Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

13/07/201121:41(Xem: 5659)
Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Duc Phat Di Da


Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.

Nếu ai có cha, mẹ, anh, em và các quyến thuộc mắc phải trọng bệnh, bệnh tình khó bề thuyên giảm thì nên phát tâm hiếu thuận, từ bi, khuyên họ niệm Phật cầu sanh Tây phương và trợ niệm cho họ ngõ hầu người bị bệnh nhờ đó sau khi chết liền được sanh về Tịnh Độ. Sự lợi ích như thế kể sao cho xiết?

Nay tôi nêu lên ba điều trọng yếu để làm căn cứ hòng thành tựu sự vãng sanh cho người lâm chung; ý vốn lấy từ kinh Phật. Nguyện người thấy nghe, gặp được nhân duyên này đều cùng làm theo ba pháp này, quyết sẽ được tiêu trừ túc nghiệp, tăng trưởng Tịnh nhân, được Phật tiếp dẫn, vãng sanh Tây Phương, dần dần đạt đến viên thành Phật quả mới thôi. Đây toàn là nhờ vào sức trợ niệm của quyến thuộc.

[Có làm được như thế] mới là chơn thật hiếu, đễ, từ, huệ; dùng những điều ấy để vun bồi thêm cái nhân Tịnh Độ của mình. Xin thưa với những người cùng tin tưởng là cứ lâu ngày chày tháng sẽ nào có khó gì mà chẳng tập thành lề thói được. Nay tôi sẽ trình bày từng điều một để lúc lâm chung khỏi bị bối rối vậy.


a. Điều thứ nhất là khéo chỉ bày, an ủi, khiến sanh chánh tín:

Thiết tha khuyên người bịnh buông xuống hết thảy, nhất tâm niệm Phật. Nếu như cần phải giao phó việc gì thì phải mau giao phó. Giao phó xong chẳng đếm xỉa đến nữa, chỉ nghĩ ta nay theo Phật vãng sanh cõi Phật; tất cả sự giàu vui, quyến thuộc thế gian, các thứ trần cảnh đều là chướng ngại, thậm chí khiến mình mắc hại, chẳng nên sanh tâm niệm quyến luyến. Phải biết là một niệm chơn tánh của chính mình vốn chẳng có chết. Cái chết vừa nói đó chỉ là giả danh, chỉ là báo thân do túc nghiệp đời trước cảm thành đã đến lúc tận. Vì thế, xả thân này để lại thọ thân khác mà thôi. Nếu chẳng niệm Phật thì sẽ phải thuận theo nghiệp lực thiện, ác để lại thọ sanh trong nẻo lành, dữ.

Nếu như trong lúc lâm chung, nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phậtthì do tâm niệm Phật chí thành ắt sẽ quyết định cảm được Phật phát đại từ bi, đích thân tiếp dẫn khiến mình được vãng sanh. Đừng nghi rằng: mình là nghiệp lực phàm phu, chỉ do niệm Phật trong một thời gian ngắn sao lại có thể thoát khỏi sanh tử, vãng sanh Tây phương?Nên biết rằng: vì đức Phật đại từ bi nên kẻ tội nhân thập ác, ngũ nghịch rất nặng lúc lâm chung, tướng địa ngục hiện ra mà nếu có thiện tri thức dạy cho niệm Phật bèn hoặc niệm mười tiếng hoặc chỉ một tiếng thì cũng được Phật tiếp dẫn, vãng sanh Tây phương.Hạng người ấy chỉ niệm mấy câu còn được vãng sanh, sao lại ngại mình nghiệp lực nặng, niệm Phật ít ỏi mà sanh lòng nghi nữa ư?

Phải biết là chúng ta vốn có chơn tánh, chơn tánh của ta và chơn tánh của Phật chẳng hai; chỉ vì ta hoặc nghiệp còn sâu nặng nên chẳng thọ dụng được! Nay đã quy mạng nơi Phật như con nương về cha chính là trở về với cái ta vốn sẵn có, chứ nào có phải là điều gì bên ngoài đâu! Xưa kia, đức Phật đã phát nguyện: “Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu của ta mà chí tâm tin ưa, dẫu chỉ mười niệm mà nếu chẳng được vãng sanh thì chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Vì thế, hết thảy chúng sanh lúc lâm chung phát tâm chí thành niệm Phật cầu sanh về Tây phương thì không một ai là chẳng được ngài rủ lòng từ tiếp dẫn. Ngàn vạn phần chẳng được hoài nghi nữa! Hoài nghi chính là tự mình lầm lạc, họa ấy chẳng nhỏ.

Vả lại, lìa cõi khổ não này sanh về thế giới vui vẻ ấy là điều hết sức khoái ý cho nên phải sanh tâm hoan hỷ, ngàn vạn phần chẳng được sợ chết. Dẫu sợ chết cũng chẳng tránh khỏi cái chết, lại còn mất phần vãng sanh Tây phương nữa vì tâm mình trái với tâm Phật vậy. Dẫu Phật sẵn lòng đại từ bi cũng vô phương cứu tế chúng sanh chẳng nương theo lời dạy của Phật! Vạn đức hồng danh của Phật A Di Đàgiống như lò luyện lớn lao; tội nghiệp trong nhiều kiếp của chúng ta như một mảnh tuyết trong hư không. Nghiệp lực phàm phu do bởi niệm Phật nên nghiệp liền tiêu diệt, giống như mảnh tuyết bám vào bên lò lửa lớn liền bị tiêu hết chẳng còn gì nữa. Nghiệp lực đã tiêu thì bao nhiêu thiện căn tự nhiên tăng trưởng thù thắng; sao lại còn ngờ chẳng được vãng sanh, Phật chẳng đến tiếp dẫn nữa ư?

Chỉ dạy, an ủi ngọn ngành, uyển chuyển như thế khiến cho bịnh nhân tự mình sanh tâm chánh tín. Trọn chẳng nên thuận theo thói tục cầu thần, tìm thuốc. Mạng lớn đã sắp hết thì làm sao quỷ thần, thuốc men giữ cho khỏi chết được! Đã nhọc lòng vì những sự vô ích như thế thì đối với sự niệm Phật sẽ bớt thành khẩn, làm sao cảm thông đức Phật được!

b. Thứ hai là cả nhà thay phiên niệm Phật để giúp tịnh niệm.

Trước đó, đã giáo hóa bịnh nhân khiến họ sanh chánh tín; nhưng vì tâm lực người bịnh ấy yếu ớt, chưa kể đến hạng người lúc còn khỏe mạnh chưa bao giờ niệm Phật, chẳng dễ niệm liên tục lâu được. [Cho đến lúc này] lấy niệm Phật làm việc chánh thì cũng hoàn toàn nhờ vào người khác trợ niệm mới có thể có sức. Quyến thuộc trong nhà nên cùng phát tâm hiếu thuận, từ bi vì người ấy trợ niệm Phật hiệu.

Nếu bịnh tình còn chưa đến nỗi sắp chết vào bất cứ lúc nào thì nên chia ban niệm Phật. Mỗi ban hạn định mấy người. Ban đầu tiên niệm Phật ra tiếng, ban thứ hai và thứ ba niệm thầm. Nếu có việc gì cần làm thì nên lo liệu trong lúc niệm thầm; trong lúc trực ban trọn chẳng nên bỏ đi. Ban thứ hai niệm xong, ban thứ ba niệm tiếp; xong rồi lại trở lại từ đầu. Niệm một tiếng, nghỉ hai tiếng; [như vậy thì niệm] suốt cả ngày đêm thì cũng không mệt nhọc lắm.

Phải biết là mình chịu giúp người đạt được Tịnh niệm vãng sanh thì mình cũng sẽ được hưởng báo có người trợ niệm. Chớ có nói là chỉ vì cha mẹ nên mới phải tận hiếu như vậy, đối với người dưng cũng phải nên vun bồi ruộng phước của mình, trưởng dưỡng thiện căn của mình thì mới đúng là cái đạo tự lợi, chẳng uổng làm người. Thành tựu một người được vãng sanh Tịnh Độ chính là thành tựu một chúng sanh làm Phật.Công đức thế ấy há nghĩ lường nổi ư!

Ba ban liên tục, tiếng niệm Phật chẳng ngớt. Nếu sức bịnh nhân niệm nổi thì nương vào đó mà niệm nho nhỏ theo. Chẳng niệm nổi thì lắng tai nghe kỹ, tâm không có niệm gì khác thì tự có thể tương ưng với Phật vậy. Tiếng niệm Phật chẳng nên quá to; to thời tổn hơi, khó niệm lâu được; cũng chẳng thể quá nhỏ khiến bịnh nhân chẳng nghe được rõ. Chẳng nên niệm quá mau, cũng chẳng nên quá chậm. Từng chữ phân minh, từng câu rành mạch khiến từng chữ, từng câu lọt tai thấu dạ bịnh nhân; nhờ vậy mà họ được lợi.

Pháp khí dùng để niệm Phật chỉ nên dùng dẫn khánh, còn các thứ khác đều chẳng nên dùng. Tiếng dẫn khánh trong trẻo khiến tấm lòng người nghe thanh tịnh. Tiếng mõ trầm đục chẳng thích hợp cho việc trợ niệm khi lâm chung. Lúc bắt đầu thì niệm vài câu sáu chữ; rồi sau đó chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật. Do ít chữ dễ niệm nên bịnh nhân sẽ để tâm niệm theo hoặc nhiếp tâm lắng nghe, đều tốn ít tâm lực. Quyến thuộc trong nhà niệm như vậy mà thỉnh thiện hữu ở ngoài đến cũng niệm như vậy. Nhiều người hay ít người đều phải niệm như thế, chẳng nên niệm một chốc, lại nghỉ một chốc rồi mới lại niệm tiếp khiến bịnh nhân niệm Phật gián đoạn. Nếu cần ăn cơm thì nên ăn vào lúc thay phiên, đừng để tiếng niệm Phật gián đoạn. Như lúc bịnh nhân sắp tắt hơi thì cả ba ban cùng niệm cho đến tận sau khi đã tắt hơi hẳn rồi mới lại chia ba ban niệm suốt ba tiếng đồng hồ nữa (niệm càng nhiều càng tốt). Sau đấy, mới lo liệu, sắp đặt mọi việc.

Trong lúc niệm Phật, chẳng để cho bè bạn đến trước bịnh nhân thăm hỏi, vỗ về. Đã có lòng đến thăm thì hãy cùng đại chúng niệm Phật mấy thời. Ấy mới là tấm tình yêu mến chơn thật, có ích cho bịnh nhân. Còn nếu cứ theo thói tục thường tình thì chính là đã xô người xuống biển. Tình ấy tuy đáng cảm, nhưng [để xảy ra] sự ấy mới thật là đau đớn. Toàn là cậy vào người chủ chốt hiểu rõ đạo lý, bảo trước với người đến thăm để khỏi tổn thương tình cảm, tránh làm hại bịnh nhân phân tâm.

c. Thứ ba là kiêng dè xáo động, khóc lóc để khỏi làm hỏng đại sự

Lúc người sắp chết chính là lúc phân biệt giữa thánh phàm, người, quỷ, [tình trạng khác nào] ngàn cân [treo] đầu sợi tóc; khẩn yếu cùng cực. Chỉ nên dùng Phật hiệu khai thị, dẫn dắt thần thức người ấy; trọn chẳng nên tắm rửa, thay áo, hoặc dời chỗ nằm. Người ấy nằm như thế nào, cứ để yên người đó nằm trong tư thế ấy, chẳng nên có chút dời động. Cũng chẳng nên đối với việc ấy mà sanh bi cảm hoặc đến nỗi khóc lóc.

Ấy là do khi đó [người chết] thân chẳng tự chủ được; mỗi lay động là toàn thân lẫn chân tay đều bị đau đớn như bị cắt chặt, giằng xé. Hễ đau đớn thì sanh tâm sân hận nên tâm niệm Phật bị ngưng dứt, phần nhiều bị đọa vào độc loại, đáng sợ hãi thay. Nếu [người chết] thấy [thân quyến] buồn đau, khóc lóc thì tâm mến luyến phát sanh nên tâm niệm Phật cũng bị ngừng nghỉ. Vì mang tâm ái luyến mà ra đi nên đến nỗi đời đời, kiếp kiếp chẳng được giải thoát.

Lúc ấy, điều có lợi nhất không chi bằng nhất tâm niệm Phật; điều tai hại nhất không chi bằng vọng động, khóc than đến nỗi [người chết] sanh lòng sân hận cùng mến luyến thì có muốn sanh Tây phương, cả vạn trường hợp cũng chẳng được một! Thêm nữa, người sắp chết hơi nóng rút dần từ dưới lên trên là tướng siêu sanh, còn hơi nóng từ trên rút xuống dưới là tướng đọa lạc. Vì vậy, có thuyết:

Đảnh thánh, nhãn thiên sanhNhân tâm, ngạ quỷ phúcSúc sanh tất cái lyĐịa ngục cước phản xuất
Nhưng nếu cả nhà chí thành trợ niệm thì người chết ắt tự có thể sanh thẳng về Tây phương; chẳng nên rờ rẫm, thăm dò khiến cho khi thần thức người chết chưa rời khỏi xác, nhân đấy bị đau đớn, tâm sanh phiền đau đến nỗi chẳng được vãng sanh. Lỗi họa ấy thật là vô lượng vô biên. Nguyện ai nấy khẩn thiết niệm Phật, chẳng cần dò xem nóng lạnh ở chỗ nào. Làm con nên lưu tâm điều này mới là thật hiếu. Nếu cứ thuận theo các thói tục thế gian thì hóa ra là xô người thân xuống bể khổ, để mong một lũ vô tri vô thức xúm lại khen mình tận hiếu ư?





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 6008)
Trong việc tu hoc Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương pháp, trong đại thừa Kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ ...
04/04/2013(Xem: 4194)
Khổ khổ là một trong tam khổ [1]luôn xảy ra trong cõi Ta Bà này. Khổ là sự bất an, sự đau đớn, sự thống thiết, sự kêu gào, sự chịu đựng, sự bấn loạn, sự cay điếng, sự tan nát, sự chấn động, sự đả thương …
02/04/2013(Xem: 5327)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa). Vì pháp Duyên khởi là nguyên lý cơ bản và thiết yếu của sự giác ngộ. Đức Phật thành Phật là do Ngài chiêm nghiệm hai mặt lưu chuyển và hoàn diệt của nguyên lý 12 Duyên khởi mà thành tựu. Trong kinh A-hàm đức Phật nói: "Thế nào là nguyên lý Duyên khởi? Nghĩa là do duyên với Vô minh mà Hành khởi sinh, dù Phật có ra đời hay không ra đời, nguyên lý ấy vẫn thường trú, vẫn an trú trong pháp giới.
02/04/2013(Xem: 6371)
Tu có nghĩa là sửa. Tu rất khó, khó nhất là tu tại gia, cho nên có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Ở chùa có nhiều thiện duyên nên tương đối dễ tu. ở chợ lại khó tu hơn một chút vì phải giữ lòng ngay thẳng, không gian manh lường cân tráo đấu; ở nhà lại khó hơn nữa vì bạn ác rủ rê làm ta dễ bị sa đọa.
02/04/2013(Xem: 20759)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa, giáo nghĩa ẩn số vô cùng cao thâm mầu nhiệm, không ngoài mục đích triển khai tri kiến của Phật để chúng sanh tiến tu đạo nghiệp sớm được chứng quả vô thượng bồ đề. Bộ kinh này được lưu truyền sâu rộng trong nhân gian, được nhiều thọ trì đọc tụng, được nhiều dịch giả phiên dịch ra nhiều thứ tiếng, và cũng được rất nhiều học giả nghiên cứu, chú thích, giảng giải, yếu giải v.v...
01/04/2013(Xem: 4957)
Khi thấy được mọi sự trên thế gian này chẳng khác nào những vỏ chuối khô vất bỏ thì bạn sẽ không còn bị dao động, chán nản, và đau khổ trước vô vàn sự đến và đi của mọi sự vật trên thế gian -- dầu là vui hay buồn. Nhận thức được điều này bạn sẽ thong dong trên đường giải thoát.
01/04/2013(Xem: 4774)
Bức thông điệp đó là "Tứ Diệu đế" (Catvàriaryasatyàni), Bốn Sự thật (The truth), bốn Chân lý về con người và sự hiện hữu của con người. Nó cũng là con đường biện chứng thực tại mà qua đó con người có thể vươn đến một đời sống hạnh phúc chân thực ngay tại cuộc đời này.
29/03/2013(Xem: 5921)
Phật giáo là ánh sáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sáng ấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tật đố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống an vui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tính vô ngã vị tha ...
29/03/2013(Xem: 6113)
Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có hai cửa vào đạo là Chân thật môn và Phương tiện môn. Chân thật môn là con đường chính, nhưng chỉ có Phật mới đi vào con đường này được ...
24/03/2013(Xem: 6023)
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si. Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử. Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát ái. Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]