Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Bốn điều khiến cho Bồ Tát đánh mất Bồ Đề tâm.

15/05/201318:44(Xem: 8317)
Chương 7: Bốn điều khiến cho Bồ Tát đánh mất Bồ Đề tâm.

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Chương 7: Bốn Điều Khiến Cho Bồ Tát Đánh Mất Bồ Đề Tâm

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện


"Này hỡi Ca Diếp (Kasyapa), có bốn điều khiến cho một vị Bồ Tát đánh mất lòng Bồ Đề của mình. Bốn điều ấy là những điều nào?

1. Lường gạt Thầy dạy đạo của mình, không tôn kính những pháp môn và những Kinh Phật mà mình đã được truyền dạy;

2. Gây tạo sự ngờ vực không xác đáng và sự ân hận hối tiếc vô cớ vào trong lòng kẻ khác;

3. Chửi rủa phỉ báng những kẻ cầu đạo Đại Thừa, rồi bêu xấu họ khắp nơi;

4. Xun xoe nịnh hót và lòng dạ quanh co, không được thẳng thắn thật lòng khi tiếp xúc tùng sự với người đời.

Bồ Đề Tâm (Bodhicitta) là Lòng Bồ Đề, tức là Lòng Giác Ngộ. Hiểu cho trọn vẹn tất cả ý nghĩa phong phú của Bồ Đề Tâm không khác gì phải hiểu toàn diện giáo lý của tất cả Đại Thừa Phật Giáo: lòng thành tâm dũng mãnh đạt tới Giác Ngộ viên mãn vì phúc lợi mênh mông cho tất cả chúng sinh. Chính Bồ Đề Tâm làm Bồ Tát thành ra Bồ Tát, không có Bồ Tát Tâm thì tất cả Phật giáo sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất. Bồ Đề Tâm gồm có hai mặt:

1. Mặt bình thường: Bồ Đề Tâm được thực hiện qua lòng từ bi.

2. Mặt phi thường: Bồ Đề Tâm được chứng nhập qua Đại Trí Huệ.

Mặt bình thường chính là phương tiện thiện xảo được cụ thể hóa qua năm ba la mật đầu: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định ba la mật.

Về mặt phi thường, đó chính là Bát Nhã ba la mật, tức Không Tính.

Cả hai mặt đều dính líu mật thiết với nhau, như sự liên hệ thiết thân giữa tục đế và chân đế. Và sáu ba la mật đầu tương ứng với sáu địa đầu của lộ trình thập địa Bồ Tát; mười ba la mật (sáu ba la mật được phát triển sâu rộng thành mười ba la mật) tương ứng với thập địa (từ hoan hỷ địa đến pháp vân địa).

Trên đây là nói sâu rộng về toàn diện của Đại Thừa Phật Giáo. Trở về khía cạnh thường nhật của cuộc sống con người, Đức Phật chỉ dạy bốn điều giản dị, giúp đỡ chúng ta thoát khỏi tình trạng khủng khiếp nhất: đánh mất Bồ Đề Tâm. Bồ Tát đánh mất Bồ Đề Tâm thì Bồ Tát không còn là Bồ Tát nữa.

Điều thứ nhất là khi trá sư trưởng: dối gạt, lường gạt, đánh lừu bậc Thầy của mình. Điều này xảy ra trong nhiều trường hợp dễ nhận: bên ngoài lộ vẻ cung kính Thầy, nhưng bên trong tâm thức lúc nào cũng sẵn sàng phản bội Thầy; bước đầu tỏ vẻ khiêm hạ từ tốn run rẩy trước mặt Thầy, nhưng bước sau là muốn đạp Thầy xuống để giành lấy vị thế của Thầy hoặc tưởng rằng mình lại vượt cao hơn Thầy rất xa, hoặc cho rằng mình đã thành Phật và tưởng rằng Thầy chỉ là một người tầm thường. Trước mặt Thầy thì quì lạy, nhưng sau lưng thì dùng những tiếng lóng bất kính để ám chỉ Thầy. Đó là chưa kể những sự dối gạt theo điệu thế gian về ba mặt thân, khẩu và ý. Đứng về mặt sâu thẳm thiêng liêng của Phật giáo Mật tông, điều đáng sợ nhất và điều dối gạt lớn nhất đối với Thầy là không tu hành đúng theo giới nguyện và không thực hiện mật nguyện (samaya) riêng biệt của một đệ tử đối với bổn sư của mình. Đó cũng là lý do khiến cho mình không cung kính những pháp môn, những kinh điển mà sư phụ đã mật truyền hoặc biệt truyền cho riêng mình để tùng sự cho tất cả chúng sinh.

Điều thứ hai khiến cho mình đánh mất Bồ Đề Tâm là gây ra những "nghi hối" không xác đáng và không đúng chỗ, khiến cho người khác trở nên nghi hối và mất hăng hái thiết tha trong việc thi hành.

Điều thứ ba làm cho Bồ Tát đánh mất Lòng Bồ Đề là chê bai bêu xấu những kẻ cùng đi con đường lớn như mình, những kẻ cũng cầu Đại Thừa. Chẳng kể chi những người theo Tiểu Thừa thường chê bai Đại Thừa, ngay cả những người theo Đại Thừa lại chỉ trích bêu xấu lẫn nhau: người theo Thiền tông lại bêu xấu Tịnh Độ tông; hoặc người theo Luật tông lại chê bai bêu xấu Mật tông, vân vân... Phật giáo Tàu chê bai Phật giáo Tây Tạng, hoặc Phật giáo Tàu bêu xấu Phật giáo Việt Nam, vân vân... Thực ra, Phật giáo đúng nghĩa thì chẳng có "chê bai" và "bêu xấu", và cũng chẳng có phân biệt xứ sở hay quốc tịch như Tây, Tàu, Việt, Ấn, vân vân...

Điều thứ tư làm đánh mất Bồ Đề Tâm là tâm siểm khúc, là dua nịnh (siểm nịnh) tức là ton hót, tâng bốc, nịnh nọt mọi người để cầu an, cầu thực, cầu lợi, cầu sắc, cầu danh, cầu tài, vân vân... Tóm lại, nịnh hót để cầu cho được ngũ dục của thế gian.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2015(Xem: 11025)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
08/01/2015(Xem: 8938)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9812)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 8560)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 12973)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 15807)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 16958)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 12542)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7756)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
07/08/2014(Xem: 14755)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]