Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Thứ Chín

02/05/201319:53(Xem: 18483)
Khóa Thứ Chín

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---


LỜI NÓI ĐẦU
[^]

Giáo lý của Phật có đến tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn, chia ra làm mười tôn, chung quy chỉ có hai loại: Pháp tánh và Pháp tướng. Duy thức tôn thuộc về Pháp tướng. Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu Duy thức tôn gọi là Duy thức học. Môn học này là một môn triết học rất cao siêu và rộng rãi, nên từ xưa đến nay không biết bao nhiêu học giả đã phải bóp trán nặn đầu vì nó.

Cái khó khăn trong việc nghiên cứu duy thức có nhiều nguyên nhân:

1. Rất nhiều danh từ chuyên môn mới lạ mà học giả chưa quen nghe;
2. Phân tích các Hành tướng về tâm lý cũng như vật chất rất nhiều, và quá tỉ mỉ, làm cho học giả khó nhớ.
3. Sách vở Duy thức quá nhiều, học giả không biết nên xem quyển nào trước, quyển nào sau;
4. Những sách ấy phần nhiều là sách chữ Hán, văn lại quá cổ nên người nay khó học;
5. Phải có tu quán mới hiểu rõ được Duy thức. Vì những nguyên nhân trên, học giả phần đông đành bỏ lỡ một môn triết học thâm thuý, cao siêu là Duy thức học!
Muốn nghiên cứu môn học này một cách có hiệu quả, cần phải có những phương pháp và người hướng dẫn.

Chúng tôi còn nhớ, khi đang tòng học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Vĩnh bình), một hôm Sư cụ Tuyên Linh (Lê Khánh Hoà) Giám đốc Phật học đường Lưỡng Xuyên đưa cho chúng tôi quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" mà dạy rằng:

"Duy thức là một môn học khó vô cùng. Văn chương đã khó danh từ lại nhiều, và hành tướng Tâm Vương, Tâm sở cũng rất phiền phức. Tôi đã ba năm nghiên cứu bộ Thành duy thức luận, mà như người đi vào rừng rậm, không tìm được lối ra. Đến năm Đinh Mão nhờ ban tổ chức trường hương chùa Long Khánh ở Quy Nhơn mời tôi làm Pháp sư. Tôi được may mắn gặp Hoà thượng Thập Tháp. Tôi thuật lại sự khó khăn trong việc nghiên cứu Thành duy thức của tôi. Hoà thượng Thập Tháp nghe xong, đem biếu tôi quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn" và nói: "Tôi biếu ngài một cái chìa khoá để mở kho Duy thức. Người nghiên cứu Duy thức mà trước không đọc Luận này, thì cũng như người gỡ nùi tơ rối mà không tìm được mối. Vậy Ngài nên đọc quyển Luận này cho kỹ rồi nghiên cứu Thành Duy thức. Ngài sẽ thấy dễ dàng ..."

Quả thật như thế. Sau khi tôi trở về Nam, chuyên chú đọc quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" trong ba tháng, tôi trở lại nghiên cứu Thành Duy thức, thấy không còn khó khăn như trước nữa. Bởi thế, quyển "Bá pháp" này đối với tôi quý báu vô cùng: Ngoài cái kỹ niện vô giá của Hoà thượng Thập Tháp, nó còn là một cái chìa khoá cho tôi mở cửa vào Duy thức.

"Hôm nay, tôi trao lại cho các ông quyển Luận này để các ông khởi công trong việc nghiên cứu Duy thức".

Mặc dù Sư cụ Thập Tháp và Sư cụ Tuyên Linh đã về cõi Phật gần hai chục năm rồi, song những kỹ niệm cao quý của hai Sư cụ mà chúng tôi được vinh hạnh theo hầu trong mấy năm, vẫn còn ghi đậm nét trong tâm hồn chúng tôi, và những lời vàng ngọc trên vẫn còn văng vaüng bên tai chúng tôi.

Ngày nay, để nhắc nhỡ công đức lớn lao của hai Sư cụ, những vị đã lập công đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, và cũng để cho học giới nước nhà nghiên cứu được dễ dàng môn học Duy thức, chúng tôi đánh bạo, cố gắng phiên dịch và giải thích quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" này và đổi danh đề là "Duy thức nhập môn" cho dễ hiểu. Quyển Duy thức nhập môn này, như danh đề của nó` đã nêu lên, sẽ hướng dẫn quí vị độc giả đi đúng vào cửa của toà nhà Duy thức. Quí độc giả hãy đọc và nhớ kỹ quyển sách này, rồi tiếp tục đọc những quyển Duy thức học tập I,II,III, v.v...thì quí vị sẽ thấy mình đang bước dần một cách dễ dàng và thú vị lên toà lâu đài rực rỡ và đồ sộ của Duy thức.

Mong quí vị sẽ chóng đạt được mục đích.

Biên tại Phật học đường Nam Việt

Mạnh Đông năm Mậu Tuất (1958)

THÍCH THIỆN HOA

--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20701)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 27959)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
08/04/2013(Xem: 10568)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10038)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
05/04/2013(Xem: 5156)
“Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng sinh của con - là vô lượng chúng sinh bao la như bầu trời – ra khỏi những đại dương đau khổ sinh tử mà họ đang trải nghiệm, và đưa họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.
05/04/2013(Xem: 7916)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5183)
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.
05/04/2013(Xem: 3578)
Hoà thượng U Pannadipa sanh ngày 16 tháng Ba năm 1933, tại làng Hninpalei, thị xã Beelin miền Nam nước Myanmar (tên cũ là nước Miến Điện), do đó Người còn được gọi là Hoà thượng Beelin. Cha Người là U Kyaw Hmu và mẹ là Daw Hla Thin.
05/04/2013(Xem: 4734)
Chúng ta đã được biết Đức Phật đã thành công rực rỡ và xuất sắc trong sứ mệnh thuyết pháp độ sanh. Trong thời Ngài tại thế, Ngài đã hóa độ cho hai chúng xuất gia và tại gia của Ngài, khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người chứng quả ...
04/04/2013(Xem: 5253)
Trong bài nói chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một số tiêu đề có thể tạm gọi là những kinh nghiệm tu học mà chúng ta cần phải có. Vấn đề trước tiên mà tôi muốn đề cập ở đây chính là thái độ đối diện của người Phật tử trước tất cả những đau khổ trong đời sống. Có là kỳ quái lắm không khi tôi đề nghị các vị hãy học cách trân trọng trước những đau khổ như là đối với một người thầy. Chúng ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ các đau khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông minh hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]