Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 14: Ngọc Báu Như Ý

14/05/201316:07(Xem: 14448)
Phẩm 14: Ngọc Báu Như Ý

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 14: Ngọc Báu Như Ý

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Bấy giờ, ở trong đại hội, đức Thế tôn bảo tôn giả A nan đà, rằng các người nên biết có một minh chú danh hiệu minh chú Như ý, làm rời xa mọi sự tai ách, lại ngăn chận những thứ sấm sét dữ dội, và được tuyên thuyết bởi chư vị Như lai quá khứ. Và nay, trong kinh này, Như lai cũng tuyên thuyết minh chú này cho đại hội. Minh chú này làm đại lợi ích cho nhân loại chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả yên vui. Bấy giờ đại hội cùng với tôn giả A nan đà nghe lời đức Thế tôn nói như vậy, ai cũng chí thành chiêm ngưỡng Ngài để lắng nghe minh chú Như ý. Đức Thế tôn nói, đại hội hãy lắng nghe. Hướng đông vị trí này có chúa sấm sét tên A ga ta, hướng nam vị trí này có chúa sấm sét tên Sa tát ru, hướng tây vị trí này có chúa sấm sét tên Chu ta ba, hướng bắc vị trí này có chúa sấm sét tên Su ta ma ni (65) . Thiện nam hay thiện nữ nào nghe được tên những chúa sấm sét này, và biết vị trí của họ, thì người ấy hết mọi sợ hãi và tai họa. Nơi chỗ ở mà viết tên của họ thì chỗ ở ấy không còn phải sợ sấm sét, không tai ách và chướng nạn, không cả chết phi thời, chết oan uổng. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú Như ý: Tát da tha, ni mi ni, ni mi ni, ni min đa ri, tri lô ka, lô ka ni, tri su ra pa ni, rát sa, rát sa, soa ha; cầu nguyện cho con và chỗ ở này rời xa sự sợ hãi, sự khổ não, sự sấm sét, sự uổng tử. (Tadyatha nimini nimini nimindhari triloka lokani trisurapani raksa raksa svaha).

Bấy giờ đại bồ tát Quan tự tại (66) ở trong đại hội, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, nay con cũng đối trước đức Thế tôn tuyên thuyết vắn tắt về minh chú Như ý. Minh chú này làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả yên vui. Minh chú này có uy lực cực lớn, cầu gì cũng như ý. Đại bồ tát Quan tự tại liền tuyên thuyết minh chú ấy: Tát da tha, ga tê, vi ga tê, ni ga tê, prát da tha kê, pra ti mi trê, sút đê, mút tê, vi ma lê, pra ba soa rê, ăn đa rê, păn đa rê, suê tê, Păn đa ra va si ni, Ha ri, Kăn ta ri, Ka pi li, Pin ga lát si, Đa đi mu khi, rát sa, rát sa, soa ha; cầu nguyện cho con và chỗ này rời xa mọi nỗi sợ hãi, đau khổ, cho đến uổng tử; cầu nguyện cho con đừng thấy những sự tội ác, thường được đại bồ tát Quan tự tại hộ trì cho con bằng ánh sáng đại bi của Ngài. (Tadyatha gate vigate nigate pratyarthake pratimitre sudhe mukte vimale prabhasvare andare pandare svete Pandaravasini Hari Kantari Kapili Pingalaksi Dadhimukhi raksa raksa svaha).

Bấy giờ bồ tát bí mật chủ Chấp kim cang cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, nay con cũng xin nói minh chú danh hiệu Không gì hơn. Minh chú này cũng làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả. Minh chú này cũng có uy lực cực lớn, cầu gì cũng như ý cả. Bồ tát bí mật chủ Chấp kim cang liền tuyên thuyết minh chú Không gì hơn: Tát da tha, mu ni, mu ni, mu ni nê, ha rê, ma ti, ma ti, su ma ti, ma ha ma ti, ha, ha, ha, ha, ma ba, i na si thi tê, pa pa, va jrắt pa ni, a hăn, chi ri, cha, soa ha. (Tadyatha muni muni munine hare mati mati sumati mahamati ha ha ha ha mabha inasthite papa vajrapani aham ciri ca svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú của con đây gọi là sự hộ vệ không gì hơn. Nam tử hay nữ nhân nào nhất tâm thọ trì, sao chép, đọc tụng, ghi nhớ không quên, thì cả ngày liền đêm con thường hộ vệ người ấy, rời xa mọi sự sợ hãi cho đến uổng tử.

Bấy giờ Phạn vương chủ thế giới hệ Sách ha cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, con cũng có minh chú nhiệm mầu, làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả. Minh chú này cũng có uy lực cực lớn, cầu gì cũng như ý cả. Phạn vương liền tuyên thuyết minh chú ấy: Tát da tha, hi li, mi li, đi li, soa ha, Brắt ma pu rê, Brắt ma ma ni, Brắt ma gar bê, pút pa săm si thi rê, soa ha. (Tadyatha hili mili dhili svaha Brahmapure Brahmamani Brahmagarbhe puspasamsthire svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú của con đây danh hiệu là Phạn vương đối trị, hộ vệ tất cả những ai thọ trì, làm cho họ xa rời lo buồn, ác nghiệp, cho đến uổng tử.

Bấy giờ Đế thích, chủ chư thiên Đao lợi, cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức thế tôn, con cũng có minh chú tên Va ja xá ni. Đó là minh chú rất sáng chói, trừ được mọi sự sợ hãi cho đến uổng tử, cứu khổ cho vui, lợi ích chư thiên nhân loại. Đế thích liền tuyên thuyết minh chú Va ja xá ni: Tát da tha, vi ni, va ri ni, van đa ma đăn đê, ma ni nê ti ni, Gau ri, Chăn đa li, Ma tăn gi, Pút ka si, sa ra pra ba, hi na mát da, ta ma, út ta ra ni, ma ha ra ni, đa ra ni ku, chắt ra va kê, sá va ri, sá va ri, soa ha. (Tadyatha vini varini vandhamadande maninetini Gauri Candali Matangi Pukkasi saraprabha hinamatya tama uttarani maharani dharaniku cakravake savari savari svaha).

Bấy giờ Đa văn thiên vương, Trì quốc thiên vương, Tăng trưởng thiên vương, Quảng mục thiên vương, bốn thiên vương ấy cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, ở đây chúng con cũng có minh chú tên là Ban cho chúng sinh sự không sợ hãi. Minh chú này thường hộ vệ mọi sự đau khổ, làm cho yên vui, tăng thêm thọ lượng, không mọi tai họa, cho đến uổng tử cũng không còn. Bốn thiên vương liền tuyên thuyết minh chú ấy: Tát da tha, pút pê, su pút pê, đu ma, pa ri ha rê, a ry da pa ri sá sít đê, săn ti ni, mút tê, măm găn dê, si tu tê, sít đa vi tê, soa ha. (Tadyatha puspe supuspe duma parihare aryaparisasidhe santini mukte mamgalye stute sidhavite svaha).

Bấy giờ lại có các đại long vương, như long vương Ma na si, long vương Điện quang, long vương hồ Vô nhiệt, long vương Điện thiệt, long vương Diệu quang, cùng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con cũng có minh chú Như ý, ngăn được điện khí dữ dằng, loại trừ sợ hãi, làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ tất cả, có uy lực cực lớn, cầu gì cũng thỏa, cho đến uổng tử cũng xa lánh cả, những loại độc tố đều bị vô hiệu, gieo độc sâu cổ, thư ếm chú thuật, mọi sự không tốt lành đều bị loại trừ. Chúng con xin đem minh chú này hiến lên đức Thế tôn, xin đức Thế tôn thương chúng con mà từ bi nạp thọ, để cho chúng con bỏ được quả báo loài rồng, vĩnh viễn loại trừ tham lẫn, sự tham lẫn mà do tính xấu ấy chúng con đã phải chịu lấy khổ sở. Chúng con nguyện [nhờ sự phụng hiến minh chú lên đức Thế tôn mà] trừ bỏ được hạt giống tham lẫn. Các vị long vương liền tuyên thuyết minh chú: Tát da tha, a cha lê, a ma lê, ăm ri tê, át sa, dê, a ba dê, pun da, par dáp tê, sar va pa pa pra sá ma ni dê, soa ha, a li dê, pan đu, su par ni dê, soa ha. (Tadyatha acale amale amrte aksa ye abhaye punya paryapte sarvapapaprasamanye svaha aliye pandu suparniye svaha).

Bạch đức Thế tôn, nếu có thiện nam hay thiện nữ nào miệng nói minh chú này, hoặc sao chép ra, thọ trì đọc tụng, tôn kính hiến cúng, thì không bao giờ bị sấm sét, mọi sự sợ hãi, đau khổ, lo buồn, cho đến uổng tử cũng được rời xa, thuốc độc, sâu cổ, quỉ mị, trù ếm, hay cọp beo, sư tử, rắn độc, muỗi mòng, không gì hại được.

Bấy giờ đức Thế tôn phổ cáo đại hội, lành thay, những minh chú [mà các người tuyên thuyết] đều có sức lớn, chúng sinh cầu gì cũng được thỏa mãn. Có lợi ích lớn lao như vậy, trừ ra không chí tâm. Đại hội các người đừng có nghi hoặc. Cả đại hội, lúc ấy, nghe đức Thế tôn huấn dụ, ai cũng hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5592)
Hệ thống giáo nghĩa Chân Tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân Tông và các đặc điểm của nó.
22/04/2013(Xem: 5398)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độ là hết sức sâu đậm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và cần sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xác định truyền thống tu học của người Phật tử Việt Nam, nhằm xây dựng các nguyên tắc tổ chức trong các tự viện nói riêng và đời sống tín ngưỡng.
22/04/2013(Xem: 5238)
Nhìn nhận một cách tổng quát về ý nghĩa giáo lý Đức Phật thuyết Pháp một đời mà nói, nếu rời xa ý nghĩa phương tiện thì không có nội dung tam tạng kinh điển Phật giáo xuất hiện ở thế gian này. Giáo lý là chiếc bè cứu vớt chúng sanh đang khổ đau vô cùng tận trong biển lớn sanh tử luân hồi.
22/04/2013(Xem: 5178)
Ðây là hai câu phú trong bài Cư Trần Lạc Ðạo phú của Sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vị sáng tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền mang đậm đà bản sắc Việt nam. Có thể nói, hai câu phú trên đã đúc kết được phần nào cách lý giải mà các Thiền giả dành cho pháp môn Tịnh độ. Và đây cũng chính là nội dung của bài viết này muốn đề cập đến.
22/04/2013(Xem: 6124)
Phật pháp là pháp bình đẳng hoàn toàn không có cao thấp, tu tập bất kỳ pháp môn Phật pháp nào, cũng có công đức và cũng có thể thành Phật. Phật pháp vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật dạy vô lượng pháp môn, chẳng qua là tùy bệnh mà cho thuốc. Vì chúng sinh nghiệp lực không giống nhau, tâm lượng lại có lớn nhỏ. Phật phương tiện dẫn đạo chúng sinh nên nói Tiểu thừa và Đại thừa. Tất cả các pháp, vốn là không hai, không khác, đồng về một thật tướng.
22/04/2013(Xem: 5864)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
22/04/2013(Xem: 5688)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
22/04/2013(Xem: 5742)
Vấn đề tha lực và tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ở đây, NSGN trân trọng giới thiệu ý kiến của Minh Đức Thanh Lương, tác giả của Tịnh độ luận, Con đường lý tưởng Bồ tát đạo về mối quan hệ giữa tự lực và tha lực trong quá trình thực nghiệm tâm linh.
22/04/2013(Xem: 8468)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 17769)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]