Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh Tín Trong Đạo Phật

23/06/201201:53(Xem: 4981)
Chánh Tín Trong Đạo Phật
phatthichca2

CHÁNH TÍN TRONG ĐẠO PHẬT

HT. Thích Trí Quảng

Chánh tín thuộc về trí tuệ đối lại với mê tín thuộc vô minh, phiền não. Từ khi con người có mặt trên trái đất, đối trước những hiện tượng thiên nhiên không giải thích được, họ tự đặt tên đó là thánh thần và tin vào sự hiện hữu của thánh thần này. Có thể nói từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện tại vẫn có hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng điều này chỉ tồn tại chủ yếu ở các nước chậm tiến; còn những nước tiếp nhận văn minh nhân loại thì mê tín đã bị đẩy lùi vào quá khứ.

Nói đến niềm tin theo đạo Phật, chúng ta thấy khởi đầu từ Phật giáo Nguyên thủy, Phật dạy không tin vào những gì người trước truyền lại, hay không tin vào những gì số đông tin. Muốn tin, chúng ta phải kiểm chứng, tức đưa trí tuệ vào. Một là kiểm chứng bằng tri thức là hiểu biết của con người, ngày nay gọi là khoa học. Thứ hai là kiểm chứng bằng suy nghiệm dưới hình thức triết học và ba là kiểm chứng bằng trực giác là thiền định mà chỉ Phật và các vị A-la-hán mới có trình độ kiểm chứng này.

Nếu kiểm chứng theo khoa học, chúng ta thấy rất nhiều điều khoa học chưa biết và những văn minh của con người hôm nay thường phủ nhận những hiểu biết của ngày hôm qua. Như vậy, sự tiến bộ khoa học luôn thay đổi. Còn về triết học thì những triết gia có nhận thức sâu xa, có thể cao hơn khoa học một bước và ít thay đổi hơn khoa học. Duy nhất chỉ có kiểm chứng theo Phật là có giá trị tuyệt đối, vì lời Phật nói không sai lầm. Thật vậy, những gì Phật dạy cách đây cả ngàn năm mà ngày nay vẫn thấy đúng.

Niềm tin của người Phật tử có qua sự kiểm chứng rõ ràng. Những người không có niềm tin chắc chắn không làm được gì, nhưng không phải tin mù quáng như Vô Não nghe lời thầy bảo giết người sẽ thành thánh. Người Phật tử cũng không tin giết súc vật để cúng tế thần linh được phước. Điều này về khoa học và triết học cũng không chấp nhận được, chưa nói tới chánh tín theo đạo Phật. Cúng giết súc vật để nhờ vả Thượng đế, nghĩa là Thượng đế cần ăn súc vật hay sao. Điều này suy luận theo triết học đã sai, hay thuyết triết học tiến hóa cho rằng Thượng đế là cha đẻ của muôn loài cũng không chấp nhận được, vì không thể có việc Thượng đế chấp nhận đứa con mạnh của ngài giết anh em yếu hơn để cúng tế cho ngài.

Khi Phật chưa thành Phật, Ngài đã từng khuyên vua Tần Bà Sa La đừng giết súc vật để dâng Thượng đế vì đó là điều mê tín. Và đối với việc thờ cúng trong nhân gian, người ta sợ sệt núi sông hiểm trở, nên họ thờ thần núi, thần sông. Phật hỏi có ai thấy biết các vị thần này hay không mà tôn thờ.

Phải xây dựng cho mình có chánh tín, đòi hỏi chúng ta có trí tuệ để nhận thức đúng. Phật dạy muốn tin điều gì, phải suy nghĩ xem điều đó có đúng hay không và nếu thấy đúng thì phải thực tập để xem có mang lại kết quả như chúng ta suy nghĩ hay không. Thấy đúng bằng việc làm mới đem điều đó dạy. Vì vậy, Phật dạy chúng ta học giáo lý, thực hành giáo lý và chứng ngộ giáo lý rồi mới truyền bá.

Chúng ta nghe người nói, nhìn thẳng vào cuộc sống của họ, thấy có kết quả đúng như họ nói hay không. Nói và làm đúng, chúng ta mới có thể tin được, nhưng cũng chưa chắc, vì mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, tâm trạng khác nhau và kiến giải khác nhau; cho nên tùy hoàn cảnh và thể lực mà áp dụng giáo pháp của Phật khác nhau. Vì vậy, có những việc mà các vị Thánh làm được, nhưng chúng ta làm không được.

Chúng ta cần suy nghĩ Thánh có cơ thể đặc thù, nói dễ hiểu là họ nhịn đói, nhịn khát được, có sức chịu đựng, không ngủ nghỉ được. Điển hình như Ngài Hiếp tôn giả cả đời không nằm, chỉ đi đứng ngồi; đó là cơ thể đặc biệt của Thánh nhân. Người thứ hai mà tôi gặp là Hòa thượng Giác Chánh tu Khất sĩ, suốt đời Ngài không nằm. Ngài chọn cuộc đời đi khất thực, không tự nấu ăn. Tôi rất quý trọng Ngài chỉ sống với tinh thần khất thực của Đức Phật. Những vị cao tăng nhờ có cơ thể đặc biệt nên thực tập được những việc của Hiền thánh làm, còn chúng ta không có khả năng này.

Ngoài cấu trúc cơ thể đặc biệt, còn có yếu tố Bồ-đề để làm Phật, làm Thánh. Hạt giống Bồ-đề hay trí tuệ rất quan trọng, vì nếu không có hạt giống Bồ-đề thì làm sao thành cây Bồ-đề, không có hạt giống trí tuệ thì dù tu suốt đời cũng như nấu cát muốn thành cơm. Có hạt giống Bồ-đề thì không học cũng biết; nói cách khác, người có khả năng hiểu biết mới truyền trao hiểu biết cho họ được. Phật nói chư Phật Thế Tôn chỉ truyền được hiểu biết cho những người này, còn hạng người không có khả năng hiểu biết thì Phật phải khai phương tiện để làm lợi ích cho họ. Khả năng hiểu biết rất quan trọng, có người học mãi cũng không biết, nhưng có người gặp Phật là đắc quả, như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên gặp Phật trong vài tuần là đắc quả A-la-hán, vì khả năng trí tuệ có, nên được Phật dạy, họ tiếp thu nhanh chóng.

Tôi tới Kobe ở Nhật Bản để tham vấn Thiền sư Kono là Viện trưởng Đại học Hananojo. Ngài vừa là nhà trí thức nghiên cứu giáo lý vừa thực tập thiền quán. Tôi chọn ngài làm thầy để học, ít nhất về giáo lý không sai lầm, vì ngài là học giả nghiên cứu và là nhà trí thức lớn được tông Lâm Tế coi là người hiểu biết cao nhất, mới làm Viện trưởng và về việc thực tập thiền quán, ngài cũng rất giỏi. Đầu tiên tôi tới hỏi đạo, ngài dắt tôi lên ngọn đồi sau chùa và chỉ vào những ngôi mộ nhỏ. Đơn giản vậy thôi, rồi về; nhưng lòng tôi cảm nhận được ý của Hòa thượng Kono muốn dạy tôi rằng đây là những người có cơ thể bạc nhược, yếu đuối mà muốn thực tập pháp môn siêu đẳng nên phải chết non.

Phật cũng nói tu ép xác phải chết trước khi đắc đạo. Phật nhịn đói một tháng không chết. Ta nhịn quá mức này có tồn tại được hay không. Cấu trúc cơ thể rất quan trọng. Ta có sức chịu được đói khát, nóng lạnh hay không. Thiền sư thực tập pháp này có cơ thể rất đặc biệt, 12 giờ đêm nước hồ trong chùa đông cứng mà đập lấy nước đá để rửa mặt và tọa thiền. Ngoài ra, thực tập còn bắt buộc cởi quần áo, chỉ đóng một cái khố và ngồi thiền như vậy mà không chết vì lạnh. Nhìn mộ Sa-di thấy Thiền sư dạy như vậy, chúng tôi cân nhắc để dạy chúng. Có những người hỏi thiền, tôi không dạy, vì yếu tố Bồ-đề giữa Phật và ta, giữa Thiền sư và ta phải ngang nhau, mới truyền lực, truyền pháp được. Còn gỗ và gỗ không truyền điện được. Phật và Phật, Phật và Bồ-tát, Phật và Thánh chúng có mối liên hệ vô hình, chúng ta không thấy, không biết được, nhưng đó mới là yếu tố quyết định để các Ngài tương thông với nhau trên bước đường hành đạo.

Còn Thiền sư truyền cho thiền sinh thì sao? Theo dòng Thiền Lâm Tế, thầy trò ngồi đối diện với nhau. Theo dòng Thiền Tào Động thì thầy trò ngồi xây lưng nhau. Tôi tham quan hai dòng thiền này, hiểu tại sao ngồi như vậy.

Đa số chúng ta thường nói thiền Lâm Tế là trình kiến giải và giải thoại đầu rồi thì được ấn chứng. Đơn giản như vậy, nhưng ấn chứng rồi, tôi thấy thiền sinh không có sự tiến bộ tâm linh nào, thì đó là giả.

Thiền sư và thiền sinh ngồi đối diện, quý vị nghĩ gì? Cả hai người này phải vào định, sau khi thoát ly đời sống vật chất, thầy trò gặp nhau ở thế giới tâm linh, nên thầy không nói, trò không hỏi, nhưng họ hiểu nhau. Còn không hiểu, không cảm được lời Phật dạy thì ngồi làm gì. Phật ví như người bị trúng tên độc mà chờ điều tra xem mũi tên độc từ đâu tới thì họ chết mất.

Phật đưa một pháp nào đó để ứng dụng tu hành, giúp chúng ta nhẹ hơn, tâm trí tốt hơn. Phật ở trình độ cao, Ngài sống trong xã hội tùy trường hợp, tùy từng người mà làm cho họ kết duyên với Phật đạo, lần hồi họ tiếp cận được chân lý. Các nhà truyền giáo hiểu thâm ý của Phật, đi truyền đạo, đầu tiên quán sát trình độ kiến thức của dân chúng, cùng niềm tin và cuộc sống của họ, để khai thị, từng bước giúp họ thăng hoa. Thật vậy, các vị thiền sư đắc đạo, tới vùng dân chúng nghèo đói thì nghĩ cách nâng cao đời sống người dân, nghĩa là vừa áp dụng khoa học và triết học, còn Phật học chưa nói. Vì vậy, thiền sư đến đâu chăm sóc gần nhất là sức khỏe của người dân, nên họ đều biết cây thuốc. Ngày nay thức ăn của chúng ta là thuốc. Thiền sư dạy đạo là dạy ăn ngủ và làm việc, như vậy đạo Phật rất thực tế. Ăn, ngủ, lao động không đúng cách thì sanh bệnh hoạn. Ngày nay chúng ta lạm dụng thuốc quá nhiều, ăn thức ăn chứa nhiều độc tố làm cho cơ thể bên ngoài mập, nhưng bên trong rệu rã. Thiền sư dạy chúng ta lao động, ăn, ngủ, nghỉ, sao cho cơ thể điều hòa với cuộc sống và thiên nhiên, xã hội. Đạo Phật là đạo của con người sống. Người trẻ thuyết pháp hay, nhưng bệnh hoạn thì tôi không nghe theo, vì yếu tố Bồ-đề có hay không chưa biết, nhưng cơ thể như vậy là nghiệp. Hòa thượng Phổ Tuệ là Pháp chủ Giáo hội chúng ta và Hòa thượng Trí Tịnh đều 94 tuổi, nhưng các Ngài vẫn khỏe và sáng suốt, thì ta có thể nghe theo, học theo hai vị này. Người tuổi cao, khỏe và thông minh, ta tin ít nhất không thành Phật thành Thánh, cũng thành người sáng suốt, không lú lẫn, không bệnh hoạn. Ta có thể học với hai vị Hòa thượng này về cuộc sống, vì Phật dạy đạo Phật xây dựng con người và xã hội, cái gì cao xa chưa nói đến.

Riêng tôi, 74 tuổi vẫn khỏe, vì biết ứng dụng Phật giáo vào cuộc sống, đầu tiên là ứng dụng vào làm việc, ngủ nghỉ. Tôi ăn ít, nhưng làm nhiều được. Theo tôi, ăn uống, ngủ nghỉ, lao động phải giải quyết xong, mới giải quyết việc khác. Tôi có người bạn tri thức là bác sĩ Dương Dậu, đệ tử của Tổ Huệ Quang. Ông rất thân với tôi và lúc tôi còn trẻ đã dặn tôi rằng Đại đức nhớ đến 40 tuổi đừng ăn nhiều chất bột, chất béo, chất đạm, vì ba thứ này dư thừa rất nguy hiểm. Ông là bác sĩ nhưng ăn chay trường nhờ lãnh hội giáo lý Phật áp dụng vào cuộc sống. Ngày nay tôi thấy lời khuyên của ông rất đúng. Ông bảo tôi đừng ăn nấm nhiều, vì đó là chất dinh dưỡng có nhiều đạm, sanh nhức mỏi, nên ngồi thiền đầu gối bị đau. Đối với việc căn bản là ăn uống, ngủ nghỉ, chúng ta không giải quyết được, mà muốn việc cao siêu là điều xa vời, không tưởng.

Ngài Trí Giả đại sư một ngàn năm trước đã dạy phải điều hòa ăn uống trước. Ngài dạy không ăn nhiều, không ăn ít, không ăn những gì không thích hợp với cơ thể mình. Lời dạy này vừa có tính cách khoa học, vừa triết học và đó chính là phương tiện của Phật, không phải pháp dạy cho hàng Thánh. Tôi không ăn chất béo, nhưng ăn ngũ cốc, lúa mạch, mè để tăng HDL và làm hạ LDL, không bị béo phì, tuy ốm, nhưng khỏe, không bị cao huyết áp, không chết vì bệnh tim mạch.

Chúng ta tin Phật học và kiểm chứng bằng khoa học, tin như vậy là chánh tín; còn nghe nói cái gì cũng làm theo rồi sanh bệnh, chết. Chúng ta tin Phật học dạy những điều cao siêu, nhưng chúng ta chưa nhận được thì nhờ khoa học thí nghiệm biết được đúng và nhờ thiền sư tỉnh giác dạy. Kết hợp ba điều này giúp cơ thể khỏe mạnh để gieo mầm Bồ-đề vào tâm, trước nhất là gieo niềm tin với Phật, Pháp, Tăng. Thiếu niềm tin với Tam bảo, dù đã quy y, nhưng tin ma quỷ, thần thánh hơn là mê tín. Ví dụ nghe đồn ở chùa Phổ Quang có điện Quan Âm rất linh, nên đến lạy để xin lợi lộc, như vậy là tham, không phải chánh tín. Không tham, không giận, không si mê thì không sanh tà kiến. Không tham thì ai xúi dại được, tham lam là cách Phật xa. Đi chùa để mua may bắn đắt, trúng số đề, nhưng không được thì bỏ chùa. Nếu có may mắn, thì đó chỉ là phương tiện ban đầu, để từ đó chúng ta tin lời Phật dạy, nhờ cao tăng khai ngộ, chỉ dạy chúng ta ứng dụng giáo pháp, chúng ta mới có đời sống an lạc nội tâm và cuộc sống ổn định thì từng bước đi lên.

Phật tử giàu sang vẫn được an lạc, hay nghèo khó nhưng không khổ đau, khác với người giàu mà khổ đau vì tham vọng, nhiều tội lỗi, nên gia đạo bất hòa, con hư, nên sự nghiệp lớn mà lòng vẫn bất an, thì sớm chiều cũng thành mây khói.

Trong đạo chúng ta, người nghèo được an lạc là các thánh La-hán, không có tiền, không giữ tiền, nhưng tâm luôn rất an lạc, vì lòng tham đã đoạn tuyệt, chê khen của thế nhân nằm ngoài tai. Ý này được vua Trần Nhân Tông cảm tác rằng: Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm. Danh lợi lòng băng với bão đêm. Hay: Trẫm xem ngai vàng như chiếc giày rách, bỏ lúc nào cũng được. Tâm Ngài hoàn toàn an lạc là thế.

Chúng ta tin Phật, áp dụng lời Phật dạy, dù nghèo hay giàu, nhưng biết thì nhân phước này tạo thêm phước khác. Chưa có phước thì biết tạo phước nhỏ, hay không có phước cũng không bận tâm, ăn một ngày bao nhiêu mà lo. Phật tử giàu hay nghèo cũng vậy, lấy tâm an lạc và sức khỏe làm chính và lấy lời Phật xây dựng cuộc sống chúng ta ổn định cho đến nâng lên Hiền thánh, thì xã hội chúng ta sống trở thành thiên đường trần gian. Thật vậy, khi quý vị chung sống với người thực sự giải thoát, không tham, không giận và có trí tuệ, mọi việc được giải quyết nhẹ nhàng. Người không tham vọng và hiểu biết như năm anh em Kiều Trần Như là những nhà hiền triết, Phật đưa cho họ Chánh pháp là họ đắc quả liền.

Tóm lại, chánh tín trong đạo Phật là đầu tiên ta tin Phật, Pháp, Tăng. Tăng là đoàn thể hòa hợp, thanh tịnh mà chúng ta đặt trọn niềm tin, hoặc tin những nhà thông thái có ý tưởng hay, tin văn minh khoa học. Kết hợp được như vậy để xây dựng cuộc sống chúng ta thăng hoa trên bước đường tu học Chánh pháp

Thích Trí Quảng
(Giác Ngộ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 4632)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 5394)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4628)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 10526)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4723)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 5410)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 5002)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 5277)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
16/10/2010(Xem: 5138)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
16/10/2010(Xem: 7358)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]