Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hư tâm học Phật

08/04/201311:49(Xem: 18720)
Hư tâm học Phật

233hutamhocdao 233hutamhocdao-2

Hư Tâm Học Đạo

HT Thích Thiện Siêu

---o0o---

Lời thưa

Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chnghip trong đo Phật”- 2002; và “Thc biến”- 2002; “Lược gii kinh Pháp Hoa”-2003; và “Pht trong lòng” –2003; trong nổ lực sưu tập các tác phẩm của Hòa thượng. “ Hưtâm hc đo” này là một tập hợp gồm 35 bài viết, bài thuyết giảng và phát biểu của Hòa thượng trong khoảng từ năm 1942 đến năm 1999.

Do lòng trân quí đức độ, trí tuệ của bậc Tông tượng Thiền môn, bậc Thầy cao cả đã dày công dạy dỗ chúng tôi,lại sợ Pháp ngữ của Hòa thượng lâu ngày có thể sẽ bị thất lạc, nên chúng tôi đã có phần lo lắng và vội vàng sưu tầm thành tập “Hưtâm hc đo”này. Do đó, nội dung tuyển tập này có thể đã không được sắp xếp chặt chẽ theo thể loại, nội dung và thứ tự thời gian như mong ước ban đầu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện sau này.

Vẫn với phong cách diễn đạt trong sáng, giản dị, tự nhiên như đã được thấy ở các tác phẩm khác của Hòa thượng, nội dung ở đây nhằm triển khai giáo lý của đức Phật,chủ yếu đề cập đến việc tu học của Tăng Ni Phật tử,nhấn mạnh đến đạo đức của Phật giáo áp dụng trong tư duy, tình cảm và thái độ trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, trong các bài phát biểu được xem là các đạo từ, với tư cách là nhà mô phạm chốn Tòng lâm từ những năm 40 đến nay, Hòa thượng đã tận tình giảng dạy cho nhiều thế hệ Tăng Ni về việc tu học, giữ gìn tác phong đạo đức trong nếp sống, phù hợp với Chánh pháp của đức Phật, đóng góp vào việc xây dựng xã hội đạo đức văn minh. Ngoài ra, những phát biểu cuả Hòa thượng tại các Hội nghị, các buổi lễ, các bài viết từ 60 năm trước đây cũng là những tài liệu quí giá về sự phát triển Phật giáo và giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Bằng lời lẽ nhẹ nhàng, từ ái, Hòa thượng giảng dạy, dẫn dắt qua những câu chuyện xưa, chuyện nay, những sự việc thường rất bình thường trong cuộc sống bình thường; người đọc, người nghe như được đẩy đưa từng bước để rồi có khi chính mình không hay biết, được đưa vào những ngõ ngách thâm áo của Phật pháp. Những ai từng thân cận Hòa thượng hẳn đều nhận thấy như thế nhưng khó mà nêu trỏ được biện pháp và phương pháp giáo dục của Hòa thượng. Phải chăng cung cách giáo dục này là hiệu năng của Trí tuệ, Từ bi và sức cảm ứng, kết quả của nhiều đời tu hành theo chánh pháp của đức Phật ?

Chân thành cảm niệm Ân sư, tin tưởng giáo lý của đức Phật qua những lời nói, trang viết của Hòa thượng gây lợi ích cho mọi người, chúng tôi trân trọng giới thiệu tập “ Hư tâm học đạo” này cùng chư độc giả.

Từ Đàm,Lập Đông Quí Mùi, 2003.

MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN.

TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU {1921_2001}

HÒA THƯỢNG TÁNH VÕ HÚY TRỌNG TƯỜNG, PHÁP DANH TÂM PHẬT, TỰ TRÍ ĐỨC, HIỆU THIỆN SIÊU, THUYỀN TÔN TỪ ĐÀM NHỊ TỰ TRÚ TRÌ, LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ TỔ SƯ.

THÁC CHẤT Ư THỪA THIÊN TỈNH, HƯƠNG THỦY HUYỆN, THẦN PHÙ THÔN, THẾ THẾ SÙNG NHO TÍN PHẬT CHI LƯU, NIÊN THIẾU XUẤT GIA, GIỚI LUẬT TINH TRÌ, ĐỐC CHÍ CHUYÊN TU HỌC ĐẠO, THỊ TRÍ ĐỨC LƯỞNG TOÀN, TĂNG TRUNG CHI NHẤT.

PHẬT GIÁO CHẤN HƯNG THỜI, TỰ BẮC DĨ NAM, PHÁP HỘI ĐẠO TRÀNG, XỨ XỨ PHÁP ÂM BẤT TUYỆT, PHẬT HỌC ĐƯỜNG, NGHIÊN CỨU VIỆN, THỜI THỜI BẤT THẤT KỲ TINH ĐẨU CHI QUANG HUY. HIỆN TẠI VỊ LAI TĂNG NI AN ỔN CHI SỞ TRỤ TÂM DÃ.

TRƯỚC THƯ, PHIÊN DỊCH, GIẢNG VIÊN, GIÁO DƯỠNG TĂNG TÀI, LỢI LẠC CHÚNG SINH. THỬ HOÀ THƯỢNG BÌNH SINH HÓA ĐẠO LỘ TRÌNH CHI CỨU KÍNH.

BÁO THÂN VIÊN MÃN Ư NGŨ THẬP TAM HẠ LẠP CHI THU HOÀN QUI SONG THỤ. PHÁP NHŨ TRIÊM ÂN CHÚNG ĐẲNG MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN TĂNG NI PHẬT TỬ NHẤT TÂM ĐỒNG KÍNH LỄ.

NAM MÔ TỰ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ HÚY THƯỢNG TÂM HẠ PHẬT TỰ TRÍ ĐỨC HIỆU THIỆN SIÊU HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

THUẬN HÓA CỔ KINH QUÍ MÙI NIÊN TRỌNG THU BÁT NGUYỆT CÁT NHẬT MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN HỌC CHÚNG PHẬT TỬ ĐỒNG TRUY NIỆM.

TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU {1921_2001}

Hòa thượng Bổn sư của chúng tôi họ Võ, thế danh Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tự Trí Đức, hiệu Thiện Siêu, Tổ đời thứ 43 dòng Lâm Tế.

Hòa thượng sinh tại làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế, trong một gia đình Nho phong tin Phật, xuất gia tuổi còn rất sớm, kiên trì giới luật, dốc chí tu học Phật Pháp, Hòa thượng là một trong những học Tăng ưu tú về mặt trí tuệ cũng như đức hạnh được Giáo sư Đốc giáo ban cho tự hiệu là Trí Đức.

Kể từ phong trào chấn hưng Phật giáo đến nay, từ Bắc vào Nam, Hòa thượng luôn diễn xướng pháp âm trên giảng tòa các đạo tràng Pháp hội, là ngôi sao không bao giờ tắt ở các Phật học đường, Học viện, Viện Nghiên cứu, là chỗ trụ tâm yên ổn cho bao thế hệ Tăng Ni sinh khắp miền đất nước.

Trước tác, phiên dịch, diễn giảng Phật Pháp, đào tạo và giáo dục Tăng tín đồ, lợi lạc chúng sanh là cứu cánh cuộc hành trình hóa đạo của Hòa thượng.

Báo thân viên mãn, Hòa thượng thị tịch năm 53 hạ lạp.

Chúng con Môn đồ pháp quyến, lớp lớp Tăng Ni học chúng cùng đệ tử đã được ơn Pháp nhũ, nhất tâm đồng niệm đảnh lễ.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, Tứ Thập Tam Thế, húy thượng Tâm hPhật, tTrí Đức, hiu Thiện Siêu, Trú trì Từ Đàm, Thiền Tôn nhị tự, kiến lập trị Thuận Hóa Phật giáo Học viện Hòa thượng Giác linh.

Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng Bổn sư thùy từ hộ niệm cho đạo nghiệp của chúng con.

Cố đô Thuận Hóa, năm Quý Mùi, tiết Trọng Thu tháng tám ngày tốt.

MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN, HỌC CHÚNG PHẬT TỬ ĐỒNG TƯỞNG NIỆM.

---o0o---

Vi tính : Kim Thư
Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 10847)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 6294)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 10473)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 7446)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6253)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5276)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567