Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Lời Dạy Của Đại Sư Garchen Rinpoche

18/11/201019:01(Xem: 8199)
Những Lời Dạy Của Đại Sư Garchen Rinpoche

NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐẠI SƯ GARCHEN RINPOCHE
Nguyên tác: H.E. Garchen Rinpoche’s Advices - Việt dịch: Thanh Liên

Garchen Rinpoche với Kinh Luân luôn luôn ở trên tay

Ngày 20 tháng Giêng Các Đạo hữu thân mến,

Tôi vừa từ Kuala Lumpur trở về Singapore tối nay. Tôi đã tới đó để dự một lễ Mani Puja trong 5 ngày do Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia tổ chức. Đây là trung tâm thuộc Dòng Truyền thừa Drikung Kagyu và có nối kết mật thiết với Đạo sư Drubwang Konchok Norbu Rinpoche. (1)

Trong khóa nhập thất này, tôi đã cố gắng để được gặp riêng Đại sư Garchen Rinpoche. Rinpoche đã xác nhận rằng Khóa Nhập thất hàng năm Trì tụng 100 Triệu Thần chú Mani được tiếp tục để làm lợi lạc tất cả những bà mẹ chúng sinh chính là ước nguyện vĩ đại nhất của Đạo sư Drubwang Rinpoche. Rinpoche khuyên rằng chúng ta có thể thành tâm thỉnh cầu Tu viện KMSPKS (Tu viện Kong Meng San Phor Kark See tại Singapore) tiếp tục khóa nhập thất bởi điều này cũng làm lợi lạc cho Tu viện. Rinpoche cũng đề cập rằng các Đạo sư Tâm linh Drikung Kagyu sẽ luôn luôn hết sức quan tâm tới Khóa Nhập Thất Mani bởi nó rất lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Rinpoche khuyên rằng mỗi ngày chúng ta phải cố gắng trì tụng thần chú Mani càng nhiều càng tốt với lòng từ và bi cho tất cả chúng sinh, và nỗ lực thực hành 37 Giới nguyện Bồ Tát bằng cách liên tục chánh niệm về mọi ý hướng và hành động của ta để bảo đảm rằng chúng thanh tịnh và phù hợp với công hạnh của chư vị Bồ Tát. Theo cách này, những gia hộ của Đạo sư Drubwang Rinpoche sẽ luôn luôn hiện diện với chúng ta. Rinpoche nói rằng việc có tư tưởng vị tha và thiện ý đặt người khác ở trước bản thân ta thì vô cùng cần thiết và Rinpoche nói rằng chẳng hề gì nếu ta có thể thực sự giúp đỡ người khác chừng nào mà ta muốn và làm hết sức mình.

DrubwangKonchokNorbuRinpoche
Drubwang Konchok Norbu Rinpoche

Rinpoche khuyên rằng chúng ta phải tiếp tục tụng đọc Bài cầu nguyện trường thọ cho Drubwang Konchok Norbu Rinpoche, mặc dù thân tướng của ngài không còn sống với chúng ta nữa. Khi làm như thế, ta sẽ có thể liên tục khẩn cầu Đạo sư Drubwang Rinpoche tiếp tục ở lại thế gian để bảo hộ và dẫn dắt chúng ta trong việc thực hành tâm linh, khiến cho nguyện ước cao quý của ta có thể được hoàn thành nhanh chóng. Nếu chúng ta có niềm tin nơi ngài và tinh tấn thực hành Giáo Pháp mà ngài đã dạy chúng ta, ta sẽ có thể nhanh chóng kinh nghiệm tiến bộ tâm linh. Rinpoche khuyên chúng ta từ bỏ sự ái-ngã, khiến cho việc thực hành 37 Giới nguyện Bồ Tát có thể thực hiện được và trở nên thanh tịnh.

Rinpoche dạy rằng ta nên cố gắng sử dụng Bánh xe Cầu nguyện Mani (Kinh Luân Mani) càng thường xuyên càng tốt bởi nó sẽ rất lợi lạc cho chúng sinh và bản thân ta.

Đối với Kinh Luân Mani, Rinpoche cũng dạy rằng ta nên đi ngủ với Kinh Luân ở dưới gối hay đặt nó cạnh gối nằm. Ngài nói rằng kết quả của việc làm này sẽ tương tự như kết quả thu được từ thực hành Powa (chuyển di tâm thức) khi ta chết.

Rinpoche dạy rằng khi ta thức dậy, việc đầu tiên phải làm là nghĩ tưởng đến Tam Bảo. Ban đêm, trước khi đi ngủ, ta cần phải nhớ lại và sám hối mọi lỗi lầm của ta. Ta cũng phải luôn luôn hồi hướng mọi công đức của ta, dù nhỏ bé tới đâu chăng nữa, cho tất cả những bà mẹ chúng sinh.

Các Đạo hữu tốt lành tại Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia đã hứa rằng họ sẽ cố gắng hết sức mình để hướng dẫn Khóa Nhập Thất Mani hàng năm và tất cả mọi người được đón chào để kết hợp với họ trong khóa nhập thất. Họ hết sức tử tế trong việc biểu lộ lòng hiếu khách và thiện tâm khi tôi ở đó. Hiện nay, tôi nhận thấy là họ không có đủ người nhập thất toàn thời gian để hoàn thành 100 Triệu lần Trì tụng, vì thế theo ý kiến của tôi, thật là tuyệt vời nếu chúng ta có thể kết hợp với họ mỗi năm. Trước tiên, ta sẽ bắt đầu thực hiện khóa nhập thất do bởi ta ước muốn nhanh chóng đạt được Giác ngộ để dẫn dắt các bà mẹ chúng sinh thoát khỏi sinh tử và hướng tới sự Giác ngộ. Kế đó, ta có thể thực hành lòng từ và bi bằng cách thành tâm ước muốn giúp đỡ các Đạo hữu của chúng ta ở Malaysia đạt được mục tiêu 100 Triệu lần trì tụng thần chú Mani, khiến họ cũng có thể may mắn như chúng ta đã từng tích tập công đức bao la qua năng lực của việc thực hành nhóm để nhanh chóng đạt được tiến bộ tâm linh. Đại sư Garchen Rinpoche hết sức tốt lành đã dạy trong Khóa Nhập Thất Mani này rằng Bồ đề tâm Vị tha là nguyên nhân của sự Giác ngộ, và Bồ đề tâm Vị tha chỉ có thể được thành tựu bằng cách buông bỏ sự tham muốn và ganh ghét của ta là những gì phát khởi do khuynh hướng yêu quý bản thân hơn là yêu quý người khác. Ngài dạy rằng việc tin tưởng có một cái ‘ngã’ để ta bảo vệ chính là nguyên nhân của những trói buộc Sinh tử.

Trên đây là một vài giáo lý và lời khuyên dạy mà Garchen Rinpoche đã ban cho và tôi đã ghi lại theo sự hiểu biết của tôi về lời dạy đó. Xin đọc từ đầu tới cuối và tự phân tích lời khuyên dạy này để xem nó có ý nghĩa gì với bạn hay không. Nhờ hiểu được những giới hạn và sự chân thành của tôi trong việc chia sẻ các giáo lý và lời khuyên mà tôi đã nhận từ Garchen Rinpoche, xin lượng thứ nếu tôi có làm điều gì sai lầm.

Đạo hữu tốt lành Mee Kuen đã cho tôi biết về cuộc Vận động Cam kết Trì tụng 100 Triệu lần Thần chú Mani. Xin bấm vào những link dưới đây để biết rõ chi tiết:

http://www.thedailyenlightenment.com/temp/103.jpg
www.TheDailyEnlightenment.com/temp/104.jpg
Kim
olifang@singnet.com.sg
Dịch từ “H.E. Garchen Rinpoche’s Advices”
http://tenzinlobsang.spaces.live.com/blog/cns!61295A696AD02956!269.entry

Chú thích:

(1) Drubwang Konchok Norbu Rinpoche (1921-2007) sinh tại Drikung, Tây Tạng năm 1921.

Ngài gia nhập Học viện Phật giáo Drikung Nyima Changra khi còn rất nhỏ. Sau khi tốt nghiệp, Drubwang Konchok Norbu Rinpoche trở thành đệ tử của một trong những Đạo sư nhập thất đương thời lỗi lạc nhất của Dòng Drikung Kagyu, ngài Drubwang Pachung Rinpoche (1901-1988). Dưới sự dẫn dắt của vị Thầy này, Drubwang Konchok Norbu đã nhập thất trong nhiều năm.

Trong một khóa nhập thất 10 năm, Drubwang Konchok Norbu Rinpoche đã kinh nghiệm sự thấu suốt siêu việt về Mahamudra (Đại Ấn). Trong linh kiến của ngài, ngài đã nhìn thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma nhiều lần. Đã có vài lần Drubwang Rinpoche báo trước là ngài sẽ rời bỏ thế giới này vì lợi lạc của tất cả chúng sinh.

Theo thỉnh cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Drubwang Rinpoche đồng ý lưu lại thế gian thêm vài năm nữa, và vào tháng Chín năm 1999, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã soạn một lời cầu nguyện trường thọ cho Rinpoche theo thỉnh cầu của Đức Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche, Đồng-Lãnh đạo Tối cao của Dòng Drikung Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Drubwang Konchok Norbu Rinpoche không ban những quán đảnh Mật thừa hay giáo lý cao tột về Mahamudra (Đại Ấn) hay về Mahasandhi (Đại Viên mãn). Bởi lòng bi mẫn sâu xa, ngài khuyến khích và truyền cảm hứng cho mọi người thực hành những tu tập Giáo Pháp đơn giản nhất, đó là lòng từ bi rộng lớn, và trì tụng các thần chú Om Ma Ni Pad Me Hung (Thần chú Mani, Lục Tự Đại Minh), và Om Vajra Guru Padma Siddhi Hung (Guru Mantra).

Drubwang Rinpoche thị tịch tại Nepal vào tháng Mười hai năm 2007.

Theo: http://www.drikung-kagyu.org/index.php?option=com_content&view=article&id=38&Itemid=77
Xin tham khảo thêm: Nhập thất Trì tụng Một Trăm triệu Thần chú Sáu-Âm
/nhapthattritungthanchu.htm

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3480)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4016)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
01/07/2011(Xem: 3061)
Khi thời điểm Tính Không hiện hữu nơi tôi Tôi nguyện không bị hốt hoảng vì Hội thượng của các vị Phật bảo hộ từ bi và uy mãnh : những biến hiện của chính tâm của tôi. Liên Hoa Sinh. Tử thư Tây Tạng. Trung hữu này được gọi là Trung hữu của Tính không bởi vì, như chúng ta vừa mới thảo luận, nó là thời điểm mà quang sắc giác chiếu, hoặc bản chất căn bản của tâm, xuất hiện đối với một hữu tình đã giác ngộ (=viên giác). Trong khi hữu tình viên giác trải nghiệm trung hữu của tính không, thì một hữu tình bình thường trải nghiệm thời kì của bất thức, nói chung, kéo dài ba ngày rưỡi, trong suốt thời gian đó tâm duy trì trong trạng thái bất ý thức, không có khả năng thấu hiểu, tối mịt.
30/06/2011(Xem: 5825)
Con đường tâm linh mà chúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
29/06/2011(Xem: 5909)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
19/06/2011(Xem: 4274)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
12/06/2011(Xem: 4767)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
12/06/2011(Xem: 4149)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
09/06/2011(Xem: 5748)
Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gian là một thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệtbất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi. Chúng ta cũng chứng kiến được ruộng dâu biến thành bể cả và ngược lại. Thời gian huyễn hóa làm cho sự vật trở thành sanh trụ hoại diệt; con người thì sanh già bịnh chết. Chúng ta nhận thức đúng đắn và chơn thật rằng thế gian quả là vô thường. Thế giới hiện tượng vô thường mà sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại (sanh diệt). Tâm con người cũng vậy...
08/06/2011(Xem: 3350)
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567