Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 7

25/04/201319:10(Xem: 4853)
Quyển 7

Long Thơ Tịnh Độ

Dịch giả: HT Thích Hành Trụ

--- o0o ---

QUYỂN BẢY

CHỨC QUỐC HỌC TẤN SĨ

ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU SOẠN

LỜI ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU NÓI

Người tham thiền phần nhiều không tin Tịnh độ, nói tu Tịnh độ là chấp tướng. Muốn chỉ ngay tâm người thấy tánh thành Phật mà thôi.

Lời ấy rất hay, nhưng không dễ gì được, trở thành tệ đó lắm vậy. Nên nay tôi (Vương Nhựt Hưu) giảng rõ cái tệ của người tham thiền và dẫn sự tích làm pháp chứng, cho các người tu hành, không biết chỗ cốt yếu của Tịnh độ, cũng xin giảng nói luôn đây, cho nên quyển này gọi là quyển “CHỈ MÊ QUY YẾU”.

ĐỜI TỐNG ÔNG THANH THẢO ĐƯỜNG THÂN ĐỜI SAU CỦA ÔNG, LÀ ÔNG TĂNG LỖ CÔNG

Triều nhà Tống, có ông Thanh Thảo Đường. Lúc ông còn sống tuổi ngoài chín mươi, có người đàn bà nhà họ Tăng, thường tới lui trai cúng và bố thí y, vật cho Hòa thượng. Hòa thượng Thanh Thảo Đường cảm ơn kia, bèn nói Lão tăng này sẽ làm con trai cho phu nhân.

Ngày qua tháng lại Xuân mãn Thu sang, một hôm người đàn bà ấy sinh đặng đứa con trai, nhớ lại lời trước kia, liền sai người đến thăm ông Thảo Đường thì ông ấy đã tọa hóa rồi vậy. Đứa con trai bà sinh kia bèn đặt tên Tăng Lỗ Công vậy.

Do đời trước Lỗ Công làm ông thầy, từng tu phước, tu huệ, nên nay tuy rằng tuổi nhỏ mà thi đỗ khoa cao, sau làm quan đến chức Tể tướng, thấy trong thế tục xem đó không ai hơn vậy.

Song tuy như vậy nhưng đó cũng là một sự sai lầm. Vì sao ? Vì trong thế cuộc phú quý này không lâu dài, hưởng hết phước thì là không. Lại phải theo nghiệp duyên mà đi luân hồi không có khi nào dứt. Chẳng bằng niệm Phật sinh ngay về Tây phương, thấy Phật dứt sinh tử là việc lớn, rồi trở lại làm Tể tướng cũng không muộn gì.

Cho nên tuy vào trong thai bào thọ sinh, nhưng mà một tánh linh mình đây không muội. Sở dĩ tuy ở trong cảnh giới luân hồi, đã không chịu luân hồi, mà tới lui trong đường sinh tử vẫn được tự như vậy. Nay chưa đặng dứt sinh tử, bèn bo bo nhớ ơn nghĩa, vì người làm con, thời không khỏi tâm thân ái hằng ở luân hồi, thật là thất kế lắm vậy.

GIỚI THIỀN SƯ HẬU THÂN ĐÔNG PHA

Chùa Ngũ Tổ ngài Giới Thiền sư, là thân đời trước ông Đông Pha, việc ứng nghiệm chẳng phải một. Do đời trước của ông tu hành, nên đời nay được thông minh hơn người. Do vì tánh ưa quen năm món độc (ngũ dục lạc) chứa trừ, nên đời nay, ý hay diệu lời thi thơ, ngoài chịu sự đày trách (trấn nhậm xứ ngoài sáu năm). Đây cũng là một sự lầm to vậy.

Nếu đời trước làm ông thầy tham thiền mà gồm tu Tây phương nữa, thời ắt đặng sinh Tịnh độ thành tựu đại phước đại huệ đâu còn sinh lại cõi này, chịu nhiều khổ não ư ?

Song nghe ông Đông Pha một hôm đi trấn nhậm phía Nam có mang theo một bức tượng Phật A Di Đà. Người hỏi cớ chi vậy ? Ông đáp Bức tượng này là việc công cứ của ta sinh Tây phương vậy.

Nếu quả như thế, thời ông Đông Pha đến đây mới là đắc kế, đó cũng là thiện căn gieo trồng đời trước, nên nay sáng ngỏ hơn người, và mới ngộ được lý này cớ vậy. 

Ta (Vương Nhựt Hưu) nghe ông Lỗ Trực, đời trước làm người đàn bà tụng kinh Pháp Hoa. Do công đức tụng kinh, nên đời nay thông minh có chức quan. Đây cũng là theo nghiệp duyên mà đến cõi này vậy.

Nếu sinh về Tây phương thì đâu có như vậy mà thôi ư!

TRIẾT LÃO HẬU THÂN ĐA ƯU KHỔ

Có ông Triết Lão thiền sư, trụ trì chùa Đại Sát đất Kinh sư, bốn mươi năm không ngủ, ngồi thiền định khổ như thế. Khi qua đời cũng ngồi và thị tịch, sau khi đem áo bằng giấy thiêu đốt, ra ngọc Xá lợi. Có ông quan trong triều đem 30 ngàn mua một cái áo giấy ấy. Vì áo kia có Xá Lợi cớ vậy.

Ôi! Sự hiệu nghiệm tham thiền của ông đã như thế, nếu ông tu Tây phương, thì chắc được bậc bất thối chuyển địa Bồ Tát, đường sinh tử vẫn tự như. Rồi trở lại thế giới này tế độ chúng sinh, có chi chẳng đặng. Vì không biết tu pháp này, nên mới sinh trong nhà đại phú quý, một đời chịu nhiều sự ưu khổ khá thương vậy ư. Dẫu cho hưởng đại phú quý, rốt cuộc có khi hết, y cựu luân hồi.

Hoặc có người hỏi Sự tu hành tinh tấn của ông Triết Lão như thế, vì lẽ gì mà đời nay phải chịu nhiều sự ưu khổ vậy ?

Ông Vương Nhựt Hưu đáp Đức Phật có nói

Dã linh bá thiên kiếp

Sở tác nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời

Quả báo hườn tự thọ

Nghĩa là

Dù cho trăm ngàn kiếp

Chỗ tạo nghiệp không mất

Khi nhân duyên gặp gỡ

Quả báo lại mình chịu.

Ngài Vĩnh Gia đại sư cũng nói Dứt sinh tử thời nghiệp chướng xưa nay không, bằng chưa dứt lẽ phải thường nợ trước. Do ông Triết Lão, chưa từng dứt được sinh tử là việc lớn, đời nay tuy sinh trong nhà đại phú quý, chính là tâm nguyện của ông đời trước vậy, cho nên phải chịu nhiều điều ưu khổ, đó chính là lúc nhân duyên gặp gỡ, và phải trả nợ đời trước tới nghìn trăm đời lận. 

Nếu ông sinh Tây phương, thời nợ trước chẳng cần trả vậy. Vì sao ? Vì sinh tử tự như, cho nên tuy vào trong tất cả cõi sinh tử chúng sinh, làm việc tế độ to tát. Nhưng mà một chân tánh của ta không hề mê muội, được siêu thoát ngoài ba cõi, đâu còn phải trả nợ đời trước ư.

Vả luận ông Triết Lão tu hành tinh tấn, còn không thể siêu thoát ngoài ba cõi, đâu chẳng phải ba cõi quá cao, biển khổ kia quá rộng, lượng sóng ba đào kia quá gấp, cho nên không dễ gì siêu thoát được. 

Tu Tây phương mà được siêu thoát ngoài ba cõi là nhờ sức Phật vậy. Đã có sức Phật hộ trì mà không nương tựa, khác nào người bần cùng đói rét, thấy bậc giàu sang mà không nương cậy.

Nhựt Hưu này thương lắm.

CỔ LÃO HẬU THÂN ĐAM PHÚ QUÝ

Có ông Huệ Cổ trưởng lão, trước trụ trì chùa Thái Bình đất Thư Châu, sau qua ở chùa Đại Sát đất Triết Đông, cũng là hàng tôn túc trong sơn môn vậy.

Sau khi chết đầu sinh trong nhà Tể tướng, tuy tuổi nhỏ mà đỗ khoa cao, đời rất là vinh hiển. Song đây cũng là một sự thất kế rất lớn. Vì sao ? Đời trước trai giới, đời nay ăn thịt, ắt nói sự ăn thịt là ngon a ? Đời trước thanh tu đời nay gần sắc dục, ắt nói sự sắc dục là đẹp nhỉ ? Đời trước thiền định, đời nay hưởng phú quý ắt cho phú quý là phải sao ? Ví như voi lớn sa lầy, bước một bước càng lún sâu một bước, khốn sao mà khốn thế!

Kinh Lăng Nghiêm nói Tai nghe và tiếng nghe hết, cái nghe hết cũng không trụ. Tâm giác và cảnh bị giác không, tánh giác không đã viên mãn.

Nghĩa là Sự bị nghe tột rồi, tâm nghe tột cũng không trụ, cho nên nói, tuy hưởng sự khoái lạc trong đời, khác nào cái không trụ nói trên. Cái không trụ trước, đã không trụ thời là quá khứ. Quá khứ thì không được lâu vậy.

Lại có tâm năng giác và cảnh trần bị giác, thì rốt cuộc cũng quy về nơi không. Không thời là chẳng thật vậy. Thiệt đặng nơi đây, không mà giác đó, thời tánh chân giác cực viên, mà không còn sa đọa vậy.

Giả sử ông Cổ Lão mà ngộ đặng lý này (chân giác) thì quyết không sinh trong nhà Tể tướng.

Dầu chưa đặng tỏ ngộ chân tánh, vả tu Tây phương mau thoát khỏi luân hồi cung đặng vậy.

Kinh Lăng Nghiêm nói Người tu hành trong thế gian như lóng nước đục. Lóng đó tuy trong, nhưng chưa gạn bỏ cặn đục, khuấy đó đục lại, là nghĩa nói ông Cổ Lão vậy.

Bằng sinh Tây phương thấy Phật đắc đạo, trở lại sinh thế giới này, thì cũng như gạn bỏ cặn đục, thuần đặng một thứ nước trong, mặc dầu khuấy đó cũng không đục nữa, vậy cho nên dù là hàng tôn túc, mà chưa ngộ được nhân tánh, thời cũng chẳng khá chẳng tu Tây phương. Xem sự tích ông Cổ Lão này cũng đủ làm gương cho lớp sau vậy.

TÂY PHƯƠNG NHƯ HIỆN THỌ QUAN

Ví như người có chức quan nhỏ mà không chịu, ắt muốn tu học làm quan to (trạng nguyên) chí kia vẫn tốt vậy. Song chức Trạng nguyên không thể chắc đặng, vẫn không bằng lãnh liền chức quan nhỏ, một mặt tu học, bằng thi đậu chức quan to thời như trên gấm thêu hoa. Bằng chẳng đặng đó, cũng không mất phần làm quan.

Người tu Tây phương dụ như người lãnh liền chức quan nhỏ vậy. Một mặt tu học là dụ cả tu Tây phương, gồm tu pháp tham thiền nữa vậy. Chẳng đặng chức quan to là dụ kẻ tham thiền chưa tỏ ngộ vậy. Không mất kia, người làm quan là dụ chóng khỏi luân hồi, hưởng sự khoái lạc lớn vậy.

Đã sinh Tây phương, thấy Phật nghe Pháp, đâu có lý nào không đại ngộ ư. Cho nên cái thuyết Tây phương không nên bỏ vậy.

BA BỒ TÁT TU ĐÂU SUẤT

Trong bộ Thập Luận Nghi của ngài Trí Giả có dẫn sự tích ba vị Bồ Tát tu pháp niệm Phật cầu sinh về cung trời Đâu Suất.

1 - Vị tên Vô Trước 

2 - Vị tên Thế Thân

3 - Vị tên Sư Tử Giác 

Ba vị Bồ Tát đây, giao ước với nhau rằng Trong ba người chúng ta, hễ ai sinh về Đâu Suất trước thấy Phật Di Lặc rồi, lập tức trở về báo tin cho biết.

Khi đó vị Sư Tử Giác chết trước vài năm không nghe tin tức. Kế vị Thế Thân tịch, ba năm mới về báo tin nói rằng Tôi sinh về Đâu Suất, lễ Phật Di Lặc, nghe Ngài thuyết pháp, mới được một ngày, lật đật trở về báo tin cho hay đây. Lạ thay cõi trời Đâu Suất một ngày, mà ở cõi nhân gian ba năm vậy.

Vị Vô Trước hỏi Còn ngài Sư Tử Giác thế nào ?

Thế Thân đáp Sinh ngoại viện Đâu Suất đắm trước nhạc trời, tức không thấy được Phật.

Vả chăng ba vị Bồ Tát, tu về Đâu Suất, còn có tham trước không được thấy Phật, ấy là cội gốc luân hồi. Cho nên biết rằng Đâu Suất khó tu và có sa đọa, không bằng Tây phương dễ tu, mà không sa đọa vậy.

Ngài Trí Giả lại nói Có người thấy Phật Thích Ca mà không đắc đạo, còn người tu Tây phương thấy Phật A Di Đà, không có một ai mà không đắc đạo. Thế thì đủ biết rằng Đức Phật Thích Ca, cùng Phật A Di Đà, nguyện lực, công đức, oai thần kia, lớn nhỏ vẫn không đồng vậy.

Cho nên đức Đại Từ Bồ Tát nói rằng Mười phương ba đời Phật A Di Đà là thứ nhất. Niệm danh hiệu Ngài, tiêu tất cả tội liền đặng sinh Tịnh độ là phải vậy.

PHÁP HOA NI HẬU THÂN TÁC QUAN KỶ

Ông Âu Dương tên Vĩnh Thúc làm chức Tri huyện đất Vĩnh Châu, có một con hát nhà quan trong miệng thường bay hơi thơm hoa sen. Khi ấy có ông Tăng biết túc mạng của cô mà rằng Cô này đời trước làm cô ni tụng kinh Pháp Hoa mười năm, vì một niệm tưởng lầm, bèn đến nỗi như thế này.

Ông Tăng lại hỏi Vậy cô có nhớ tụng Kinh Pháp Hoa không ?

Đáp rằng Từ khi thất thân đến nay có rảnh đâu mà tụng. 

Ông Tăng lấy bộ Kinh Pháp Hoa đưa cho thì cô đọc tụng như nước chảy, lấy kinh khác đưa cho, thời cô đọc không đặng. Do đây mà biết lời nói của ông Tăng đáng tin vậy. 

Giả sử, cô ni này biết tu pháp môn Tây phương thì thượng phẩm thượng sinh chắc đặng vậy. Vì không biết nên phải sa đọa đến nỗi làm con hát khá chẳng thương ư! Do đây mà biết, hay đem pháp môn Tây phương này dạy người tu tập, công cứu giúp kia rất lớn vậy, phước đức há dễ lường ư ?

PHẦN TỰ LUẬN

Từ lúc mới sinh cho đến khi xuống mồ, chúng ta chơi vơi như những cái bóng đi tìm chân lý, mà chúng ta tin rằng có. Vừa sinh ra đời chúng ta đã khóc và cũng còn khóc nữa khi ta phải lìa đời. Bị thúc đẩy bởi một sức mạnh vô hình, chúng ta chen vai thích cánh trên đời để làm những cử chỉ hời hợt. Thế nên Phật dạy

Trên bước đường tìm lẽ thật, các ngươi chỉ tin cái gì mà chính các ngươi tự mình sau khi suy luận, nhận là đúng, là hợp với lẽ phải, không trái với lòng mình, và ăn khớp với hoàn cảnh hiện tại. Sử sách, thánh hiền không đủ bảo đảm nếu chính lòng mình không cho, hoặc chưa cho là đúng.

Ngay đối với giáo lý của Phật cũng thế, cốt là các ngươi cố gắng tìm tòi mãi mãi, và một ngày mai kia, nếu các ngươi vỡ lẽ thêm ra, nhận thấu có điều gì đúng hơn, thì đừng ngại ngùng mà không dứt bỏ, những gì mà hôm nay các ngươi đã tin.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

QUYỂN BẢY HẾT

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20890)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 28162)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
08/04/2013(Xem: 10791)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10298)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
05/04/2013(Xem: 5174)
“Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng sinh của con - là vô lượng chúng sinh bao la như bầu trời – ra khỏi những đại dương đau khổ sinh tử mà họ đang trải nghiệm, và đưa họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.
05/04/2013(Xem: 7967)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5204)
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.
05/04/2013(Xem: 3632)
Hoà thượng U Pannadipa sanh ngày 16 tháng Ba năm 1933, tại làng Hninpalei, thị xã Beelin miền Nam nước Myanmar (tên cũ là nước Miến Điện), do đó Người còn được gọi là Hoà thượng Beelin. Cha Người là U Kyaw Hmu và mẹ là Daw Hla Thin.
05/04/2013(Xem: 4807)
Chúng ta đã được biết Đức Phật đã thành công rực rỡ và xuất sắc trong sứ mệnh thuyết pháp độ sanh. Trong thời Ngài tại thế, Ngài đã hóa độ cho hai chúng xuất gia và tại gia của Ngài, khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người chứng quả ...
04/04/2013(Xem: 5302)
Trong bài nói chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một số tiêu đề có thể tạm gọi là những kinh nghiệm tu học mà chúng ta cần phải có. Vấn đề trước tiên mà tôi muốn đề cập ở đây chính là thái độ đối diện của người Phật tử trước tất cả những đau khổ trong đời sống. Có là kỳ quái lắm không khi tôi đề nghị các vị hãy học cách trân trọng trước những đau khổ như là đối với một người thầy. Chúng ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ các đau khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông minh hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]