Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Vua A Dục là vị hộ pháp đệ nhất

03/05/201318:32(Xem: 7954)
4. Vua A Dục là vị hộ pháp đệ nhất

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 4

VUA A DỤC LÀ VỊ HỘ PHÁP ĐỆ NHẤT

Ai cũng biết: Câu-xá nó phát sinh ra từ trong Thượng tọa bộ sau cuộc kiết tập lần thứ hai. Từ đó nó nảy sinh ra hai bộ lớn, rồi lần lượt sinh ra các bộ nhỏ. Đến khoảng 212 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn thì tại trong nước Ấn Độ có một ông vua tên là A Dục, vị vua này rất sùng đạo. Vua A Dục là một Thánh quân nên người Ấn Độ rất tôn trọng và coi ông như là một vị trời – một vị mà trời ưa thấy, cho nên ông còn có tên gọi khác là Thiên Ái Kiến Vương (vị vua mà ông trời ưa trông thấy lắm).

Phật từ ai cũng biết, đây là một ông vua hộ pháp đệ nhất, có công lao rất lớn, cái công lao của vua A Dục lớn ở chỗ: Nhờ ông mà Phật giáo mới truyền rộng ra các nước bên ngoài đầu tiên, chứ phần nhiều là truyền bá xung quanh lưu vực sông Hằng và một số nước thuộc vùng Trung Á mà thôi. Thời A Dục, ông là một vị vua rất tôn trọng Phật giáo. Chính ông đã cử nhiều phái đoàn đi truyền bá các nơi, mở rộng Phật pháp ra các nước bên ngoài. Cho nên ở trong tăng giới có những hạng người phát tâm chơn chánh tu hành, nhưng cũng có người thấy sự trọng vọng của vua, sự cúng dường của hoàng gia cho hàng tu sĩ nên họ cũng xin xuất gia. Hạng người ngày đi xuất gia không phải với tâm chơn chánh, lại cũng có rất nhiều hạng ngoại đạo thấy vậy cũng xin đi xuất gia, gia nhập hành Tăng chúng. Từ đó hàng tăng chúng càng ngày càng trở nên phức tạp. Phức tạp đến nỗi không có lúc nào hòa hợp với nhau để thuyết giới được hết. Trường hợp này kéo dài mấy năm trường không bố tát thuyết giới được. Trong kinh Phật dạy nửa tháng thuyết giới một lần, nhưng giờ đây mấy năm không có thuyết giới. Ông là một Phật tử thuần hành lại là một vị vua hộ pháp, thấy tình trạng như vậy mới hỏi chư tăng tại sao không bố tát thuyết giới, thì chư tăng trả lời là tăng không hòa hợp nên không thuyết giới được.

Vua rất nóng lòng và sai vị đại thần tướng quân đi đến bạch hỏi, thì thấy có nhiều người không hiểu gì luật hết, không nhớ những lời dạy của Đức Phật, lại còn nói ngang ngạnh, sẵn kiếm đó, ông đại thần tướng quân được vua phái đi phơ (giết) đi một mớ. Khi chuyện đó xảy ra, tiếng tăm bay về tận tai vua. Vua A Dục hoảng quá, than thầm rằng: Ôi chao! Như thế này thì chết Trẫm rồi. Như vậy là tội về Trẫm hay là tội thuộc về vị đại thần đó. Vua phân vân quá không biết làm sao, nên đã cho mời chư tăng vào cung hỏi. Các vị tăng cũng nói một người một cách. Từ đó vua nảy ra ý nghĩ xin chư tăng chọn lựa mời các vị La-hán tăng để kiết tập kinh điển.

Kiết tập lần thứ ba trong tăng giới để có cơ sở cho chư tăng tu hành và giữ giới nghiêm chỉnh. Do đó mà có cuộc kiết tập lần thứ ba và cũng từ đó có sự phân công các vị cao tăng tham gia vào các phái đoàn đi truyền bá khắp nơi. Đồng thời ông cũng sắc dựng các trụ đá nơi các thánh tích của Đức Phật. Khắc những lời dạy của Đức Phật để khuyên dạy mọi người làm lành lánh dữ.

Trong phái đoàn truyền giáo của ông có một phái đoàn truyền giáo do ngài Mạc Điền Địa (dịch âm là Mạc Xiển Đề hay Mạc Để Căn) truyền đến nước Ca-thấp-di-la và Kiền-đà-ra. Hai nước đó nằm ở đâu? Đó là Cát-sờ-mia (Kashmir) và Kiền-đà-ra (Gandhàra) ở phía Đông bắc Ấn Độ. Hai nước này có đường biên giới chung với Trung Hoa. Từ đây nhìn qua phía Đông là giáp Trung Hoa. Trung Hoa là nước rất rộng, biên giới của Trung Hoa lúc bấy giờ là tỉnh Đôn Hoàng và Cam Túc ngày nay. Từ đó trở đi có các nước Tân Cương và nhiều nước khác. Về phía Tây Trung Hoa chẳng hạn, có các nước Khang Cư, Vu Điền, Đại Nhục Chi, An Tất, đó là những nước có tên trong các kinh do các ngài dịch. Như vậy tính ra có hàng mấy chục nước trong vùng đó. Người Trung Hoa họ cho vùng đó là vùng Tây vực. Tây vực là khu vực vùng phía Tây. Tây vực cũng là một phần của Ấn Độ chứ không phải toàn hết Ấn Độ. Nhưng có một phần nhỏ thôi như Cát-sờ-mia hay Kiền-đà-ra là thuộc Ấn Độ nhưng nó nằm vùng Tây vực giáp với Trung Quốc. Còn Ấn Độ thì có hai danh từ, hoặc là Ấn Độ hoặc là Thiên Trúc. Thiên Trúc là chỉ cho Ấn Độ, hay Thân Độc. Trong kinh cũng có dùng từ Thân Độc để chỉ cho Ấn Độ. Danh từ của Trung Quốc phiên âm của ngày xưa đó là một nước chỉ về Ấn Độ. Còn Cát-sờ-mia và Kiền-đà-ra là trung tâm Phật giáo trước thế kỷ Tây lịch, vào khoảng thời vua A Dục thuộc miền Bắc Ấn Độ. Và chính nơi đó, từ đây các cao tăng làm bàn đạp sang Trung Quốc để truyền bá Phật giáo. Cát-sờ-mia, Kế Tân hay Ca-thấp-di-la là Trung Quốc dịch, tất cả đều là Cát-sờ-mia hết.

Chính từ Cát-sờ-mia này mà ngài Phật Đồ Trừng truyền bá Phật giáo qua Trung Quốc sớm nhất. Sau thế kỷ thứ tư, ngài La Thập ở nước Qui Tư cũng có đến học đạo ở đó. Trong lịch sử ngài La Thập có nói rằng: Khi ngài đến đó còn đương nhỏ, bà mẹ ngài dắt ngài đến chùa, ngài thấy một cái bát rất to. Bát của các ngài xưa đi khất thực to lắm, không biết bây giờ các sư Việt Nam đi khất thực bát có to lớn như vậy không? Bát ấy khất thực có thể ăn được bốn người. Năm trước tôi ở Báo Quốc, tôi thấy có một thầy từ Lào về mang bình bát to lắm. Ngài La Thập đang nhỏ, vào thấy bình bát như vậy liền lấy đội lên đầu. Khi lấy đội ngài thấy đội không sao hết, rất nhẹ nhành. Nhưng đến khi có móng lên một ý nghĩ là mình nhỏ nhưng sao lại đội bình bát to thế này mà cũng đội nổi được, thì ngay khi ấy bình bát lại nặng, ngài đội không nổi nữa phải bỏ xuống ngay. Ngay từ lúc đó ngài đã có ý nghĩ rằng: Các pháp đều do thức biến, đều do tâm sanh. Từ sự kiện trên, ngài đã có ý nghĩ đó cũng chính phát xuất từ đất Cát-sờ-mia này mà ra.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2015(Xem: 11018)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
08/01/2015(Xem: 8935)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9803)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 8553)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 12970)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 15804)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 16953)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 12537)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7750)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
07/08/2014(Xem: 14732)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]