Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 8

25/04/201319:10(Xem: 4213)
Quyển 8

Long Thơ Tịnh Độ

Dịch giả: HT Thích Hành Trụ

--- o0o ---

QUYỂN TÁM

CHỨC QUỐC HỌC TẤN SĨ

ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU SOẠN

LỜI ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU NÓI

Thế giới Cực Lạc, tuy cách cõi này tới trăm vạn thế giới. Luận về sự tích, thời không xiết kể sự xa. Song nói về Huệ tánh của Phật, vì trùm cả hư không thế giới, không chỗ nào không có cho nên tất cả chúng sinh ý, tư tưởng, hành vi cử động, đều là ở trong tánh Phật cả. Nên người chí tâm khẩn thiết, không có một việc nào mà chẳng ứng nghiệm, cho nên quyển này đặt là quyển “HIỆN THẾ CẢM ỨNG”.

KIẾN SÁT SINH NIỆM PHẬT ĐẮC PHƯỚC

Trong bộ Quan Âm cảm ứng có chép rằng Đất Nhiêu Châu người trong số lính là người Trịnh Lân, chết hồi đến âm phủ, Diêm Vương chiếu bộ nghiệm tra, do bắt lầm lại tha về. Vua Diêm Vương bảo rằng Ngươi trở về nhân gian gắng sức làm lành, thấy ai sát sinh, ngươi phải niệm Phật A Di Đà cùng Quan Thế Âm Bồ tát, con vật kia đặng đầu thai, ngươi cũng đặng phước lớn, và cũng một phần giúp cho ta khỏi mất công trị người ác. Do đây suy xét đủ thấy người niệm Phật A Di Đà đã siêu độ được vong giả lại được tăng thêm phước thọ, chẳng những thế thân sau lại đặng sinh Tây phương vậy.

ÔNG TRẦN KHÍ NIỆM PHẬT TRỪ QUỶ

Ông Vương Nhựt Hưu nói Ông Trần Khí ở đất Vọng Giang là người đồng quận với ta, thường giết oan mạng người. Sau thấy quỷ hiện. Khí sợ hãi, lật đật niệm Phật A Di Đà, quỷ không dám gần. Trần Khí niệm Phật không thôi, quỷ bèn không hiện. Sau thường niệm Phật, lúc lâm chung ngồi mà quá vãng. 

Sau nửa năm, dựa nhập đứa cháu gái tên Diệu Quang trong nhà, nói rằng Ta nhờ niệm Phật A Di Đà, đã sinh về thế giới Cực Lạc, cử động nói năng y như lúc còn sống, bà con kẻ quen biết đều đến viếng thăm cả hai ba ngày.

Người trong gia quyến nói Tiếc vì lúc nó còn sống, không vẽ được chân dung của nó để thờ cúng. Trần Khí nghe nói, liền hiện nguyên hình như lúc còn sống, nhưng cái nét mặt có phần tươi trẻ hơn. Bởi người sinh Tây phương sống hoài không chết, tóc đầu người ấy giống như tóc Phật, số là người ấy đã gần thành Phật vậy.

Sự tích này do kẻ sĩ nhân ở đất Vọng Giang là ông Châu Hiến Thúc, vì ta thuật lại.

TRƯU TÂN VƯƠNG NIỆM PHẬT MỘNG GIÁC

Ông Vương Nhựt Hưu nói Ta từng khuyên kẻ sĩ nhân đất Trấn Giang, là ông Trưu Tân Vương, thuyết tu Tây phương.

Ta nói Nếu không rảnh rang, thì cứ mỗi bữa sớm mai chắp tay quay mặt về hướng Tây, niệm Nam Mô A Di Đà Phật mười biến cũng đặng.

Tân Vương tin đó, một hôm nọ nằm chiêm bao, thấy cùng với một sĩ nhân, đang dẫn ông đi đến pháp trường. Tân Vương trong cơn sợ hãi, liền niệm Phật A Di Đà đến mười tiếng, bèn thức dậy.

Đâu chẳng phải là Phật dùng đây, làm cho người kia tín tâm kiên cố ư.

TRƯƠNG KẾ TỔ NIỆM PHẬT CẦU SIÊU VONG

Ông Vương Nhựt Hưu nói Ta từng cùng kẻ sĩ nhân đất Trấn Giang là ông Trương Kế Tổ, nói việc Tây phương. Kế Tổ tin đó, bà nhũ mẫu của ông chết, ông thường vì niệm Phật A Di Đà cầu siêu. 

Một hôm ông nằm chiêm bao thấy nhũ mẫu ông về, mượn y Bạch Điệp mặc, đến tạ ơn Kế Tổ mà từ biệt đi về Tây phương.

Xem đây nên biết phép niệm Phật cầu siêu vong giả thật rất linh vậy.

LƯU HUỆ TRỌNG NIỆM PHẬT AN GIẤC

Ông Vương Nhựt Hưu nói Ông Lưu Huệ Trọng là bạn tri thức ta ngày trước, người làng Trường Hưng quận Hồ Châu. Do mỗi hôm nằm mộng thường sợ sệt, ta khuyên niệm Phật A Di Đà. 

Huệ Trọng chí thành cao tiếng niệm 108 biến, đêm đó bèn ngủ yên. Ngày sau cũng niệm như ngày trước, từ đây đều đặng ngủ yên. Do đây ta thấy Phật lực rộng lớn không chỗ nào mà Ngài không che chở.

Sự tích này ta đã kể bày quyển trước nơi bài niệm Phật “An tịnh hình thân” rồi vậy.

BÀ NGUYỄN TẨU NIỆM PHẬT MẮT SÁNG

Ông Vương Nhựt Hưu nói Có bà Nguyễn Niệm Tam Tẩu ở tỉnh Điền Trang, huyện Hoài Ninh đồng quận với ta, đau hai con mắt gần mù, thường niệm Phật A Di Đà và cặp mắt bà đặng sáng lại.

Sự tích này chính ta được thấy đó.

VUA DIÊM VƯƠNG KHUYÊN TƯƠNG BÀ NIỆM PHẬT

Đất Trấn Giang huyện Kim Đàng, làng Chu Lâm có bà Tương Bà tuổi cỡ 70, chết đến âm phủ, song mạng chưa hết, được vua Diêm La cho về và hỏi Ngươi có tụng kinh chăng ? Đáp rằng Tụng không được.

Vua nói Không tụng kinh thời ngươi cứ niệm Phật A Di Đà cũng được.

Đã tha về bấy giờ bà Tương Bà thuật chuyện vua Diêm La dạy ta niệm Phật, ta không còn nghi nữa, cho nên bà thường niệm danh hiệu Phật đây gần trăm hai tuổi mới qua đời.

Bà sinh Tịnh độ chắc chắn quyết định vậy. Đâu chẳng phải do bà niệm Phật, mà lại sống dai ư! Nếu không phải thì vì lẽ gì mà bà sống được lâu vậy ? 

Sự tích này do kẻ sĩ nhân, huyện Kim Đàng là ông Trương Duyên Chi, vì ta thuật lại.

THIỆU AN PHỦ NIỆM PHẬT THOÁT NẠN

Đất Tấn Giang, ông Thiệu Bưu tên Hi Văn. Hồi còn làm học trò, một hôm nằm mộng thấy mình đi đến một chốn quan phủ người đều kêu ông là ông quan An phủ, Thiệu Bưu tự mừng và rằng Điềm này đâu không phải ta thi đậu, sẽ lãnh chức An phủ ư ? Rồi ông đi tới trước, thấy một vị quan hỏi rằng Ngươi có biết tại do ngươi thi chưa đậu không ? Đáp rằng Không biết. Vị quan ấy sai người dẫn Thiệu Bưu đi xem, thấy một chảo lớn nấu loài ốc sò. Ốc sò biết nói tiếng người, thấy Thiệu Bưu đi ngang qua liền kêu rằng Thiệu Bưu. Bưu sợ bèn niệm Phật A Di Đà, mới niệm một tiếng ốc sò liền biến thành chim Huỳnh tước (se sẻ) bay đi.

Quả thật sau rồi Thiệu Bưu thi đỗ khoa cao làm quan đến chức An phủ sứ. Do đây thấy người sát sinh, ngăn đường trước của người, chẳng khá chẳng răn! Lại thấy Phật lực quảng đại chẳng khá chẳng kính. Quan chức tự có định phần chẳng khá tham cầu đặng.

NIỆM PHẬT BỆNH PHONG KHÔNG SINH

Ông Vương Nhựt Hưu nói Tôi quá giang ghe người gần đi đến giữa sông, đất Trấn Giang, nước cạn đi không được, bèn ghé lại chùa Kim Sơn mượn bốn bộ kinh, tức Kinh A Di Đà vậy. 

Muốn so sửa khắc bản rộng truyền. Khi cầm viết tay bên phải có phong, mấy ngón tự run lia viết chữ không được, tôi bèn giơ ngón niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Quan Thế Âm vài tiếng, khẩn cầu xin cho tôi hết chứng bệnh phong, đặng viết cho rồi bộ kinh đây.

Nguyện vái xong ngón liền hết run, cho đến rồi quyển cũng không đau. Do đây thấy Phật cùng Bồ Tát, vẫn ở trước mặt, chỉ vì tín tâm của người không chí thiết vậy.

MỘNG TRUNG NIỆM PHẬT THOÁT KHỦNG CỤ

Ông Vương Nhựt Hưu nói Tôi ở trong cơn mê mộng, có khi sợ sệt, niệm danh hiệu Phật A Di Đà cùng Quan Thế Âm Bồ tát, chưa từng có lúc nào mà chẳng đặng yên ổn, hoặc có khi liền thức dậy.

Thì đủ thấy Phật cùng Bồ tát oai thần mau chóng như thế, những người đủ tín tâm chỗ hiệu nghiệm. Ngài đâu không chứng.

NIỆM PHẬT NHÀ KHỎI ĐÈ CHẾT

Có một bà già bị mù hai con mắt, mượn thằng nhỏ dắt đi thường niệm Phật A Di Đà. Một bữa nọ nghỉ ở trong nhà cũ, nhà bỗng đổ sập. Thằng nhỏ bỏ chạy, bà già còn ở trong. Bèn có hai cây chống nhau, đỡ phía trên bà già đặng khỏi đè chết. Đây phép niệm Phật rất linh nghiệm như vậy đấy.

Sự tích này do ông Diệu Định Cư sĩ vì tôi thuật lại.

NIỆM PHẬT BỆNH SỐT RÉT ĐƯỢC LÀNH

Có vị Viên quan tên Lý Tử Thanh, ở ngụ đất Tú Châu, ham mộ đạo Tiên, thường theo học Phật với ta (Vương Nhựt Hưu), mấy năm trước mắc chứng bệnh rét bảo rằng Chỉ e lòng ông không tin, nếu tin đó bệnh ắt lành.

Ta trao cho một phương thuốc, dạy tới giờ bệnh phát, chuyên chú niệm A Di Đà Phật, rồi uống thuốc này. Ông Tử Thanh nghe lời làm theo ngày đó bệnh bớt 8 phân, ngày kế cũng bớt 8 phân, như vậy cho đến ngày chót là được lành mạnh. Ông Tử Thanh từ đấy rất tin Phật lý, thường dùng văn Tịnh độ để trong tay áo, đem theo tụng niệm.

THÊU TƯỢNG PHẬT THƯỜNG CÓ XÁ LỢI

Ông Chung Ly Trạch làm chức Thiếu sư ở đất Chân Châu, cho bà Nhậm thị phu nhân, tu Tây phương, chạm tượng Phật A Di Đà, bề cao bốn tấc tám phân, làm khám chạm trổ rất tốt, lúc đi đâu thường đội theo để chiêm bái, tượng kia ở giữa chân mày, thường tuôn ra ngọc Xá lợi, lớn như hột gạo, ánh sáng chiếu ngời.

Sự tích này rút trong bộ Bửu Châu tập.

MỘNG THẤY PHẬT LIỀN ĐẶNG THÔNG BIỆN

Đợi nhà Tùy, ông Huệ Tư thiền sư, nhân chiêm bao thấy Phật A Di Đà, thuyết pháp cho ông nghe. Lúc sau ông thông biện hơn người, điềm lành không phải một.

Sự tích này rút trong bộ truyện Vãng sinh.

NIỆM PHẬT TRỊ BỆNH ĐƯỢC LÀNH

Năm gần đây đất Tú Châu có ông thầy thường niệm Phật A Di Đà, vì người trị bệnh, có người bệnh rước ông đến niệm Phật, thường đặng lành mạnh. Người trong xứ Tú Châu, ai cũng khen ngợi ông cả.

NIỆM PHẬT THẰNG CHÁU KHỎI NẠN

Ông Vương Nhựt Hưu nói Trong làng ta, có một ông cụ già mỗi khi có việc liền chắp tay chí tâm niệm Phật A Di Đà.

Thằng cháu ông mới ba tuổi, nhân theo mẹ đến đồng ruộng thoạt mất đi, ông già tìm hỏi chẳng thấy, sau vài ngày có người mách bảo cho hay rằng Tôi thấy dấu chân thằng nhỏ ở ngoài suối kia!

Quả nhiên ra ngoài đó tìm đặng, thấy dấu chân đầy cả trên bãi. Không biết vì lẽ gì suối kia rất sâu mà thằng nhỏ này qua bên kia được và lâu mà không hề chi.

Người ta nói, đó là do ông nội nó có tâm chí thành niệm Phật A Di Đà, mới cảm được quả phúc như vậy.

PHẦN TỰ LUẬN

Thật ra đạo Phật là một chân lý cần phải tự mình kinh nghiệm, về một mặt khác, suy nghĩ và hiểu biết chưa thật đã đúng đường, khi nhận xét không thấu đáo.

Đối với đời sống hằng ngày, đạo Phật khuyên ta những gì ? 

Nên dung hòa cuộc đời thục tế với lý tưởng vị tha, điều thuận hành vi và ý nghĩ, bác bỏ những sự tương vi, cảm thông cho sâu sắc định lý vô thường của hết thảy các pháp.

Nói tóm lại, hướng cuộc đời theo gương Đức Phật và cố gắng thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

QUYỂN TÁM HẾT

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 3769)
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình – không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà thành.
12/09/2010(Xem: 4522)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 5600)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 5242)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 9193)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 4420)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3421)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 6163)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 6786)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567