Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Vua A Dục là vị hộ pháp đệ nhất

03/05/201318:32(Xem: 7947)
4. Vua A Dục là vị hộ pháp đệ nhất

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 4

VUA A DỤC LÀ VỊ HỘ PHÁP ĐỆ NHẤT

Ai cũng biết: Câu-xá nó phát sinh ra từ trong Thượng tọa bộ sau cuộc kiết tập lần thứ hai. Từ đó nó nảy sinh ra hai bộ lớn, rồi lần lượt sinh ra các bộ nhỏ. Đến khoảng 212 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn thì tại trong nước Ấn Độ có một ông vua tên là A Dục, vị vua này rất sùng đạo. Vua A Dục là một Thánh quân nên người Ấn Độ rất tôn trọng và coi ông như là một vị trời – một vị mà trời ưa thấy, cho nên ông còn có tên gọi khác là Thiên Ái Kiến Vương (vị vua mà ông trời ưa trông thấy lắm).

Phật từ ai cũng biết, đây là một ông vua hộ pháp đệ nhất, có công lao rất lớn, cái công lao của vua A Dục lớn ở chỗ: Nhờ ông mà Phật giáo mới truyền rộng ra các nước bên ngoài đầu tiên, chứ phần nhiều là truyền bá xung quanh lưu vực sông Hằng và một số nước thuộc vùng Trung Á mà thôi. Thời A Dục, ông là một vị vua rất tôn trọng Phật giáo. Chính ông đã cử nhiều phái đoàn đi truyền bá các nơi, mở rộng Phật pháp ra các nước bên ngoài. Cho nên ở trong tăng giới có những hạng người phát tâm chơn chánh tu hành, nhưng cũng có người thấy sự trọng vọng của vua, sự cúng dường của hoàng gia cho hàng tu sĩ nên họ cũng xin xuất gia. Hạng người ngày đi xuất gia không phải với tâm chơn chánh, lại cũng có rất nhiều hạng ngoại đạo thấy vậy cũng xin đi xuất gia, gia nhập hành Tăng chúng. Từ đó hàng tăng chúng càng ngày càng trở nên phức tạp. Phức tạp đến nỗi không có lúc nào hòa hợp với nhau để thuyết giới được hết. Trường hợp này kéo dài mấy năm trường không bố tát thuyết giới được. Trong kinh Phật dạy nửa tháng thuyết giới một lần, nhưng giờ đây mấy năm không có thuyết giới. Ông là một Phật tử thuần hành lại là một vị vua hộ pháp, thấy tình trạng như vậy mới hỏi chư tăng tại sao không bố tát thuyết giới, thì chư tăng trả lời là tăng không hòa hợp nên không thuyết giới được.

Vua rất nóng lòng và sai vị đại thần tướng quân đi đến bạch hỏi, thì thấy có nhiều người không hiểu gì luật hết, không nhớ những lời dạy của Đức Phật, lại còn nói ngang ngạnh, sẵn kiếm đó, ông đại thần tướng quân được vua phái đi phơ (giết) đi một mớ. Khi chuyện đó xảy ra, tiếng tăm bay về tận tai vua. Vua A Dục hoảng quá, than thầm rằng: Ôi chao! Như thế này thì chết Trẫm rồi. Như vậy là tội về Trẫm hay là tội thuộc về vị đại thần đó. Vua phân vân quá không biết làm sao, nên đã cho mời chư tăng vào cung hỏi. Các vị tăng cũng nói một người một cách. Từ đó vua nảy ra ý nghĩ xin chư tăng chọn lựa mời các vị La-hán tăng để kiết tập kinh điển.

Kiết tập lần thứ ba trong tăng giới để có cơ sở cho chư tăng tu hành và giữ giới nghiêm chỉnh. Do đó mà có cuộc kiết tập lần thứ ba và cũng từ đó có sự phân công các vị cao tăng tham gia vào các phái đoàn đi truyền bá khắp nơi. Đồng thời ông cũng sắc dựng các trụ đá nơi các thánh tích của Đức Phật. Khắc những lời dạy của Đức Phật để khuyên dạy mọi người làm lành lánh dữ.

Trong phái đoàn truyền giáo của ông có một phái đoàn truyền giáo do ngài Mạc Điền Địa (dịch âm là Mạc Xiển Đề hay Mạc Để Căn) truyền đến nước Ca-thấp-di-la và Kiền-đà-ra. Hai nước đó nằm ở đâu? Đó là Cát-sờ-mia (Kashmir) và Kiền-đà-ra (Gandhàra) ở phía Đông bắc Ấn Độ. Hai nước này có đường biên giới chung với Trung Hoa. Từ đây nhìn qua phía Đông là giáp Trung Hoa. Trung Hoa là nước rất rộng, biên giới của Trung Hoa lúc bấy giờ là tỉnh Đôn Hoàng và Cam Túc ngày nay. Từ đó trở đi có các nước Tân Cương và nhiều nước khác. Về phía Tây Trung Hoa chẳng hạn, có các nước Khang Cư, Vu Điền, Đại Nhục Chi, An Tất, đó là những nước có tên trong các kinh do các ngài dịch. Như vậy tính ra có hàng mấy chục nước trong vùng đó. Người Trung Hoa họ cho vùng đó là vùng Tây vực. Tây vực là khu vực vùng phía Tây. Tây vực cũng là một phần của Ấn Độ chứ không phải toàn hết Ấn Độ. Nhưng có một phần nhỏ thôi như Cát-sờ-mia hay Kiền-đà-ra là thuộc Ấn Độ nhưng nó nằm vùng Tây vực giáp với Trung Quốc. Còn Ấn Độ thì có hai danh từ, hoặc là Ấn Độ hoặc là Thiên Trúc. Thiên Trúc là chỉ cho Ấn Độ, hay Thân Độc. Trong kinh cũng có dùng từ Thân Độc để chỉ cho Ấn Độ. Danh từ của Trung Quốc phiên âm của ngày xưa đó là một nước chỉ về Ấn Độ. Còn Cát-sờ-mia và Kiền-đà-ra là trung tâm Phật giáo trước thế kỷ Tây lịch, vào khoảng thời vua A Dục thuộc miền Bắc Ấn Độ. Và chính nơi đó, từ đây các cao tăng làm bàn đạp sang Trung Quốc để truyền bá Phật giáo. Cát-sờ-mia, Kế Tân hay Ca-thấp-di-la là Trung Quốc dịch, tất cả đều là Cát-sờ-mia hết.

Chính từ Cát-sờ-mia này mà ngài Phật Đồ Trừng truyền bá Phật giáo qua Trung Quốc sớm nhất. Sau thế kỷ thứ tư, ngài La Thập ở nước Qui Tư cũng có đến học đạo ở đó. Trong lịch sử ngài La Thập có nói rằng: Khi ngài đến đó còn đương nhỏ, bà mẹ ngài dắt ngài đến chùa, ngài thấy một cái bát rất to. Bát của các ngài xưa đi khất thực to lắm, không biết bây giờ các sư Việt Nam đi khất thực bát có to lớn như vậy không? Bát ấy khất thực có thể ăn được bốn người. Năm trước tôi ở Báo Quốc, tôi thấy có một thầy từ Lào về mang bình bát to lắm. Ngài La Thập đang nhỏ, vào thấy bình bát như vậy liền lấy đội lên đầu. Khi lấy đội ngài thấy đội không sao hết, rất nhẹ nhành. Nhưng đến khi có móng lên một ý nghĩ là mình nhỏ nhưng sao lại đội bình bát to thế này mà cũng đội nổi được, thì ngay khi ấy bình bát lại nặng, ngài đội không nổi nữa phải bỏ xuống ngay. Ngay từ lúc đó ngài đã có ý nghĩ rằng: Các pháp đều do thức biến, đều do tâm sanh. Từ sự kiện trên, ngài đã có ý nghĩ đó cũng chính phát xuất từ đất Cát-sờ-mia này mà ra.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20704)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 27963)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
08/04/2013(Xem: 10568)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10038)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
05/04/2013(Xem: 5156)
“Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng sinh của con - là vô lượng chúng sinh bao la như bầu trời – ra khỏi những đại dương đau khổ sinh tử mà họ đang trải nghiệm, và đưa họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.
05/04/2013(Xem: 7916)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5183)
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.
05/04/2013(Xem: 3578)
Hoà thượng U Pannadipa sanh ngày 16 tháng Ba năm 1933, tại làng Hninpalei, thị xã Beelin miền Nam nước Myanmar (tên cũ là nước Miến Điện), do đó Người còn được gọi là Hoà thượng Beelin. Cha Người là U Kyaw Hmu và mẹ là Daw Hla Thin.
05/04/2013(Xem: 4737)
Chúng ta đã được biết Đức Phật đã thành công rực rỡ và xuất sắc trong sứ mệnh thuyết pháp độ sanh. Trong thời Ngài tại thế, Ngài đã hóa độ cho hai chúng xuất gia và tại gia của Ngài, khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người chứng quả ...
04/04/2013(Xem: 5256)
Trong bài nói chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một số tiêu đề có thể tạm gọi là những kinh nghiệm tu học mà chúng ta cần phải có. Vấn đề trước tiên mà tôi muốn đề cập ở đây chính là thái độ đối diện của người Phật tử trước tất cả những đau khổ trong đời sống. Có là kỳ quái lắm không khi tôi đề nghị các vị hãy học cách trân trọng trước những đau khổ như là đối với một người thầy. Chúng ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ các đau khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông minh hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]