Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật

05/08/201905:35(Xem: 5937)
Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật


Phat Di Da
Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật

Tâm Tịnh cẩn tập

Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.


Hành giả niệm Phật ngày nay thường hay công phu niệm Phật để đối trị với tâm vọng động của mình, dùng công đức này hồi hướng cho mình và vô lượng hữu tình trong thập pháp giới đồng sanh cõi Cực Lạc. Khi hành giả tinh tấn công phu đến một lúc nhất định, tạp niệm ít dần, và lạc thọ xuất hiện do định tâm. Đến khi định kiên cố, hành giả xả định, lìa tham chấp vào lạc thọ do định mà có, không còn chỗ bám víu, chấp trụ, thì hành giả lìa hết tất cả tướng, tức là vô ngã, giải thoát, niết bàn. Cái lý sự này quả thật cao siêu, chỗ dụng công phải thậm thâm mới đạt đến chỗ lý sự vô ngại. Để được vậy không phải dễ, rất hiếm người có thể đạt được định tâm kiên cố rồi diệt thọ tưởng định để được giải thoát.

Tuy nhiên ‘Xả bỏ tự ngã khi Niệm Phật” trong bài kết tập này xoay quanh niềm tin chân thật kiên cố của hành giả vào ân đức và bổn nguyện lực của Phật khi niệm Phật: Niệm Phật không để cũng cố tự lực của mình. Niệm Phật không phải tích chứa công đức mà Niệm Phật chính là hoan hỷ đón nhận tha lực nơi chính thân mình. Điều nay Ngài Thân Loan Thánh Nhân gọi là Càng tin tưởng vào tha lực bao nhiêu, càng vượt khỏi sự đo lường bấy nhiêu (Tịnh Độ Nhật Bản, tr.183. Nguyên tác Kakehashi Jitsuen, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Như Điển)

Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.

Với niềm tin chân thật kiên định vào bản nguyện bi trí viên mãn của A Di Đà Phật được biểu hiện qua lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật”, hành giả không bị tham sân si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan xưng niệm công đức như biển bất khả tư nghì của Phật, hành giả sẽ được hộ trì và được nhiếp thủ bất xả như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh và Niệm Phật Ba-la-mật Kinh như đoạn trích sau:

Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng có tám vạn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót (Quán Vô Lượng Trọ Kinh, tr.8. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh)

Này đại chúng nên biết rằng vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số hóa thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương cũng đều giảng nói Kinh Niệm Phật, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng Niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quanh minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sinh niệm Phật, không bỏ rơi (Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật, tr.111, Hòa Thượng Thích Thiện Tâm).

Chính vì thế, Ngài Thân Loan Thánh Nhân xác quyết, “Ai nào Niệm Phật được ánh sáng ấy nhiếp thủ, thâu nhiếp mãi cho đến khi người ấy lâm chung, được tiếp dẫn về cõi tịnh độ một cách chắc chắn không bị bỏ rơi (Tịnh Độ Nhậ Bản, HT. tr. 171).

Lại nữa, Pháp Nhiên Thượng Nhân sơ tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản cho rằng: “Trụ vào tâm tha lực (Nguyện lực của Đức Phật A Di Đà) mà Niệm Phật, thì chỉ trong khoảnh khắc, được dự vào sự lai nghinh của Đức Phật (Niệm Phật Tông Yêu – Pháp Nhiên Thượng Nhân, tr.21). 

Cho nên Bồ Tát Phổ Hiền dạy trong kinh Niệm Phật Ba-la-mật: “Danh hiệu Phật là hóa thân Phật bất khả tư nghị, vì luôn hiện thân Phật nơi thân và tâm người Niệm Phật.”

Rõ ràng, với niềm tin mãnh liệt vào tha lực (nguyện lực chân thật của chư Phật biểu hiện qua lục tự, “Nam Mô A Di Đà Phật”), hành giả không cần phải so đo tính toán công đức niệm Phật của mình, tức là xả bỏ tự ngã mà trụ vào tâm tha lực để  hân hoan đón nhận tình thương bao la, không ngần mé của chư Phật, thì chẳng bao lâu đến chỗ tối cao. Ngài Thân Loan cho rằng, “Biết như vậy nhờ lòng tôn trọng bổn nguyện, nhờ nhận được tha lực tiếp sức mà phát sanh bổn nguyện rộng rãi vô biên.” Trong khi đó, Ngẫu Ích Đại Sư dạy rằng, “Công phụ niệm Phật quý ở chỗ lòng tin chân thật.”

Lại nữa, Đức Thích Tôn trong Kinh Niệm Phật Ba-la-mật khuyến dạy Phật tử đặt niềm tin trọn vẹn vào Bản Nguyện Lực của Đức A Di Đà như sau:

Tin rằng BẢN NGUYỆN của Đức Phật A Di Đà là chân thật rốt ráo, là tối thắng, và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngủ nghịch, thập ác vân vân. (Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, trtr. 31-32).

Cho nên Liên Tông Bảo Giám có câu “Nhất niệm khởi mà muôn vật đều biết, Lòng tin sanh là chư Phật hiện.”

Lời Kết: Những ai đã thành tựu lòng tin chân thật, nhất hướng, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ vào Bản Nguyện Lực Chân Thật như Biển cả của Đức Phật A Di Đà, của chư Phật mà niệm Phật, thì hãy vui lên như đêm hội trăng rằm, vì được chư Phật phóng quang hộ trì, nhiếp thủ bất xả, và đã dự vào sự lai nghinh của Phật A Di Đà. Quả thật “Giải thoát dứt đứt trói buộc của lòng nghi ngờ. Đoạn nghi ngờ là chơn giải thoát. Chơn giải thoát chính là Như Lai” , như lời Phật dạy trong Đại Bát Niết Bàn Kinh ( Đại Bát Niết Bàn Kinh, Phẩm VII Tứ Tướng, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Tr.168).


Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2013(Xem: 22038)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Anh dịch: http://www.purifymind.com/FortyEight.html Sưu tập: Tuệ Uyển, Wednesday, December 18, 2013 48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà 48 Vows of Amitabha Buddha 1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 1."Provided I become a Buddha, if in my Buddha-land there should be either hell, or the animal state of existence, or the realm of hungry ghosts, then may I not attain enlightenment.
17/12/2013(Xem: 15453)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
13/12/2013(Xem: 13207)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 7439)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
14/09/2013(Xem: 10134)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
22/04/2013(Xem: 937)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/04/2013(Xem: 1020)
Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni, nguyện cầu cho tất cả trong Thế gian và Xuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp tu tập. Vì tấm lòng từ bi vô hạn của Ngài với quần sanh như mẹ thương yêu đám con khờ, nên kêu là "Phật mẫu". Ngài thường diễn nói rằng : Chơn như thiệt tướng và tánh chơn thường của tất cả chúng sanh xưa nay đều sẳn có trong bản giác chư Phật vậy, nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa.
22/04/2013(Xem: 803)
Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Nhưng số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.
22/04/2013(Xem: 890)
Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô. Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng. Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử".
22/04/2013(Xem: 810)
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]