Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Quỷ Vô Thường

02/10/201108:47(Xem: 4158)
Con Quỷ Vô Thường

canhdep_8
CON QỦY VÔ THƯỜNG

Đào Văn Bình

Trong thế giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường:

-Nó làm cho muôn vật không đứng yên một chỗ mà phải biến đối.
-Nó làm cho vạn pháp phải hoại diệt. Thánh thần, dù thần linh tối cao, tối thượng, mầu nhiệm nó cũng không tha.
-Nó làm cho mái tóc xanh của con người phải bạc đi.
-Nó làm cho thân hình đẹp đẽ tráng kiện, hấp dẫn kia phải lọm khọm, đôi môi xinh xắn phải héo tàn. Giọng nói, giọng hát trong trẻo phải thều thào. Làn da mịn màng phải khô như gốc củi.
-Nó làm cho đóa hoa sớm nở tối tàn.
-Nó làm cho lâu đài tráng lệ kia lần hồi hoang phế, mục nát. Biển cả hóa cồn dâu.
-Nó làm cho yêu trở thành ghét. Ghét trở thành yêu. Đen trở thành trắng. Đúng trở thành sai. Bạn trở thành thù. Thù trở thành bạn…không có gì vĩnh cửu cả.
-Nó làm cho giàu sang bỗng trở nên tay trắng. Quyền thế bỗng trở thành tội phạm. Thánh thiện, linh thiênng bỗng trở thành kẻ thương luân bại lý, khiến cuộc đời này giống như một bãi hý trường.
-Nó làm cho đời ta giống như một giấc mộng. Có đó rồi mất đó.
-Cả cái giải Thiên Hà với hàng tỉ, tỉ ngôi sao kia nó cũng làm cho chuyển động không ngừng, mở rộng rồi co vào, rồi nổ tung (Big Bang), rồi văng đi vạn nẻo rồi lại co vào rồi lại nổ tung…giống như một trò vui chơi bất tận.
-Nó làm cho những tụ hội kiêu sa, yến tiệc linh đình, hội họp “thượng đỉnh” phút chốc tan biến đâu mất rồi chỉ còn lại những khắc khoải, lo âu, toan tính và mệt nhọc, đôi khi lại chia rẽ nhau.

-Làm sao chúng ta có thể lấy lại được những gì trong cuộc sống của ngày hôm qua? Chúng ta có thể lưu lại phần nào đó qua những tấm hình, trong băng nhựa, trong các đĩa ép (CD) nhưng rồi Con Quỷ Vô Thường cũng sẽ làm cho những tấm hình trở nên hoen ố, các đĩa ép rồi cũng sẽ vỡ vụn. Chúng ta cũng có thể lưu những thứ đó vào trong máy điện tử nhưng rồi Con Quỷ Vô Thường lại gửi Virus tới lấy đi tất cả. Thật là quái ác!

-Làm sao chúng ta có thể tìm lại những cảm xúc ngọt ngào, những lời nói du dương, những phút giây hạnh phúc của ngày hôm qua? Chúng ta có thể vận dụng trí nhớ nhưng rồi với tuổi đời chồng chất, Con Quỷ Vô Thường cũng sẽ làm cho trí nhớ của chúng ta mòn mỏi. Rồi nó lại “thân tặng” chúng ta căn bệnh Parkinson làm chúng ta mất luôn hoặc trở nên lú lẫn.

Ôi Con Quỷ Vô Thường, nó thật ác độc! Nó là kẻ thù hạnh phúc của con người. Nó làm cho chúng ta đau khổ nhưng hầu như trong chúng ta ít người biết đến nó.

Bạn ơi!

Chúng ta đã coi thường “quyền năng” của Con Quỷ Vô Thường khi chúng ta cho rằng, nghĩ rằng, tin rằng cuộc đời này vĩnh cửu, thế giới này vĩnh cửu, niềm tin này bất diệt, tử tưởng này bất biến, giá trị này muôn đời bền vững, sức mạnh này muôn năm trường trị, tình yêu này bất tử…

Bạn ơi!

Bạn sẽ vô cùng đau khổ khi bạn chống lại Con Quỷ Vô Thường. Bởi nó là một quyền năng vượt lên trên tất cả mọi quyền năng khác. Chúng ta có thể nói rằng không một quyền năng nào có thể chống lại Quyền Năng Vô Thường.

Vậy thì hãy đi với nó. Hãy vui chơi và thuận thảo với nó. Hãy là chính nó. Khi đó chúng ta sẽ mạnh mẽ bảo Con Quỷ Vô Thường rằng:

-Ông ơi, xin ông đi chỗ khác kiếm ăn đi. Tôi có chấp trước gì đâu mà ông đòi hủy diệt? Tôi có lưu giữ gì đâu mà ông đòi lấy đi? Tôi đã biết thế giới này là huyễn hóa thì chuyện ông làm có gì lạ đâu? Cả cái thân tôi đây do “Tứ Đại giả hợp mà thành” (*) tôi biết từ lâu rồi. Nó có mất đi thì cũng là chuyện quá thường. Xin ông đừng hù dọa tôi. Cả cái đồng tiền mà tôi đang cầm trong tay đây cũng chỉ là “tín dụng” - tin mà dùng. Khi niềm tin mất thì nó sẽ trở thành giấy lộn, quăng ngoài đường không ai thèm nhặt. Vậy thì Có-Không, Được-Mất cũng vậy thôi. Luật vô thường tôi nắm trong tay đây này.

Nghe bạn nói như thế, Con Quỷ Vô Thường sẽ trở nên bất lực và kính cẩn chào bạn.

Ban ơi!

-Tâm hồn bạn sẽ thanh thoát, nhẹ nhàng khi bạn hiểu được lẽ vô thường.

-Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.

-Bạn sẽ không còn nuối tiếc bất cứ một cái gì khi bạn hiểu rằng thật sự ra trên cõi đời này không có gì đích thực là của bạn. Cho dù nó đích thực là của bạn đi nữa rồi thì nó cũng sẽ vô thường. Có đó rồi mất đó.

-Bạn sẽ ung dung, tự tại trước bao đổi thay, hưng-phế, còn-mất, được-thua, đúng-sai đang diễn ra trước mắt.

-Bạn cho rằng cái này Đúng, cái này là Chân Lý ư? Bạn có biết không? Cái hiểu biết của chúng vốn vô thường nhưng rồi chúng ta lại dùng cái hiểu biết vô thường đó để nhận xét về một cái vô thường khác – như như Đức Phật dạy rằng “ vì con mắt bệnh cho nên thấy hoa đốm ở hư không, thấy mặt trăng thứ hai” (*) nó cũng giống như “một người cho rằng cảnh vật trong giấc chiêm bao là thật.” (*). Vì vọng chấp vào đó cho nên Con Quỷ Vô Thường mới làm khổ chúng ta. Vậy thì suy nghĩ cho cùng - cái “quyền năng” của Con Quỷ Vô Thường do chính cái tâm vọng chấp của chúng sinh tạo ra. Nói khác đi chính Vô Minh đã tạo ra Con Quỷ Vô Thường.

-Chư Phật, chư vị Bồ Tát vượt lên lẽ vô thường vì các ngài thường quán chiếu lẽ vô thường, không chấp trước vào đâu, không nương tựa vào đâu cho nên các ngài hằng trụ, không biến đối.

-Hằng trụ, không biến đổi tức không Sinh không Diệt. Không Sinh không Diệt tức không phiền não. Không phiền não tức hạnh phúc, tức Niết Bàn.

Bạn ơi! Vượt lên trên lẽ Vô Thường chính là Chân Như, Bồ Đề, là Phật vậy.

Đào Văn Bình
(Tháng 11 năm 2011)

(*) Kinh Viên Giác tức Bí Mật Vương Tam Muội Kinh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 4632)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 5394)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4627)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 10524)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4723)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 5410)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 5002)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 5276)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
16/10/2010(Xem: 5138)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
16/10/2010(Xem: 7356)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]