Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lợi ích và tác dụng của cầu siêu

04/11/201003:11(Xem: 4395)
Lợi ích và tác dụng của cầu siêu


lotus_4



Lợi ích và t
ác dụng của cầu siêu


Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.

Tại sao người chết chỉ hưởng được một phần? Điều này dễ hiểu thôi, vì khi tụng kinh để cầu siêu, người tụng kinh phải tập trung cao độ để lắng tâm trong sạch, nên ngay khi đó ba nghiệp thân, miệng, ý được thanh tịnh; miệng đọc lời kinh, tai lắng nghe và ý chỉ chú tâm vào lời kinh; do đó, phát sinh năng lực công đức trước nhất là cho người tụng, rồi những người tụng đó sử dụng năng lượng công đức ấy để hướng đến người đã chết. Vì vậy, người mất chỉ nhận được một phần tâm linh thanh tịnh ấy mà thôi.

 Như trường hợp của Tôn giả Mục Kiền Liên, sau khi xuất gia làm đệ tử Phật, nhờ siêng năng, tinh cần tu tập, nên Tôn giả đã chứng quả giác ngộ giải thoát. Vì nhớ thương mẹ mình sau khi chết không biết tái sinh nơi đâu, Tôn giả vận dụng thần thông tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng thấy mẹ đang bị đọa trong loài quỷ đói, thân thể tiều tụy, ốm o gầy mòn, đói khát, vật vờ, trông rất thảm thương.

 Động lòng thương xót mẹ, Tôn giả trở lại trần gian xin được một bát cơm, hai tay cung kính dâng lên mẹ. Bà Thanh Đề thấy bát cơm mừng quá vì đói khát lâu ngày, nên vội vàng lấy một tay che bát cơm lại, sợ các quỷ khác thấy xin ăn, tay còn lại bà bốc cơm ăn. Nhưng nghiệt ngã thay, bỗng dưng cơm hóa thành lửa, bà ăn không được, trong lòng thèm khát, khổ sở vô cùng, làm cho Tôn giả xúc động, nghẹn ngào mà hai hàng lệ rơi. Bát cơm của Tôn giả dâng lên cho mẹ bằng tất cả tấm lòng, tưởng làm no lòng mẹ, ngờ đâu cơm hóa thành lửa ăn không được, nên bà phải chịu khổ sở, đớn đau vô cùng.

 Bà Thanh Đề lúc còn sống, vì không tín kinh Tam bảo, nên lúc nào cũng tham lam, bỏn sẻn, keo kiết, ích kỷ, không biết bố thí hay giúp đỡ cho ai, nên sau khi chết phải bị đọa vào loài quỷ đói. Nhìn cảnh mẹ đói khát, khổ sở, mà không có cách nào giúp được, Tôn giả đành thương xót, ngậm ngùi trở về bạch Phật tìm cách cứu mẹ.

 Phật dạy, “nhân mùa an cư kiết hạ và lễ tự tứ của chư Tăng, ông hãy phát tâm cúng dường trai Tăng, nhờ công đức tu hành của đại chúng, vì đa số quý thầy tâm thanh tịnh, trong sáng, nên có thể làm cho mẹ ông thức tỉnh, buông xả tâm ích kỷ nhỏ nhoi, mà được thác sinh về cõi an lành”.

 Tôn giả nghe lời Phật dạy, trở về quê nhà, vận động gia đình, người thân phát tâm tịnh tài, tịnh vật cúng dường trai tăng; nhờ vậy, mẹ Ngài thoát khỏi quỷ đói, sinh về cảnh giới an lành. Nhìn từ góc độ thực tế cuộc đời loài quỷ đói cũng có trong loài người, người hay thiếu trước hụt sau, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, chết đói chết khát, bị gông cùm xiềng xích.

 Người giàu có chứa nhiều của cải, để cho mục nát, hư hại, mà không dám đem ra giúp người, cứu vật, hoặc đã giàu rồi mà còn tham lam tìm cách vơ vét về cho riêng mình. Tâm ham muốn và thèm khát quá đáng cũng là loài quỷ đói. Chúng ta làm người, hãy nên chiêm nghiệm, suy xét kỹ chỗ này. Thà rằng một miếng khi đói bằng một gói khi no, cúng dường, hồi hướng công đức cho những người đã mất, sẽ được lợi ích lớn lao như vậy.

 Tại sao bà Thanh Đề được siêu thoát nhờ lực thanh tịnh của chư Tăng? Ở đây, có hai điểm chúng ta cần phải lưu ý và suy xét. Thứ nhất, nhờ sức thanh tịnh của chư tăng hướng tâm về bà, làm bà thức tỉnh, biết nhân dính mắc, tham chấp, hại người, hại vật là khổ đau; do đó, bà liền được sinh về cõi an lành. Trường hợp thứ hai, nếu trong nhiều đời và hiện tại, bà không gieo nhân phước đức, thì dù có chư Phật hộ trì cũng không thể nào cứu được bà.

 Như trong kinh đã nói, nếu một người tạo mười nghiệp ác như giết hại, trộm cướp, lường gạt, tà dâm, phá hoại hạnh phúc gia cang của người khác, nói dối hại người, nói lời mắng chửi, nói lời mê hoặc dụ dỗ, nói lời đòn xóc hai đầu, tham lam quá đáng, nóng giận đánh đập và cuối cùng là si mê, thì ví như tảng đá lớn quăng xuống nước sâu, dù có ngàn người cầu cho nó nổi lên vẫn không được.

 Điều chính yếu của sự cầu nguyện trong đạo Phật là sự chuyển hoá và thay đổi nghiệp lực. Nếu mình đã gây quá nhiều ác nghiệp, thì việc cầu nguyện là vô ích. Cầu nguyện theo cách thức chuyển ác thành thiện, thì sự cầu nguyện ấy được đạo Phật khuyến khích và chấp nhận, nhằm giúp cho những người chưa đủ niềm tin về nhân quả và chính mình, để họ có chỗ hướng tâm mà từng bước quay về con đường thiện lành tốt đẹp.

 Cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, người thân, còn nói lên ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và đền ơn đối với các liệt vị tiền nhân đã sinh ra và nuôi dưỡng ta nên người. Chim có tổ, người có tông, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn là chân lý đạo đức làm người. Con người nếu không biết rõ cội nguồn, giống như cây bị bứng gốc rễ. Cho nên, cầu nguyện, cúng bái, tưởng nhớ ông bà cha mẹ, bà con thân quyến, nói lên sự kết nối yêu thương, mong cho họ được siêu thoát là bài học đạo lý hiếu thảo, thể hiện sự biết ơn và đền ơn, đã ăn sâu vào trong tâm thức của con người Việt Nam.

 Tuy nhiên, theo lời dạy của Thế tôn trong kinh cúng thí người mất, chỉ khi nào cha mẹ người thân bị đọa vào cảnh giới quỷ đói, thì sự cúng thí đó mới được tương xứng và người đó được thọ nhận thức ăn cúng thí. Ngoài ra, những người nào sau khi qua đời bị đọa vào địa ngục, súc sinh, người, thần Tu La và chư thiên, thì không nhận được các thức ăn đó. Chính vì vậy, trong kinh Địa tạng nói người mất chỉ hưởng một phần là lý do đó, còn chúng sinh trong các loài khác, đã có thức ăn phù hợp với hoàn cảnh tương xứng rồi.

 Sự cầu siêu chỉ mang tính cách biểu tượng, thể hiện tấm lòng thương kính và biết ơn đối với người đã chết; về phương diện đạo đức, nhằm nhắc người đã mất không bám víu vào gia đình, vợ con, tiền bạc, tài sản, để dễ dàng ra đi và tái sinh cõi an lành. Cúng bái, tổ tiên ông bà, cha mẹ theo tinh thần biết ơn và đền ơn, thì người sống và kẻ mất đều được lợi lạc, là nét đẹp văn hóa tâm linh của người cư sĩ tại gia và đạo pháp dân tộc.

 Nói tóm lại, đối với nghi thức cầu siêu, cũng nên giản đơn mà trang trọng, tránh mọi sự rộn ràng không cần thiết, có thể làm cho vong linh người thân dao động, luyến ái, hoặc tức giận nên khó siêu sinh Tịnh độ, hoặc tái sinh vào các cõi an lành. Nếu có thể, hạn chế sự khóc lóc làm ảnh hưởng đến người chết, không nên tổ chức nhạc kèn trống, hoặc tất cả những hình thức phô trương lãng phí. Lại càng không nên mở tiệc tùng, giết trâu bò, heo gà, uống rượu, cờ bạc sáng đêm, rồi nói rằng “thức để canh đám ma”.

 Thay vào tất cả những hình thức không có lợi ích thiết thực, chúng ta nên mời chư Tăng đến khai thị, nhắc nhở, khuyên nhủ, niệm Phật, tụng kinh, làm nhiều Phật sự thiện ích, như phóng sinh, bố thí, cúng dường Tam bảo và bố thí giúp đỡ người bệnh tật già yếu, nhằm chia sẻ và nâng đỡ để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Cúng thí cầu nguyện như vậy là thể hiện tình người trong cuộc sống, bằng sự kết nối yêu thương; kẻ âm, người dương đều được lợi ích.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 6803)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
13/10/2010(Xem: 5124)
Phật dạy: “Nếu có người niệm Phật, nên biết người này cùng với Văn Thù Sư Lợi không khác” Thứ nhất định tâm thiền; Thứ hai là chế tâm thiền; Thứ ba chân thiền; Thứ tư phương tiện tùy duyên thiền; Thứ năm tức nhị biên phân biệt thiền.
12/10/2010(Xem: 4701)
Sự kiện ra đời của đức Phật để đem lại an lạc cho con người và cuộc đời, đã được Ngài đề cập trong nhiều kinh: "Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì lòng thương tưởng cho đời". Với lý tưởng đó, Ngài đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian lao, bằng những kinh nghiệm của tự thân để cuối cùng tìm được con đường đi ra khỏi khổ đau. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm tu học của đức Phật được ghi lại trong kinh Thánh Cầu (số 26, Trung Bộ I).
11/10/2010(Xem: 6528)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
04/10/2010(Xem: 4330)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý không phải với mục đích khuyến khích làm điều kiện để hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc,thiên đường, nhưng để giúp con người thoát khỏi dòng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).
03/10/2010(Xem: 5145)
Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp -khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh- lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ “.
01/10/2010(Xem: 5534)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 6792)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
24/09/2010(Xem: 4528)
Tất cả chúng sinh mong ước được vui vẻ, không ai mong cầu buồn rầu. Phật Pháp dạy những phương pháp để xa lánh khổ đau và đạt đến an lạc. Phật Pháp mà chúng ta thực tập là, nói một cách chữ nghĩa, là điều gì đấy ôm ấp chúng ta. Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc.
21/09/2010(Xem: 3835)
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình – không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567