Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

NIỆM PHẬT CÓ THỂ ĐỘ CHÚNG SANH - Pháp Sư Viên Anh

26/12/201222:08(Xem: 6254)
NIỆM PHẬT CÓ THỂ ĐỘ CHÚNG SANH - Pháp Sư Viên Anh

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Tác Giả:Pháp Sư Viên Anh

Biên Dịch:Thích Nguyên Anh

 

Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...

Pháp môn thì vô lượng, nhưng có chia ra Đại thừa, Tiểu thừa. Tiểu thừa chỉ cầu tự lợi, riêng độ thân mình. Đại thừa đặt nặng lợi tha, rộng độ tất cả. Hoặc hỏi người tu niệm Phật, chán khổ cầu vui, nguyện vãng sinh Tịnh độ, bỏ Ta bà ngũ trược ác thế này để tiêu diêu trên miền Cực lạc, chỉ cầu lợi mình, vậy há chẳng phải Tiểu thừa sao? Mà Bồ Tát thì phải phát tâm quảng đại, chỉ nghĩ đến lợi người, không từ lao khổ, không cầu an vui, lao vào trần thế để độ sinh, không những chỉ cần tu khổ hạnh trong cõi người mà thậm chí trong địa ngục, vào ra trong đường ngạ quỷ, súc sinh, không thấy khổ vui, không thấy thủ xả, như vậy mới hợp với đạo Đại thừa. So sánh đại tiểu đâu chỉ chênh lệch như biển cả với nước dấu chân trâu, người niệm Phật sao không khéo chọn?

Đáp rằng: Niệm Phật chính là hạnh Đại thừa thỏa đáng nhất, có thể trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường. Nếu chẳng phát tâm niệm Phật mà muốn cứu độ chúng sinh thì e chỉ là việc đầu lưỡi, với người đã không có lợi mà ngược lại còn hại mình. Ví dụ một người không biết lội nước, thấy người chết chìm lại nhảy xuống cứu, không những không cứu được người mà chính mình lại bị mắc nạn, như vậy há không ngu si sao? Nay người kính mộ Đại thừa, lại muốn độ chúng sinh mà không tu pháp môn niệm Phật để cầu vãng sinh Tịnh độ thì cũng lại như thế.

Phàm muốn tu Đại thừa, phát tâm thì dễ, bất thoái mới là khó. Trong kinh có nói rằng: “Bồ Tát phát đại tâm, trứng cá và hoa xoài (hai cái này dụ cho nhân nhiều mà quả ít); ba việc nhân tuy nhiều, nhưng thành tựu rất ít”. Trong kiếp quá khứ của Xá Lợi Phất, từng phát đại tâm tu hạnh Bồ Tát lợi tha, lúc ấy có vua trời đến thử, hóa làm một người Bà la môn vừa đi vừa khóc, Bồ Tát hỏi: “Sao ông có vẻ bi thương thế”. Đáp: “Mẹ tôi bệnh”. “Sao ông không mời lang y chẩn bệnh mà lại khóc?”. Đáp: “Tôi đã mời khắp hết các danh y nhưng đều vô hiệu”. Bồ Tát nói: “Có bệnh tất phải có thuốc”. Người Bà la môn đáp: “Đúng vậy! Thầy thuốc bảo: Bệnh mẹ tôi nếu có con mắt của người phát đạo tâm thì sẽ trị lành, không thì phải chết. Bởi không tìm được con mắt ấy làm thuốc nên tôi mới khóc”. Bồ Tát nghĩ: “Đức Như Lai biết bao đời hành đạo Bồ Tát, từng bố thí đầu, mắt, tủy, não để cứu độ chúng sinh, ta nay đã phát đại tâm, nên bố thí mắt để bà lão được sống. Bèn nói rằng: “Ông chớ khóc nữa, tôi nay đã phát tâm Đại thừa, tu hạnh Bồ Tát. Nay xin thí mắt cho ông đem về nấu thuốc”. Nói đoạn bèn móc mắt phải đưa cho người Bà la môn. Người Bà la môn nói: “Thầy thuốc bảo phải là con mắt trái mới được, mắt phải không có tác dụng”. Bồ Tát hơi phiền não: “Mắt phải dùng không được sao không nói sớm, đợi móc ra rồi mới nói”. Bồ Tát lại nghĩ: “Đã muốn lợi tha thì phải không được luyến tiếc”, nghĩ thế bèn móc luôn con mắt trái. Người Bà la môn cầm con mắt đưa lên mũi ngửi, nói: “Con mắt hôi thế này làm sao chế thuốc”. Bèn ném xuống đất lấy chân chà lên. Bồ Tát động niệm, than: “Chúng sinh khó độ! Chúng sinh khó độ!”. Thế là thoái thất đạo tâm. Đây do chưa được vô sinh pháp nhẫn, tuy muốn học Bồ Tát, làm những việc khó làm, xả những điều khó xả nhưng cái khó nhẫn thì chưa nhẫn được, rồi thì đại tâm thoái đọa, muôn kiếp vẫn là Tiểu thừa, từ đó không dám phát lại đại tâm. Nếu muốn tu Đại thừa, quảng độ chúng sinh thì cần phải niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, thấy Phật nghe pháp, chứng được vô sinh pháp nhẫn. Sau đó vào mười phương cõi nước, phát tứ vô lượng tâm, tu sáu ba la mật, lợi ích chúng sinh đồng thoát tam giới, nhanh chứng vô thượng Bồ đề. Đây tuy trước cầu tự lợi nhưng thật sự là muốn lợi tha, như vậy người tu Tiểu thừa cầu xuất tam giới, cầu chứng Niết bàn ấy, há ai bằng nào?

Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy; trong cái cầu lạc ấy chính là muốn cùng vui với chúng sinh tức là tâm đại từ của Bồ Tát, sao lại gọi niệm Phật là Tiểu thừa mà chẳng phải là Đại thừa?

Tam luân bất tư nghì nghiệp: 1/ Thân luân hiện thông: Có thể hiện vô lượng thân, hoặc hiện thân Phật, hoặc hiện thân Bồ Tát, hoặc hiện các thân trong sáu đường, hoặc hiền từ hoặc hung dữ, hoặc tinh lanh, hoặc lù khù, vào khắp mười phương cõi Phật để lợi ích vô lượng chúng sinh. 2/ Khẩu luân thuyết pháp: Đầy đủ bốn vô ngại biện tài, nói pháp sáu Ba la mật, tứ diệu đế, mười hai nhân duyên, mười điều lành, năm giới cấm... tất cả các pháp thế gian, xuất thế gian đều tùy theo căn cơ giảng nói để cứu độ chúng sinh. 3/ Ý luân giám cơ: Có thể soi thấy chúng sinh căn cơ lợi, độn, trí tuệ sâu cạn, dễ độ khó độ, nên dùng thân nào để độ tức liền hiện thân đó, nên dùng pháp nào để độ tức nói pháp ấy. Như đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy theo căn cơ mà thị hiện vô tác diệu lực, tự tại thành tựu, tuy không phân thân mà hiện khắp, hàm ứng mọi căn cơ không hề trái ngược, đó là bất tư nghì nghiệp. Được nghiệp ấy rồi mới có thể báo đáp tứ ân, cứu giúp ba cõi.

Nếu không niệm Phật cầu sinh Tịnh độ thì tuy phát tâm rộng lớn, tự cứu còn chưa chắc lấy gì cứu độ chúng sinh. Duy chỉ có tu niệm Phật, chuyên tâm nhất ý, khi mạng chung, trong thì nương niệm lực tự tâm, ngoài thì nhờ vào nguyện lực của Đức Phật A Di Đà, trong một lúc hội hai lực, thu thành công trong một niệm, vãng sinh Tây phương, thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh pháp nhẫn, rồi sau đó mới nương vào bánh xe đại nguyện, hội nhập Ta bà, cho đến vô lượng cõi nước nhiều như cát bụi, hiển sáu thần thông, hành Tứ nhiếp pháp, quảng độ chúng sinh đồng sinh Cực lạc. Đi lại tự do không bị nghiệp kéo mới có thể làm đại Phật sự, báo đáp tứ ân.

1.- Niệm Phật có thể báo đáp ơn Phật: Đức Phật đã vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay chưa từng một giây rời bỏ. Lúc ta hôn mê Phật là người dẫn lối, lúc ta tạo nghiệp Phật thương xót, lúc ta trầm luân Phật phương tiện tìm cách cứu độ, khi ta được thân người Phật mừng vui. Ân này đức này không thể dùng lời lẽ để diễn tả. Nếu phát tâm niệm Phật, tự độ mình xong sau đó độ người, rộng tuyên pháp môn Tịnh độ, thay Phật hoằng hóa khiến cho hết thảy niệm Phật vãng sinh, hoành siêu tam giới, thỏa hoài bão của Phật là chân báo ân Phật vậy. Kinh điển có dạy rằng: “Giả sử đầu đội hằng sa kiếp, thân làm sàng tọa khắp tam thiên; nếu không thuyết pháp độ chúng sinh, thì chưa gọi là báo ơn Phật”.

2.- Niệm Phật có thể báo đáp thân ân: Thương thay cha mẹ, lao nhọc sinh ta, ân ấy đức ấy, đầy khắp hư không. Cha nuôi ta khôn lớn dạy ta nên người, một đời lao khổ không vì ai khác; yêu ta như yêu viên ngọc trên tay, ngóng ta như ngóng lúa năm đói kém. Mẹ thì mười tháng cưu mang, ba năm bú mớm, nhả ngọt nuốt đắng, nằm ướt nhường khô, chăm sóc ta từng ly từng tí. Nếu chỉ cung phụng ngọt ngon lúc sống, ma chay rềnh ràng khi chết, như thế cũng chưa trọn báo thâm ân, cần phải niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, sau đó trở lại Ta bà cứu vớt vong linh cha mẹ, vĩnh viễn lìa khỏi tam đồ khổ, sinh lên Cực lạc an vui, như vậy mới được gọi là báo đáp trọn vẹn. Lại nữa, ta từ vô lượng kiếp đến nay, xả thân thọ thân, đời đời đều có cha mẹ, hoặc sinh làm người hoặc sinh làm thú mà mắt trần không thấy, không thể báo đáp. Nếu niệm Phật vãng sinh, được sáu thần thông thì không chỉ có thể riêng độ cha mẹ đời này, mà còn độ được cha mẹ nhiều đời kiếp trước, như vậy mới gọi là đại hiếu, mới gọi là chân thật báo ân.

3.- Niệm Phật có thể báo đáp ân sư: Cha mẹ sinh ta là cha mẹ của sinh thân; thầy tổ dạy ta là cha mẹ của pháp thân. Nếu không có thầy tổ thì ta không thể khai mở trí tuệ, học vấn của ta không thể tiến lên, đạo hạnh của ta không thể thành tựu. Ân thầy lớn lắm, còn hơn cả ân cha mẹ, nếu muốn báo đáp, chỉ có niệm Phật cầu sinh Tây phương, tự độ mình xong, sau đó độ người. Như Pháp sư Cưu Ma La Thập, ban đầu học Tiểu thừa ở Pháp sư Bàn Đầu Đạt Đa, sau sang học Đại thừa ở Pháp sư Tô Lợi Đa Tu Ma, nhận rõ sâu xa lý thể pháp tánh, tự hận trước đây sai lầm đã học Tiểu thừa, nhân nhớ đến thầy cũ, bèn trở lại diễn nói chân lý Đại thừa khiến thầy đắc ngộ, được lợi ích lớn. Thầy cũ lại bái La Thập làm thầy, Thập không dám nhận. Sư nói: “Ta là thầy Tiểu thừa của ông, ông là thầy Đại thừa của ta”. Như La Thập, đáng được gọi là thật báo ơn thầy vậy.

4.- Niệm Phật có thể báo ân chúng sinh: Hoặc hỏi: “Chúng sinh có ân gì với ta?”. Đáp rằng: “Người cày ruộng ta mới có ăn, người dệt vải ta mới có mặc, bao nhiêu vật dụng hằng ngày, chúng sinh tạo tác ta mới có dùng”. Hoặc nói: “Ta bỏ tiền ra mua, sao lại gọi ân?”. Đáp rằng: “Đành là ta bỏ tiền ra mua, nhưng chúng sinh không lao tâm nhọc sức thì ta lấy đâu mà mua?”. Lại nữa, tất cả chúng sinh hoặc là cha mẹ, hoặc là thầy tổ, hoặc là thân bằng quyến thuộc của ta trong quá khứ, chẳng qua thay hình đổi dạng, nên không nhận ra được, không thể bảo chúng sinh hoàn toàn không có quan hệ gì với ta; thậm chí con trâu kéo cày, con chó giữ nhà, cũng đều có ân với ta, phải nên báo đáp. Niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, tuy là tự độ nhưng thật sự là muốn độ khắp chúng sinh. Nếu lấy cái thân hiện tại chưa đắc vô lậu này mà muốn học hạnh Bồ Tát độ sinh thì thật chẳng phải là chuyện dễ. Thí như chèo chiếc thuyền lủng ra sông cứu người, chẳng những không cứu được người mà ngược lại mình bị chết chìm. Sinh lên Tịnh độ rồi, thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp mới có thể độ khắp mười phương chúng sinh, đấy là thật báo ân chúng sinh vậy.

Tam hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Tức dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Tam giới, sao gọi là tam hữu? Bởi trong tam giới, chúng sinh lục đạo theo nghiệp thiện ác mà lúc lên lúc xuống, nghiệp thiện thì sinh lên ba đường lành làm Trời, Người, A Tu la (phi thiên, phước báo không bằng trời) mà thọ phước lạc. Nghiệp ác thì đọa vào ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh mà chịu khổ báo. Nếu nghiệp thiện lại kiêm nghiệp thiền định bất động thì sinh sắc giới, vô sắc giới. Do ba nghiệp thiện ác, vô ký mà có luân hồi, có nhân tất có quả, nhân quả không mất nên gọi đó là hữu. Bằng lấy tam giới cửu địa mà nói thì gọi đó là cửu hữu.

Cửu địa: Từ lục dục thiên trở xuống gọi là Ngũ thú tạp cư địa, là chúng sinh năm đường sống hỗn tạp với nhau. Ví như người, quỷ, thú cùng ở với nhau trên nhân gian vậy. Trời sơ thiền gọi là ly sinh hỷ lạc địa, trời nhị thiền gọi là định sinh hỷ lạc địa, trời tam thiền gọi là ly hỷ diệu lạc địa, trời tứ thiền gọi là xả niệm thanh tịnh địa. Cùng với trời tứ không: Không vô biên xứ địa, Thức vô biên xứ địa, Vô sở hữu xứ địa, Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa, gọi chung là 25 hữu, đều là có nhân có quả, theo nghiệp thọ báo. Người niệm Phật tự độ đã xong, phát tâm độ tha, thừa nguyện độ sinh khắp cùng tam giới. Kinh Kim Cang nói: “Hoặc noãn sinh, hoặc thai sinh, hoặc thấp sinh, hoặc hóa sinh, hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu tưởng, hoặc vô tưởng, hoặc phi hữu tưởng phi vô tưởng ta đều độ hết khiến vào vô dư Niết bàn”. Đây gọi là tế độ tam hữu. Nên nói niệm Phật có thể độ chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 6016)
Trong việc tu hoc Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương pháp, trong đại thừa Kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ ...
04/04/2013(Xem: 4216)
Khổ khổ là một trong tam khổ [1]luôn xảy ra trong cõi Ta Bà này. Khổ là sự bất an, sự đau đớn, sự thống thiết, sự kêu gào, sự chịu đựng, sự bấn loạn, sự cay điếng, sự tan nát, sự chấn động, sự đả thương …
02/04/2013(Xem: 5334)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa). Vì pháp Duyên khởi là nguyên lý cơ bản và thiết yếu của sự giác ngộ. Đức Phật thành Phật là do Ngài chiêm nghiệm hai mặt lưu chuyển và hoàn diệt của nguyên lý 12 Duyên khởi mà thành tựu. Trong kinh A-hàm đức Phật nói: "Thế nào là nguyên lý Duyên khởi? Nghĩa là do duyên với Vô minh mà Hành khởi sinh, dù Phật có ra đời hay không ra đời, nguyên lý ấy vẫn thường trú, vẫn an trú trong pháp giới.
02/04/2013(Xem: 6391)
Tu có nghĩa là sửa. Tu rất khó, khó nhất là tu tại gia, cho nên có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Ở chùa có nhiều thiện duyên nên tương đối dễ tu. ở chợ lại khó tu hơn một chút vì phải giữ lòng ngay thẳng, không gian manh lường cân tráo đấu; ở nhà lại khó hơn nữa vì bạn ác rủ rê làm ta dễ bị sa đọa.
02/04/2013(Xem: 20791)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa, giáo nghĩa ẩn số vô cùng cao thâm mầu nhiệm, không ngoài mục đích triển khai tri kiến của Phật để chúng sanh tiến tu đạo nghiệp sớm được chứng quả vô thượng bồ đề. Bộ kinh này được lưu truyền sâu rộng trong nhân gian, được nhiều thọ trì đọc tụng, được nhiều dịch giả phiên dịch ra nhiều thứ tiếng, và cũng được rất nhiều học giả nghiên cứu, chú thích, giảng giải, yếu giải v.v...
01/04/2013(Xem: 4967)
Khi thấy được mọi sự trên thế gian này chẳng khác nào những vỏ chuối khô vất bỏ thì bạn sẽ không còn bị dao động, chán nản, và đau khổ trước vô vàn sự đến và đi của mọi sự vật trên thế gian -- dầu là vui hay buồn. Nhận thức được điều này bạn sẽ thong dong trên đường giải thoát.
01/04/2013(Xem: 4778)
Bức thông điệp đó là "Tứ Diệu đế" (Catvàriaryasatyàni), Bốn Sự thật (The truth), bốn Chân lý về con người và sự hiện hữu của con người. Nó cũng là con đường biện chứng thực tại mà qua đó con người có thể vươn đến một đời sống hạnh phúc chân thực ngay tại cuộc đời này.
29/03/2013(Xem: 5929)
Phật giáo là ánh sáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sáng ấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tật đố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống an vui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tính vô ngã vị tha ...
29/03/2013(Xem: 6121)
Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có hai cửa vào đạo là Chân thật môn và Phương tiện môn. Chân thật môn là con đường chính, nhưng chỉ có Phật mới đi vào con đường này được ...
24/03/2013(Xem: 6028)
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si. Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử. Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát ái. Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]