Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Nhẫn Nhục Của Đạo Phật

29/12/201009:26(Xem: 5286)
Ý Nghĩa Nhẫn Nhục Của Đạo Phật
Ý NGHĨA NHẪN NHỤC CỦA ĐẠO PHẬT
Thích Minh Hoàng

Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.

Đức Phật đã nêu lên tri kiến tổng quát về nhân sinh và vũ trụ, để chúng ta nhận thức phá trừ kiến chấp về ngã và pháp. Vì chúng sanh vô minh mê muội nên không nhận thức được điều này, mãi chạy theo ngũ dục, lục trần… khởi lên vọng tưởng mê lầm tạo tác vô số nghiệp ác bất thiện, phải chịu luân hồi sanh tử trong tam giới lục đạo, và nếu cứ mãi lầm chấp như thế thì chúng ta sẽ sống mãi trong dục vọng khổ đau, thân tâm không một phút giây sống trong an lạc tự tại, đời sống luôn vội vã bức bách, đau khổ phiền muộn sẽ trói buộc dẫn dắt chúng ta đến cảnh giới tương ưng với những nghiệp ác bất thiện đã gây tạo.

Kinh Pháp Hoa Đức Phật đã khai thị rằng: “Tam giới bất an du như hỏa trạch”, xét cho cùng thì sẽ rõ, thế giới chúng ta đang sống đây thật vô thường, biến đổi không ngừng, còn chúng sanh thì sống trong sự tranh chấp hận thù, luôn khởi lên tham sân si. Theo Phật Giáo đây là do nghiệp thức của chúng sanh chiêu cảm nên thế giới hay cảnh giới, vì vậy chúng sanh phải sống trong điều kiện và hoàn cảnh sống luôn bất an, gặp nhiều nghịch cảnh phiền não cho thân tâm.

Là một Phật tử khi đã nhận thức được điều này rồi, vậy chúng ta hãy phát khởi tín tâm nghe theo lời Phật dạy quán sát thế giới, tu tập thân tâm, có như vậy đời sống hiện tại mới an lạc tự tại, tương lai hy vọng sẽ sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn, hoặc cuộc sống sẽ có những điều kiện nhơn duyên thù thắng hơn. Một khi đã nhận thức được thế giới rồi chúng ta sẽ không than oán trời đất, khi đã nhận diện được thân tâm chúng ta không tạo tác ác nghiệp nữa, lúc ấy chúng ta cũng như tất cả chúng sanh sẽ sống trong cảnh thanh bình, kiến lập cõi Tịnh Độ ngay tại nhân gian. Vậy ngay từ bây giờ trong cuộc sống hiện tại chúng ta hãy phát tâm tu tập một trong những phương pháp thù thắng mà Đức Phật đã dạy đó là hạnh Nhẫn Nhục.

Theo cách nghĩ thông thường của thế gian thì Nhẫn Nhục là nhẫn nhịn, nhẫn nại, chịu đựng, nhịn nhục, cam chịu…đối với những nghịch cảnh, những điều bất như ý, để cầu được yên thân, tránh những thiệt thòi cho bản thân, vì thế cô sức yếu, hoặc nhẫn nhịn chịu đựng lòn cúi để có được danh vọng địa vị trong cuộc sống, hoặc vì sự sống nên phải nhịn nhục.v.v… Nhẫn nhục theo những cách trên chỉ để mong đạt được ý đồ của mình, luôn ấp ủ oán hận, chất chứa phiền não trong lòng, đợi đến lúc có cơ hội chúng ta sẽ trả thù. Như vậy không có được an lạc tự tại, không có lợi cho mình và tha nhân, vì vậy thế gian có câu: “Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh, thoái nhất bộ hải nhuận thiên không”.

Vậy theo Phật Giáo như thế nào là Nhẫn Nhục? Nhẫn Nhục tiếng Phạm gọi là Ksanti, dịch âm là Sạn Đề. Nghĩa là nhận lãnh mọi sự khinh khi, nhục mạ, não hại mà không giận tức. Theo Phật Giáo Nhẫn Nhục đúng chánh pháp là dứt sự tranh cãi tức giận, đem tình thương và trí tuệ cảm hóa người khác mà không phải dùng đến bạo lực. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật rằng: “Đức Phật dạy: có người nghe ta giữ đạo, thật hành lòng đại nhân từ, nên đến mắng ta, ta làm thinh không đáp. Người kia thôi mắng, Đức Phật hỏi rằng: ông đem lễ vật cho người, người ta không nhận, lễ ấy có về ông chăng? người kia đáp: về chứ! Đức Phật nói rằng: nay ông mắng ta, giờ ta không nhận thì ông tự chuốc lấy họa về thân ông rồi, cũng như ‘vang theo tiếng, bóng theo hình’ hẳn không thể rời nhau. Vậy thì cẩn thận chớ có làm ác”.

Theo Kinh Duy Ma Cật thì Nhẫn Nhục là Tịnh Độ của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật đủ 32 tướng tốt trang nghiêm đều do tu hạnh Nhẫn Nhục. Vì Nhẫn Nhục sẽ làm cho nhan sắc diệu hòa, dung mạo đoan chánh, do đó mà được quả báo thân tướng tốt đẹp. Hơn nữa Nhẫn Nhục là một pháp trong sáu pháp Ba la mật thành tựu Bồ tát đạo, như ngài Địa Tạng, ngài Quán Âm, ngài Văn Thù, ngài Phổ Hiền, ngài A Nan.v.v…các Ngài vì thành tựu Nhẫn Nhục Ba la mật nên phát đại nguyện tế độ chúng sanh không cùng tận.

Là một Phật tử việc cần tu tập đầu tiên phải nhẫn nhục đối với hoàn cảnh môi trường sống của chúng ta, hãy chế phục ham muốn của chính mình để mình và chúng sanh có đời sống tự tại an lạc. Trong thế giới hiện tại các nhà khoa học, các nhà chức trách đang cố gắng bằng nhiều cách kêu gọi con người hãy ý thức về suy nghĩ, hành động của mình để hạn chế những tai họa của thiên nhiên đang tác động hủy hoại hoàn cảnh môi trường sống của chính chúng ta, chỉ vì chúng ta sống chiều theo ham muốn và tham dục của bản thân, mặc sức giết hại và tàn phá cuộc sống của muôn loài. Chính hành động của chúng ta làm thay đổi hoàn cảnh, môi trường tự nhiên, nếu những thảm họa xảy đến với cuộc sống chúng ta thì cũng là một qui luật tất yếu đó là nhân quả hiện tại của chính chúng ta tạo ra, vậy hãy đón nhận chớ đừng than oán.

Kinh Bát Đại Nhân Giác Phật dạy: “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ” nghĩa là: Cõi thế gian này là vô thường, các quốc độ thì mong manh. Tứ đại đều là khổ không, năm ấm đều là vô ngã, các thứ ấy luôn sanh diệt biến đổi, giả dối không có gì làm tự chủ”. Ở đây Đức Phật đã khai thị cho chúng ta liễu ngộ được thế gian hay nói khác là hoàn cảnh vô thường, tạm bợ biến chuyển trong khoảnh khắc tùy thuộc vào sự tụ tán của các duyên như tứ đại, ngũ ấm.

Suy cho cùng đó cũng chính là nghiệp thức chúng sanh chiêu cảm nên cảnh giới tương ưng mà thôi, vậy chúng ta phải cam chịu nhận lãnh sự khắc nghiệt của hoàn cảnh do nghiệp lực trong quá khứ chiêu cảm nên thế giới hiện tại chúng ta đang sống đây. Muốn cải thiện hoàn cảnh ngay bây giờ chúng ta phải phát tâm tu tập cải thiện tự tâm, tương lai mới hy vọng một hoàn cảnh sống tốt đẹp, an lạc bình yên, tức là y báo tương ưng với chánh báo vậy.

Tự thân mỗi chúng ta cần tu tập Nhẫn Nhục đối với tha nhân, tức là cách ứng xử đối đãi của chúng ta với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, từ gia đình cho đến xã hội. Trong cuộc sống hãy mở rộng lòng mình biết yêu thương và thông cảm tha thứ cho những lỗi lầm sai trái của người khác, nếu bị mắng chửi nhục mạ, thậm chí bị đánh đập…hãy học theo hạnh nhẫn nhục của Đức Phật đem tình thương để cảm hóa, đừng oán trách thù hận không hóa giải được sân hận, nhiều khi còn thiệt đến thân thể tính mạng, mà oán kết chất chồng, oan trái nhiều đời nhiều kiếp với sau.

Hơn nữa sân hận giận dữ làm cho người ta mất hết lý trí, dẫn đến những hành động sai trái, thân tâm không tự chủ. Để khỏi tiếc nuối ân hận về những hành động, suy nghĩ của mình gây tạo trong lúc giận dữ, chúng ta hãy phát tâm tu hạnh Nhẫn Nhục để chế phục thân tâm, được như vậy thì cuộc sống hiện tại an vui, tương lai không còn oán kết thù hận, như Đức Phật đã từng hàng phục chàng Vô Não, hàng phục voi say…chỉ bằng lòng từ bi và trí tuệ. Đức Phật xem Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức vì giúp Đức Phật tu tập hạnh Nhẫn Nhục để thành tựu Phật quả.

Nếu trong cuộc sống phải đón nhận những phiền não giận tức của người khác gây ra với mình, là Phật tử hãy quán niệm rằng đây là nghiệp báo của chúng ta đã tạo tác trong quá khứ, hãy nhẫn nhục và tha thứ không oán hận, để hóa giải phiền não và hận thù. Hãy luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng: “lấy ân báo oán, oán nọ tiêu tan, lấy oán báo oán, oán kia chồng chất”. Được như vậy thì hiện tại chúng ta ngăn chặn cơn nóng giận, dứt sự tranh cãi, cảm hóa lỗi lầm sai trái của tha nhân, giải tỏa oán kết trong tương lai.

Điều tu tập hạnh Nhẫn Nhục khó nhất là Nhẫn Nhục với tự thân của chúng ta, nói cách khác là chúng ta tu tập nhẫn nhục đối với 3 nghiệp là: Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, Ý nhẫn, tức là phải tu tập theo Thập Thiện Nghiệp Đạo: Thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Khẩu không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời ác. Ý không tham dục, không sân hận, không si mê tà kiến.

Đối với Đạo Phật muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải do những bậc thánh thần có quyền năng phép thuật tạo nên, tất cả đều do nghiệp thức thiện hay bất thiện của chúng sanh chiêu cảm nên mà thôi. Như vậy cuộc sống chúng ta khổ đau hay tự tại, địa ngục hay thiên đường đều do chính nghiệp lực thiện hay ác quyết định cho tương lai của chúng ta mà thôi. Thế nên trong Qui Sơn Cảnh Sách có chép rằng: “Giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhơn duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ” Nghĩa là: dù trãi trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo tác chẳng mất, nhơn duyên khi hội đủ, quả báo tự mình chịu.

Như thế nào là Thân nhẫn? tức là phải chế phục bản thân không chìu theo những ham muốn dục vọng, chỉ vì thỏa mãn cho sự ăn uống hoặc vì giận tức oán hận, chúng ta đã giết hại mạng sống muôn loài. Trong Kinh Luật dạy rằng trên từ Phật, Thánh nhân, Sư Tăng, Cha Mẹ cho đến loài nhỏ như côn trùng, tự mình giết, sai sử người giết, thấy người giết mà tùy hỷ đều là tội sát sanh. Tất cả hữu tình chúng sanh đều có sinh mạng tham sống sợ chết, vì vậy không được cố ý giết. Theo kinh Thập Thiện Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do đó có sự luân chuyển trong các cõi”.

Chỉ vì chúng ta có trí khôn và sức mạnh hơn muôn loài, nên chúng ta mặc tình giết hại muôn loài để thỏa mãn cho nhu cầu bản thân, không chút thương xót, hoặc nếu vì sân hận giết chết mạng sống người khác thì chúng ta sẽ ít nhiều hối hận ăn năn, hoặc phải lẫn trốn sự trừng phạt của pháp luật, vậy để tránh sự hối tiếc cũng như quả báo trong hiện tại và tương lai, chúng ta hãy tu tập hạnh Nhẫn Nhục để chế phục thân không sát sanh.

Trong đời sống chúng ta ít nhất cũng có một đôi lần trải qua cảm giác mất của vì bị trộm cắp, vậy không nên có tâm tham trộm cắp của người dù là vật nhỏ nhặt như cây kim ngọn cỏ, cho nên cổ nhân thường nói: “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Nếu vì lòng tham dùng sức mạnh cướp bóc của người, hoặc trộm lén của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người cho đến vô công ngồi hưởng, tất cả đều thuộc về trộm cắp. Quả báo của trộm cắp là mất lòng tin với mọi người, bị người khinh thường xa lánh, nếu tội nặng sẽ dẫn đến tù tội. Là Phật tử hãy tu tập quán niệm tất cả của cải vật chất đều tạm bợ không bền vững, khi tâm tham khởi lên hãy nhớ lời Phật dạy tu tập nhẫn nhục chế phục tham tâm.

Chúng ta ai cũng muốn có cuộc sống gia đình yên bình hạnh phúc, ai cũng muốn bảo vệ giữ gìn hạnh phúc gia đình mình, vậy hãy suy bụng ta ra bụng người, hãy sống cuộc sống chung thủy vợ chồng, tự kềm chế bản thân, không chìu theo ham muốn dục vọng, xâm phạm chia cắt tình cảm hạnh phúc người khác. Hiện tại tránh được tiếng xấu và sự đánh đập ghen tuông, cuộc sống bình yên hạnh phúc không bị người khác xâm phạm chia cắt. Hãy tu tập nhẫn nhục chế phục dục vọng của bản thân để có cuộc sống an lạc tự tại.

Khi tu tập Nhẫn nhục chế phục thân không phạm sát sanh, trộm cắp, tà dâm thì hiện đời được cuộc sống an vui tự tại, mọi người kính tin tôn trọng, tương lai được quả báo tốt đẹp. Vậy chúng ta hãy sống theo lời Phật dạy thường quán niệm rằng: thân tứ đại nhơn duyên giả hợp, luật vô thường công lệ xưa nay, nương huyễn thân sống tạm ở đời, nhơn duyên mãn trở về quê cũ.

Thế nào là Khẩu nhẫn? nghĩa là tu tập chế phục khẩu nghiệp tránh những điều khen chê là nguyên nhân dẫn đến thị phi tranh cãi, phát khởi tâm sân hận bất hòa trong cuộc sống hiện tại. Khẩu nghiệp có 4 đó là: 1. Nói dối (vọng ngôn) tức là phải nói trái, trái nói phải, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, tốt nói xấu, xấu nói tốt…nghĩa là lời nói dối trá không thật, gây cho người khác hoang mang lo sợ. Trong Phật Giáo có tội đại vọng ngữ đó là tu hành chưa được nói là được, chưa tu chứng mà nói là tu chứng, nếu ai phạm tội này sẽ sa vào tà đạo đọa lạc tam đồ rất nguy hiểm. Vậy hãy tu tập nói lời chân thật phát xuất từ lòng từ bi mang lợi ích cho mọi người.

2. Nói thêu dệt (ỷ ngữ) nghĩa là dùng lời nói hoa mỹ trau chuốt phù phiếm không thật, khiến người khác phải thay đổi tâm ý, dẫn đến cuồng tâm đãng trí, mộng tưởng tà bậy…là Phật tử hãy tu tập nói lời chân thật đúng đắn phát xuất từ lòng từ bi, có lợi cho mình và người.

3. Nói 2 lưỡi (lưỡng thiệt) nghĩa là nói lời ly gián, đến người này nói chuyện phải trái tốt xấu của người kia, đến người kia nói chuyện phải trái tốt xấu của người này, gây mâu thuẩn chia rẻ tình cảm bà con bạn bè, dẫn đến tranh cãi hận thù…là lời nói không lợi ích, mất niềm tin với mọi người. chúng ta cần tu tập nói lời chân thật để mọi người tin cậy kết làm quyến thuộc với nhau.

4. Nói lời thô ác (ác khẩu) nghĩa là nói lời thô tục mắng nhiếc trù rủa người khác, nói những lời độc ác khiến người khác xấu hổ nhục nhã, đây là do tâm sân hận dẫn đến sự xa lánh của mọi người. Hãy tu tập nói lời dịu dàng dễ nghe để thu phục cảm hóa mọi người, như vậy thành tựu pháp tu Ái Ngữ trong Tứ Nhiếp Pháp mà Đức Phật đã dạy.

Nếu ai tu tập Khẩu nhẫn tức là không nói theo 4 cách nói sai trái trên, thành tựu khẩu thanh tịnh, lời nói được mọi người tin cậy ưa thích nghe, nói lời lợi ích mang đến sự hoan hỷ an lạc cho mọi người, được mọi người kính tin tôn trọng, cũng thành tựu một trong sáu phép hòa kính đó là khẩu hòa vô tranh.

Trong 3 nghiệp thì Ý nghiệp là quan trọng hơn hết, bởi vì thân và khẩu nghiệp tạo tác thiện ác là do ý nghiệp điều khiển làm chủ, nếu ý nghiệp thiện (suy nghĩ điều thiện) thì thân thiện nghiệp, nếu ý nghiệp bất thiện (suy nghĩ bất thiện) thì thân tạo tác bất thiện nghiệp. Đối với khẩu nghiệp cũng như vậy. Thế nên chúng ta cần phải tu tập Ý Nhẫn, tức là chế phục ý nghiệp không để ý khởi lên niệm ác là Tham Sân Si (còn gọi là Tam Độc), thường quán niệm các pháp là vô thường, khổ không, vô ngã, không để ý thức chạy đam mê ngũ dục, dẫn dắt thân khẩu tạo nghiệp bất thiện. Kinh Pháp Cú Phật dạy rằng: “chớ làm các điều ác, hãy làm các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh, là lời chư Phật dạy”.

Để có được an lạc tự tại ngay trong cuộc sống hiện tại, là Phật tử chúng ta hãy phát tâm tu học Phật Pháp, chế ngự điều phục tam nghiệp thân khẩu ý, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày. Với tri kiến của Đạo Phật thì mạng sống của chúng ta cũng như tất cả chúng sanh vô thường tạm bợ mong manh. Qui Sơn Cảnh Sách có chép rằng: “vô thường lão bệnh bất dữ nhơn kỳ, triêu tồn tịch vong, sát na dị thế” nghĩa là vô thường già bịnh chẳng hẹn cùng người, sớm còn tối mất, bỗng chốc đã qua đời khác. Vậy ngay bây giờ hãy phát tâm tu tập để hưởng được pháp vị giải thoát ngay trong đời sống hiện tại.

Bằng sự tu tập và kiến thức học Phật, chúng tôi xin mạo muội trình bày những hiểu biết và suy nghĩ của mình với tâm nguyện góp phần xiển dương Phật Pháp, khơi dậy niềm tin của Phật tử tại gia kính tin Tam Bảo, phát tâm tu tập hộ trì Phật Pháp, tự lợi lợi tha. Chúng tôi xin nguyện quảng kết thiện duyên, hằng làm quyến thuộc với mọi người, nhiều kiếp trong tương lai được trùng phùng và tu học Phật Pháp.

Một khi mất thân người rồi thì muôn kiếp khó có lại được!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 4617)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 5366)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4601)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 10492)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4709)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 5393)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 4984)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 5259)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
16/10/2010(Xem: 5123)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
16/10/2010(Xem: 7341)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]