Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Nhân Tông Và Bài Học Tư Tưởng Giải Phóng Nội Lực

08/08/201123:21(Xem: 4774)
Trần Nhân Tông Và Bài Học Tư Tưởng Giải Phóng Nội Lực


TRẦN NHÂN TÔNG
VÀ BÀI HỌC TƯ TƯỞNG GIẢI PHÓNG NỘI LỰC
Văn Quân

Tìm hiểu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông, trong số những bài học lớn về tư tưởng của Người, cũng là của thời nhà Trần vinh quang - nổi bật và sâu xa nhất chính là bài học về khai phóng nội lực, mà vì nó - Người đã đánh đổi tất cả để dấn thân tìm phương giáo hóa và vượt thoát cộng đồng.

Sức mạnh nội lực của dân tộc dưới hào quang của vua trẻ Trần Nhân Tông

Ngày nay, ứng với công cuộc đổi mới và hội nhập – chính là nhu cầu phát huy nội lực - điều kiện cần và đủ cho quá trình phát triển đất nước, khẳng định vị thế Việt Nam. Đó là bí quyết - phải chăng có thể coi đây chính là “Lẫy nỏ thần kỳ” của lẽ thành bại mỗi thời, liên đới đến sự sáng - tối, mạnh - yếu, hưng – vong của xã tắc và sự sướng - khổ, buồn – vui, vinh - nhục của người dân? Và như thế, thời của Người - vấn đề này được nhận thức và phát huy như thế nào?

Trước hết, thời của Người - thế kỷ 13, đất nước cũng phải đứng trước hai thách thức lớn, đều mang tính sống còn: Một là họa xâm lăng, với một đội quân hung bạo nhất thế giới, từng tung hoành vó ngựa khắp từ Á sang Âu - giắc Nguyên Mông. Hai là khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng hòa bình.

Đối với thách thức xâm lăng - dường như đã thành nghiệp chướng, rất ít thời tránh khỏi. Và thời Trần của Người đã làm cuộc quật khởi toàn dân tộc, để lại những dấu ấn chói lọi bậc nhất trong lịch sử nước nhà – ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Lúc này, yếu tố hàng đầu của nội lực dân tộc được phát huy cho đến tột cùng – đó là lòng yêu nước thương nòi, mà sau này Bác Hồ cũng nhắc lại trong câu nói bất hủ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Cho đến bây giờ, đọc lại sử sách hơn 700 năm về trước, chúng ta hãy còn đau đáu về một thế nước mong manh, với một vương triều vừa khai mở, về cuộc rút lui lặng lẽ khỏi kinh thành Thăng Long, về cuộc săn lung ráo riết và tàn bạo của kẻ thù, không chỉ với vua Trần và tôn thất, mà với cả “dân đen” và “con đỏ” như đã nêu trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo. Sau chiến thắng lần thứ nhất, dưới hào quang của ông vua trẻ - tức Trần Nhân Tông, sức mạnh nội lực ấy đã được nhân lên một tầm mức mới – không chỉ đơn thuần là yêu nước mà cả nhân nghĩa sáng ngời.

Giờ đây và có lẽ còn mãi mãi về sau, khi nhắc đến bài học cốt tử đó, hậu thế không thể nào quên những Hội nghị Bình Than, Diên Hồng lịch sử, những tình cảm vua – tôi, tướng sĩ “một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, về nghĩa cử “động trời” khi Người cởi áo bào toàn thắng để đoái thương thân xác của tướng giặc Toa Đô tử trận… Có gì đó rất gần gũi với thời đại và con người Hồ Chí Minh. Phải chăng bài học ấy, trước những thử thách can qua như thế đã trở thành máu thịt, thành sức mạnh tự thân và khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam mà không kẻ thù nào dám coi thường?

Cả một thời thanh xuân binh lửa, lãnh đạo quân dân kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh chống Nguyên Mông, Người đã thấm nhuần bài học sống còn là khai phóng nội lực, thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc chấn hưng dân tộc sau 30 năm bị tàn phá nặng nề, trở thành thời kỳ cực thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thậm chí có những thành tựu còn dư sức tỏa sáng về sau.

Có thể kể ra những việc làm cao trọng của Người: Đầu tiên là an dân và ổn định xã hội - thực hành đại xá cả nước, tha bỏ tô thuế để nới sức dân, khuyến khích khai hoang phục hóa, mở rộng thông thường… Bên cạnh đó là chấn chỉnh bộ máy triều chính, cốt ở tinh chứ không cốt ở đông, với quan điểm “quan nhiều thì dân khổ”, tích cực tìm kiếm và đào tạo hiền tài bằng khuyến học và rộng đường thi cử. Cho nên, không có thời nào mà sĩ tử lại đông và hiền tài lại nảy nở như thời Trần. Nhờ thế mà kinh tế xã hội và văn hóa phát triển, đời sống con người - cả vật chất và tinh thần được cởi mở và thăng tiến.

Đặc biệt, Người đã chủ trương xây dựng và hình thành một hàng rào tư tưởng tâm linh tiêu biểu và hoàn chỉnh của nước Nam, vừa nhằm giáo dục truyền thống, vừa tạo ra chỗ dựa vững chắc cho tinh thần dân tộc và hun đúc khí thiêng sông núi vững bền. Với người có công còn sống, Người không quên ban thưởng. Với người đã mất được phong thần – mà sử sách còn ghi rõ: Người chủ động phong thần cho 27 anh hùng là nhân thần, cùng nhiều nhiên thần khác, được đương thời và hậu thế đánh giá cao, coi như đã xây cất thành công một “thần điện” Việt Nam.

Hoàn tất các đại sự quốc gia, Người chọn đường lên Yên Tử

Hoàn tất các đại sự quốc gia rồi, Người chọn đường lên Yên Tử. Khi ở ngôi - Người sống mẫu mực theo cốt cách cha ông: Giản dị, kiêm ước và tự đủ. Khi nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng - Người vẫn không quên coi trọng việc dân nước. Và khi chính thức đường tu, Người thực vẫn theo hướng tận hiến cho xã tắc – thậm chí còn phải chịu nhiều gian khổ và thiếu thốn, không phải vì mục tiêu ép xác, mà cốt là để mong xác lập phương cách giáo hóa con người và vượt thoát dân tộc.

Mỗi khi có dịp đặt chân về Yên Tử hoặc thường khi suy tưởng về Người, tôi vẫn tự hỏi: Ngày nay, đường đi lối lại phong quang, vậy mà không ít người còn không đủ sức và đầy tâm để lần bước tới đỉnh chùa Đồng. Còn Người thuở ấy đã cất công khai lối, dựng nền thì phải chịu đựng khó nhọc đến mức nào. Làm vậy để mong thoát tục ư? Tôi không tin.

Và ngay từ những thế kỷ trước, các bậc thức giả cao quý đã thẩm định rồi – ví như Ngô Thì Nhậm đã viết: “…Người ta thấy Điều Ngự đệ nhất tổ (tức Trần Nhân Tông) đến ở chùa Hoa Yên thì bảo là Ngài xuất gia. Ta biết rằng – Ngài lúc bấy giờ đã xem thiên hạ (non sông – nòi giống) là công. Trong nước vô sự, nhưng phía Bắc vẫn còn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an tâm. Cái ý ấy không tiện nói rõ, sợ dân tình dao động. Cho nên nhằm được ngọn Yên Tử là núi cao nhất – phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng – mà dựng lên ngôi chùa. Thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm”. Vậy, theo đúng tư tưởng lớn của Trần Nhân Tông về bài học khai phóng nội lực, những mong vượt thoát toàn dân tộc nên soi tìm ở đâu và như thế nào?

Phải thăng hoa về cả trí tuệ, thể chất và tâm hồn thì mới phát huy được nội lực

Dĩ nhiên, về mặt phân định, ai cũng hiểu - nội lực là toàn bộ tiềm lực bên trong vốn sẵn (trong nước và trong dân). Một cá nhân là thế và cả dân tộc càng thế. Có điều - về mặt nhận thức - đúng ra và nhất là hành xử thực tiễn thì nhiều thời cha ông, đặc biệt là thời Trần, đã triệt để, hữu dụng và hữu ích. Vả lại, việc đó thời chiến đã khó, thời bình còn khó hơn rất nhiều, bởi nó thường vấp phải nhiều trở lực từ tâm lý và tập tính cố hữu của cộng đồng. Đó là thói vị kỷ và hẹp hòi, thói bon chen và ham lợi lộc, dễ coi nhẹ lợi ích chung.

Vấn đề cần chỉ ra là: Những thành tố chính yếu của nội lực và sự phát huy nhằm vào phương diện nào để tỏa sáng nhanh chóng và mạnh mẽ - như trên đã nói là: đắc cách, đắc dụng và hữu ích? Phàm thì người ta nghĩ ngay đến nhân tài vật lực - sức người sức của – hay như ta ngày nay là nguồn lao động và tài nguyên dồi dào, thậm chí cả đồng vốn còn đọng nhiều ở trong dân, phải được thu hút hết mức cho công cuộc giàu hóa nhanh chóng.

Điều đó hoàn toàn đúng, rất quan trọng nhưng chưa phải cốt yếu và hàng đầu - thậm chí ở góc độ nhất định - những thứ đó vẫn cứ còn là ngoại lực, là hình tướng. Gốc của nội lực nằm trong chính mỗi con người - cốt ở tâm và trí cộng lại và nhân lên mà thành. Đối với tố chất người Việt Nam thì đây chính là chỗ mạnh nhất, sáng nhất cần được phát huy tối đa, nghĩa là phải được thăng hoa cả về trí tuệ, thể chất và tâm hồn. Sự hưng thịnh và tươi sáng của không ít thời đã chứng tỏ điều đó. Và đương nhiên, thời Trần là một tiêu biểu.

Trần Nhân Tông đã đến với Phật giáo bằng tầm nhìn của một nhà chính trị và tư tưởng lớn

Cứ nhìn vào cung cách Trần Nhân Tông và soi vào tư tưởng lớn Trần Nhân Tông, rõ ràng để làm được điều đó – có thể gọi là nghiệp lớn và phúc lớn – thì cốt là ở một nền giáo hóa chuẩn mực và lành mạnh. (Xin nói là nền giáo hóa, chứ không phải chỉ đơn thuần là công đoạn ít năm ngồi trên ghế nhà trường). Nền giáo hóa ấy thấm đẫm suốt cả đời người - từ trong quá trình thai giáo cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - cả vua quan và dân chúng, cả giàu nghèo lẫn sang hèn, cả trẻ lẫn già.

Từ nhỏ, được ấn tâm và thụ giáo người thầy lớn là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung - một cư sĩ tại gia chủ trương hòa gắn đạo và đời làm căn bản cho quá trình nhận thức và tu tâm tĩnh trí để đạt giải thoát và viên mãn. Sau đó, trải nghiệm qua công cuộc dân nước hào hùng, Người không khó khăn gì để khẳng định chân lý giải thoát như thế.

Và chính Người và những người cùng thời đã nhìn thấy từ trong tinh hoa đạo Phật những giá trị thuận cách cho nền giáo hóa con dân đúng hướng, dựa trên căn bản của nền sống dân tộc – đó là bình dị và kiệm ước, trọng học và trọng tình, biết tôn thờ sự nghiệp dân nước làm trọng.

Có thể nói, Trần Nhân Tông đã đến với Phật giáo bằng tầm nhìn của một nhà chính trị và tư tưởng lớn, biết thu nạp và diệu dụng tôn giáo vì mục đích cao cả: Cứu nhân độ thế, làm cuộc vượt thoát toàn dân tộc.

Cho nên Phật thiền Trần Nhân Tông đã dầy công gây dựng ở Yên Tử hoàn toàn không phải là dập khuôn giáo lý gốc của Phật (Đại Thừa Ấn Độ hay Thiền Tông Trung Hoa) mà chính là đã thổi vào đó những giá trị tươi mới và tích cực – đó là quan điểm Phật tại tâm, tu theo thập thiện chứ không khuyến khích khổ hạnh và ép xác, càng không cho phép coi nhẹ bổn phận công dân và lòng tự cường dân tộc – như trong bài phú “Cư trần lạc đạo” coi như một tuyên ngôn tư tưởng Trần Nhân Tông về cả đạo và đời, không chỉ giành cho riêng giới tu hành mà cho toàn dân tộc muốn đạt tới “Nhân hòa” để tìm phương vượt thoát và lớn mạnh – như cụ Hồ gọi là “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Trong các trước tác của Người, trước hết phải kể tới “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” - chủ yếu Người bàn về thân – tâm, vốn là những thứ chủ yếu gây nghiệp chướng cho đời sống con người, là cội nguồn nảy sinh dục vọng để khiến con người tự trở thành nô lệ và tội đồ của chính mình, tự ngăn trở và làm lạc hướng trong việc tạo tác nguồn tâm vô nhiễm – trong trẻo và ngay lành.

Đó mới thực là hình ảnh tối thượng của đường tu, của hạnh phúc kiếp người. Vì tính chất và nội dung như thế nên đây là một tác phẩm không dễ đọc và dễ hiểu thấu, đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và tâm sức tìm hiểu. Chúng ta chỉ cần nghe bốn câu kệ kết thúc tác phẩm (phần dịch nghĩa):

Cảnh lặng, sóng yên, lòng tự tại
Gió mát thổi đến dưới bóng cây thông
Giường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyển
Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng

Còn trong “Cư trần lạc đạo phú”, gồm 10 hội và phần kệ, mới đọc - tưởng chừng như Người tự viết cho mình và tự nói với chính mình – khi đã rũ bỏ mọi vướng bận - kể cả ngai vàng và vương quyền để lên núi tu hành.

Tại đây, sau khi đã ngộ nghiệm và định rõ chân lý, Người để lại phần tâm cốt nhất của tư tưởng và tính cảm lớn, góp phần vào sự nghiệp giáo hóa con dân, nhằm ổn định nhân tâm, khai mở nội lực (cả nhận thức lẫn hành động) và mạnh bền thế nước dài lâu. Bởi chúng ta cũng biết, chính trong lúc đang ở đời tu, Người vẫn chủ động dấn thân chăm lo mở cõi - bằng việc làm “vô tiền khoáng hậu” là quyết định gả con gái cho vua Chiêm, đổi lấy hai châu Ô – Lý.

Đây chính là mảnh đất đầy vị thế về địa lý – chính trị - quân sự và kinh tế - văn hoá, đặc biệt là thế mạnh gần như độc tôn về phát triển công nghệ vi sinh thế kỷ 21 và còn mãi về sau. Trở lại với “Cư trần lạc đạo phú” - mở đầu, Người viết:

Mình ngồi thành thị
Nết dùng sơn lâm

Ấy là nói tới lối hành xử khôn ngoan nhất, nhuần hợp với cốt cách dân tộc, theo nghĩa “thô” thì người có thể ở chốn thành thị giàu có, sung sướng đủ đầy, nhưng nết hạnh và ứng xử phải thuần phác và trong trẻo mới là quý, là nên. Còn theo nghĩa “tinh” thì dù có sống trong cảnh ngộ nào cũng phải đề cao tính thiện nhẫn và chọn sự thanh thản làm đầu. Được thế là đời tiên phật, là dân tộc vững bền. Như ở hội 3, Người viết:

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc (chẳng biết), họa kia thực cả đồ công.

Và như thế, khi đã biết, đã ý thức được thì: “Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca. Câm giới hạnh, đoạn gian tham, chĩn thực ấy là Di Lặc”. Cho nên, nói ngắn gọn: Đời tục hay cõi tu cũng cốt ở cái Tâm con người. Nếu biết hành xử nhuần hợp để có được nguồn tâm vô nhiếm thì dễ dàng đạt tới cực lạc. Đó là căn bản của tư tưởng “Phật tại Tâm”.

Báu vật của tâm linh và đời thực ấy sẵn có ở trong mỗi con người. Vấn đề là tự ý thức, tự hành xử được hay không mà thôi. Chân lý ấy sâu xa mà giản dị vô cùng – như bài kệ kết thúc, Người viết:

Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm thì không cần phải hỏi Thiền nữa.

Nói tóm lại – bài học phát huy nội lực của Trần Nhân Tông và thời đại của Người chính là trước hết tôn cao nền giáo hóa con dân theo cách thiện, giúp họ hoàn thiện quá trình tự nhận thức để giữ được tâm trong và trí sáng, biết bình tâm trước mọi diễn biến của đời sống, đạt độ an nhiên tự tại, ít bị vướng bận vào hệ lụy thường tình như tham, sân, si, nhất là những mặc cảm áp chế thân phận và cá tính.

Trên cơ sở đó mà thăng hoa hết mình cả tâm hồn và trí tuệ để có thể sáng tạo và dâng hiến hết mình. Đó chính là cốt lõi của con đường giải thoát và tự vượt thoát.

Và chính Người - cả khi chỉ huy đánh giặc lẫn khi xây dựng hòa bình đều đã thể hiện rõ phong cốt và sức mạnh tự thân ấy. Nó lan truyền sang tướng sĩ và thần dân, thôi thúc họ lòng tự tin, tính nhân hậu, ham học hiểu, với khao khát hòa ái và lịch duyệt, biết thiện nhẫn và làm tròn bổn phận trên tinh thần tự cường và tự tôn dân tộc.

Cho nên, Phật Thiền Trần Nhân Tông – tư tưởng Trần Nhân Tông – trong đó, lớn nhất và cao sâu nhất là bài học khai phóng nội lực - trước hết không phải là những giá trị tôn giáo, mà là giá trị dân tộc, thuộc về bản sắc cao quý, cần và theo suốt hành trình dân nước dài lâu. Nếu không thấy, nhất lại là không thực hành lấy cho nghiêm thì đó quyết không phải lỗi ở tiền nhân kỳ bí, mà chính là ở hậu thế nhạt nhòa – ví như cuối đời Trần, khi vương triều suy vi, Trần Nghệ Tông đã phải thốt lên:

Tự hận nhi tôn tham bão noãn
Bất tùy xung mật báo thâm ân.

Dịch thơ:

Tự hận cháu con tham lợi lộc
Không theo nghĩa lớn báo ơn dày.

Đó là sự treo giá của những bài học lịch sử sâu xa và cội rễ.

Văn Quân
(tuanvietnam.net)




11-30-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 5994)
Trong việc tu hoc Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương pháp, trong đại thừa Kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ ...
04/04/2013(Xem: 4181)
Khổ khổ là một trong tam khổ [1]luôn xảy ra trong cõi Ta Bà này. Khổ là sự bất an, sự đau đớn, sự thống thiết, sự kêu gào, sự chịu đựng, sự bấn loạn, sự cay điếng, sự tan nát, sự chấn động, sự đả thương …
02/04/2013(Xem: 5262)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa). Vì pháp Duyên khởi là nguyên lý cơ bản và thiết yếu của sự giác ngộ. Đức Phật thành Phật là do Ngài chiêm nghiệm hai mặt lưu chuyển và hoàn diệt của nguyên lý 12 Duyên khởi mà thành tựu. Trong kinh A-hàm đức Phật nói: "Thế nào là nguyên lý Duyên khởi? Nghĩa là do duyên với Vô minh mà Hành khởi sinh, dù Phật có ra đời hay không ra đời, nguyên lý ấy vẫn thường trú, vẫn an trú trong pháp giới.
02/04/2013(Xem: 6360)
Tu có nghĩa là sửa. Tu rất khó, khó nhất là tu tại gia, cho nên có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Ở chùa có nhiều thiện duyên nên tương đối dễ tu. ở chợ lại khó tu hơn một chút vì phải giữ lòng ngay thẳng, không gian manh lường cân tráo đấu; ở nhà lại khó hơn nữa vì bạn ác rủ rê làm ta dễ bị sa đọa.
02/04/2013(Xem: 20612)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa, giáo nghĩa ẩn số vô cùng cao thâm mầu nhiệm, không ngoài mục đích triển khai tri kiến của Phật để chúng sanh tiến tu đạo nghiệp sớm được chứng quả vô thượng bồ đề. Bộ kinh này được lưu truyền sâu rộng trong nhân gian, được nhiều thọ trì đọc tụng, được nhiều dịch giả phiên dịch ra nhiều thứ tiếng, và cũng được rất nhiều học giả nghiên cứu, chú thích, giảng giải, yếu giải v.v...
01/04/2013(Xem: 4921)
Khi thấy được mọi sự trên thế gian này chẳng khác nào những vỏ chuối khô vất bỏ thì bạn sẽ không còn bị dao động, chán nản, và đau khổ trước vô vàn sự đến và đi của mọi sự vật trên thế gian -- dầu là vui hay buồn. Nhận thức được điều này bạn sẽ thong dong trên đường giải thoát.
01/04/2013(Xem: 4704)
Bức thông điệp đó là "Tứ Diệu đế" (Catvàriaryasatyàni), Bốn Sự thật (The truth), bốn Chân lý về con người và sự hiện hữu của con người. Nó cũng là con đường biện chứng thực tại mà qua đó con người có thể vươn đến một đời sống hạnh phúc chân thực ngay tại cuộc đời này.
29/03/2013(Xem: 5885)
Phật giáo là ánh sáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sáng ấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tật đố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống an vui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tính vô ngã vị tha ...
29/03/2013(Xem: 6042)
Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có hai cửa vào đạo là Chân thật môn và Phương tiện môn. Chân thật môn là con đường chính, nhưng chỉ có Phật mới đi vào con đường này được ...
24/03/2013(Xem: 5990)
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si. Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử. Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát ái. Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]