhiều sự tương trợ cả về mặt tinh thần và vật chất. Đó chính là những lý do chính khiến chúng ta tổ chức Hội đồng thường niên lần thứ 3tại Ladakh. Tôi muốn cảm ơn mọi cá nhân và tổ chức đã trợ giúp cho kỳ Pháp hội  ADC lần thứ 3 sắp tới tại Ladakh. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thấy có bài viết mới nào đăng trên trang web của tôi, điều đó có nghĩa là những bài viết sắp mà tôi đã mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị có lẽ bị ách lại nơi nào đó ở đây. Dù sao chúng ta cũng sẽ sớm gặp lại nhau tại Ladakh! Mỗi sự kết nối mà chúng ta có được tại Ladakh chắc chắn sẽ vô cùng quý báu bởi sẽ tạo nhân duyên để chúng ta còn gặp lại nhau thêm nhiều lần nữa trong vị lai!

(Hình minh họa trên chụp năm 1992 tại Tịnh thất Gotsang)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5673)
Hệ thống giáo nghĩa Chân Tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân Tông và các đặc điểm của nó.
22/04/2013(Xem: 5449)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độ là hết sức sâu đậm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và cần sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xác định truyền thống tu học của người Phật tử Việt Nam, nhằm xây dựng các nguyên tắc tổ chức trong các tự viện nói riêng và đời sống tín ngưỡng.
22/04/2013(Xem: 5304)
Nhìn nhận một cách tổng quát về ý nghĩa giáo lý Đức Phật thuyết Pháp một đời mà nói, nếu rời xa ý nghĩa phương tiện thì không có nội dung tam tạng kinh điển Phật giáo xuất hiện ở thế gian này. Giáo lý là chiếc bè cứu vớt chúng sanh đang khổ đau vô cùng tận trong biển lớn sanh tử luân hồi.
22/04/2013(Xem: 5252)
Ðây là hai câu phú trong bài Cư Trần Lạc Ðạo phú của Sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vị sáng tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền mang đậm đà bản sắc Việt nam. Có thể nói, hai câu phú trên đã đúc kết được phần nào cách lý giải mà các Thiền giả dành cho pháp môn Tịnh độ. Và đây cũng chính là nội dung của bài viết này muốn đề cập đến.
22/04/2013(Xem: 6187)
Phật pháp là pháp bình đẳng hoàn toàn không có cao thấp, tu tập bất kỳ pháp môn Phật pháp nào, cũng có công đức và cũng có thể thành Phật. Phật pháp vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật dạy vô lượng pháp môn, chẳng qua là tùy bệnh mà cho thuốc. Vì chúng sinh nghiệp lực không giống nhau, tâm lượng lại có lớn nhỏ. Phật phương tiện dẫn đạo chúng sinh nên nói Tiểu thừa và Đại thừa. Tất cả các pháp, vốn là không hai, không khác, đồng về một thật tướng.
22/04/2013(Xem: 5999)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
22/04/2013(Xem: 5732)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
22/04/2013(Xem: 5817)
Vấn đề tha lực và tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ở đây, NSGN trân trọng giới thiệu ý kiến của Minh Đức Thanh Lương, tác giả của Tịnh độ luận, Con đường lý tưởng Bồ tát đạo về mối quan hệ giữa tự lực và tha lực trong quá trình thực nghiệm tâm linh.
22/04/2013(Xem: 8616)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 18348)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]