Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ

13/12/201310:26(Xem: 7422)
Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ
Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ
Trần đức Hân

1_amitabuddhasutrapicture9_jpg-content“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)

Ngài Pháp Tạng Tỳ kheo, cần cầu thầy của ngài là Thế Gian Định Tự Tại Vương Như Lai. Điều ngài thưa hỏi là muốn biết “Cõi Phật”.

Nếu luận theo Tâm học thì khởi đầu kinh này có hai điều: 1.Tên của người học trò là Pháp Tạng (tượng trưng cho tạng thức alaya). 2.Tên người thầy là: Thế Gian Định Tự TạiVương (tượng trưng cho tâm tự tại với mọi pháp thế gian). Trên phương diện tu, Ngài Pháp Tạng (tạng thức) nếu luôn trú trong định huệ sẽ thanh tịnh những chủng tử bất thiện trong tạng thức thành thiện và cuối cùng khi nhập lý Bát nhã thì sẽ tự tại với mọi pháp, tượng trưng bởi Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai.

Khi tỳ kheo Pháp Tạng (alaya thức) tịnh thiện đến rốt ráo thì ngài là Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật (thân biến cùng khắp và chứa mọi công đức), là Phật thân chứa đủ mọi Pháp trong thập phương thế giới mà pháp nào cũng là Vô Lượng Quang (tức trí huệ hậu đắc sáng suốt viên mãn; tượng trưng Phật A Di Đà (Amitabha)). Trên phương diện sự tướng, Pháp Tạng chỉ muốn học: Trang nghiêm Phật độ (cõi Phật).

Có hai cách suy nghĩ khác nhau về nghĩa của trang nghiêm Phật quốc:

1. Trang nghiêm cõi nước (tướng, cảnh).

2. Trang nghiêm tâm (tâm, thức).

Phật không sáng lập, không tạo ra Phật quốc (cõi Phật), nhưng ngài trang nghiêm Phật quốc bằng công đức tu tập. Ngài trang nghiêm tâm thì chánh báo trang nghiêm sẽ là khởi duyên để có y báo trang nghiêm. Đối với những vị chưa tự tại thì hai trang nghiêm cảnh và tâm này là phương tiện nhiếp độ, hổ trợ cần thiết cho họ, nhất là trên phương diện giác ngộ thành Phật thì lại rất cần hai trang nghiêm nầy.

Tâm nào cảnh đó! Thực ra tâm và cảnh đi đôi (vạn pháp duy tâm, duy thức). Chuột, thỏ thích cảnh trong hang. Con người sống trên trái đất này, tùy nghiệp thức cũng có những hoàn cảnh sống chung quanh khác nhau. Người sinh ra và sống tại Việt nam phải hưởng những hoàn cảnh sống tại Việt nam. Người Việt nam vượt biên qua Mỹ cũng có những nhân duyên phải sống trong hoàn cảnh của nước Mỹ. Cả hai đều là người Việt, nhưng tâm hai người Việt này theo cảnh mà sai biệt rất lớn.Tóm gọn là tu tâm theo thiện pháp sẽ tạo ra công đức, năng lượng, năng lực. Năng lượng công đức này làm cho chánh báo trở nên ngày càng trang nghiêm hơn. 

Chánh báo hiền thiện và y báo an lạc chỉ là thành quả tất nhiên thuận theo luật nhân quả của nghiệp, mà tâm là yếu tố chánh vận hành. Tâm và cảnh là trợ duyên của nghiệp mà cũng là quả của nghiêp. Phật quốc được trang nghiêm do năng lực, công đức tu tập thân, khẩu, ý của vị Phật là quả của nghiệp mà cũng là trợ duyên cho sự an lạc và giải thoát thành Phật cho chúng sanh.

Khi chưa giác ngộ, chưa nhập Bát nhã thì tâm tạo ra cảnh, sinh năng lực đôi lúc ảnh hưởng đến tâm của người khác. Lấy ví dụ: Một người cau có, gắt gỏng, bước vào đám đông đang vui vẻ thường biến đám đông đó bớt vui vẻ. Dân trong nước đang bồn chồn, lo lắng về trận chiến ác liệt; đột nhiên loa phóng thanh reo hò tin thắng trận; toàn dân nhẹ nhõm, vui vẻ. Qua những ví dụ này ta thấy năng lượng hoặc tâm, hoặc cảnh đều có thể chuyển đổi hoàn cảnh sống.

Trong đời sống, ta chỉ thấy, nghe hay biết qua cảnh. Thí dụ: Hai chiếc xe tông nhau, ta thấy có năng lực làm thay đổi vật thể là hai cái xe bị móp méo, không những vậy, sức va chạm cũng còn đóng góp vào việc thay đổi vận hành của vũ trụ; nhưng năng lượng này quá nhỏ so với năng lượng vũ trụ nên ta không biết được. Ném một hòn đá vào chân con chó, ta thấy và biết được có năng lực vì con chó đau kêu lên “cẳng cẳng” và chạy cà nhót. Giả sử như bạn có thể cầm hạt bụi nhỏ nhất rồi bạn ném xuống đất hay bạn tung lên trời. Việc làm này cũng tạo ra năng lượng, năng lực. Ta không thấy, không biết vì chưa đủ dụng cụ để đo đạt được; không có nghĩa là năng lượng phát sinh không có; cũng không có nghĩa là năng lượng quá nhỏ bé này không góp phần trong vận hành của vũ trụ. Trên đây là những tạo tác năng lượng của vật chất.

Một lời nói, một hành động, một tâm thức phát ra luôn luôn có tiêu dùng năng lượng và tạo ra năng luợng. Một hành giả cố gắng giữ giới tinh tấn trong chánh ngữ, chánh nghiệp, sống chánh mạng; an định tâm thức mình với chánh niệm, chánh định; hành giả đấy cố gắng, quyết tâm sống với chánh tư duy, chánh huệ. Tất cả những cố gắng, nỗ lực tâm thức, tâm linh này đều phải ra sức làm nên phải có lực hay năng lượng, gọi là năng lượng tâm thức hay năng lượng tâm linh.

Ngài Pháp Tạng đã nỗ lực tu tập thiện nghiệp suốt năm đại kiếp. Ngài khéo tu đến độ hoàn thành 48 nguyện độ sanh. Ngài theo phương tiện khéo được hiển bày và dạy bảo của đức Tự Tại Vương Như Lai cùng với sự khéo tư duy, khéo chọn của Ngài rồi gia công dụng hạnh tu trì ba nghiệp thân, khẩu, ý mà hiện nay công đức đã viên mãn (qua sự hoá hiện của Cực Lạc quốc độ cực kỳ trang nghiêm mà 10 phương chư Phật đều khen ngợi) Công đức nầy có thần lực bao la, lợi lạc cùng khắp không phải chỉ ảnh hưởng một nhóm người cau có mà là một Phật quốc bao la để vãng sanh và thành Phật.

Phật A Di Đà không sinh ra, không tạo ra thế giới Cực lạc như một thượng đế toàn năng; mà cõi Cực Lạc đó là do công đức tu hành thân, khẩu, ý đúng như lý của Ngài, đã cảm ứng (nhân quả) ra được một thế giới An Lạc như thế. Tất cả đều do năng lực khéo tu trì, là thành quả tu hành theo bản nguyện lợi lạc của ngài mà thôi.

Những pháp hành mà ngài Pháp Tạng tỳ kheo tu, mười phương chư Phật đều tu. Ngài cũng dùng 37 phẩm trợ đạo, thập Ba la mật, vạn hạnh … là cộng Pháp của mười phương Phật, thêm vào những biệt Pháp công đức trang nghiêm cõi Cực Lạc bằng cách quán sát và nhiếp thọ các công đức của các cõi Phật. Công đức tu tập hoàn tất trong năm đại kiếp, khéo léo nhiếp thọ hai trăm mười ức Phật tâm cần thiết vào một Phật tâm, thành toàn 48 đại nguyện; đó là công đức vĩ đại nhất là trong việc vãng sanh và thành Phật. 

Hành giả tu tịnh độ niệm Phật A Di Đà có nghĩa là luôn tưởng nhớ, luôn chiêm ngưỡng, kính trọng công đức của Phật và phát tâm nguyện nương tựa năng lực gia trì của ngài; tức là phải niệm cảnh (danh hiệu và cõi nước trang nghiêm …) và niệm tâm ( từ bi, đại nguyện, gia trì cuả Phật.v.v…) như kinh Quán Vô Lương Thọ Phật đã dạy. Nam mô A Di Đà Phật là quay về, nương tựa đức Phật A Di Đà qua năng lực gia trì cả tâm và cảnh của Ngài.

Sống trong tập thể, không ai có thể độc lập, không nương tựa gì cả. Ai tự hào cho rằng họ chẳng cần nương tựa mà chỉ cần tự lực thì chúng ta cứ “A Di Đà Phật” và thành tâm cầu nguyện cho họ hiểu rõ bản hoài và bi nguyện của chư Phật Bồ Tát , vượt mọi sở tri chướng vào bể nhiếp thọ của Như Lai , chóng được an lạc giải thoát.

Nói về sự nương tưạ thì trước giờ nhập Niết bàn, Phật Thích Ca cũng căn dặn chúng ta nương tựa “giới”, trên thế gian, lúc còn bé, đứa trẻ nào cũng nương tựa cha, mẹ, anh, chị v.v... Tôi ngồi đây, nhìn ra cửa sổ, chiếc lá rung rinh trong nắng. Tôi đang nương tựa vào chiếc lá để thấy, để sinh tồn vì chiếc lá đang tạo dưỡng khí cho tôi thở.v.v... Vạn vật quanh tôi, nhỏ như hạt bụi mà bạn vừa phủi khỏi mặt bàn. Hạt bụi ấy cũng đang góp phần nào sự vận hành của thiên nhiên, của luật nhân quả. Một vận hành ổn định, tự nhiên và nương tựa lẫn nhau. Là Phật tử thì nương tựa Tam bảo:

Con về nương tựa Phật.

Con về nương tựa Pháp.

Con về nương tựa Tăng.

Con luôn niệm Phật với lòng tôn kính và tâm nương tựa thập phương Phật, Pháp, Tăng.

Niệm danh hiệu Phật nào thì Phật đức, Phật trí của vị Phật ấy sẽ hiện rõ trong tâm người niệm khi họ niệm với sự hiểu biết đức trí nguyện của vị Phật và với lòng thành kính , biết ơn tha thiết hướng về ngài.

Trần Đức Hân

Đính kèm:

Nói Đến Tịnh Độ Thì Có 4 Loại Khác Nhau:

1. Phàm Thánh Đồng Cư Độ:
Đây là nói cõi Phật có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, và phàm phu cùng ở chung, như thế giới Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động ( A Súc Phật ), tuy là rất mầu nhiệm nhưng vẫn còn có phàm phu ở.

2. Phương Tiện Thánh Cư Độ:
Là cõi mà các vị Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh và các Hồi Tâm A La Hán cảm ứng theo sự tu chứng mà sanh vào. Phương Tiện Thánh Cư Độ không có Phàm Phu mà chỉ thuần là Thánh Hiền. Đây không phải là một thế giới riêng biệt nào cả mà là cảnh giới tu chứng của các vị Thánh ấy và lực gia trì của Phật để tiếp độ mả hóa hiện thành.

3. Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Thật Báo Trang Nghiêm Độ Có 2 Loại Khác Nhau:

a. Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ của Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật, là cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết. Tự Thọ Dụng Độ tức là cõi cùng khắp Pháp giới không có tướng sai biệt là quả của trí huệ trang nghiêm. Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật thì đầy đủ viên mãn mọi tướng công đức là quả của Công đức trang nghiêm

b. Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ trụ của Tha Thọ Dụng Báo Thân Phật, cũng là cõi Tịnh Độ do chư Phật hóa hiện để độ chư Bồ Tát trong Thập Địa. Bậc sơ địa thì thấy theo bậc sơ địa, Nhị Địa thì thấy theo bậc Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Thập Địa.

4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ:
Không có tướng cảnh giới, không có nơi chốn ,cùng khắp, không có tướng đối đãi. Thường Quang Tịch Độ là nói tự tánh Pháp thân của chư Phật , đồng nghĩa với Niết bàn vô trụ.

Phật thân:

Pháp thân: Thân chân lý, bát nhã thân, thể tịch và vô tướng.

Báo thân:Thân vô lượng công đức viên thành. Bồ Tát sơ địa đến Thập địa tâm cảnh khá tương ứng mới đủ khả năng ân hưởng một phần công đức này hay được sanh về Báo Độ nầy.

Ứng thân: Thân ứng hiện để độ sanh, vì chúng sanh mà thị hiện.

Cõi Phật có sai khác là do phương tiện độ sanh mà đặt tên. Trí quả là cõi của Pháp thân, công đức quả thị hiện là cõi của báo thân (độ chư Bồ Tát) và các cõi của ứng thân (độ mọi loài chúng sanh)

Nhất thiết chủng trí là trí biết tất cả tổng pháp cùng biệt pháp như các căn tánh, nghiệp quả và mọi phương tiện sai biệt thích hợp độ sanh, là sự viên mãn rốt ráo của đạo chủng trí của Bồ tát và không trí ( vô ngã trí hay giải thoát trí cuả Thanh Văn). Kinh Hoa Nghiêm có đề cập đến Phật trí, chia ra làm nhiều loại để thể hiện một phần tánh , tướng và dụng của Nhất Thiết Chủng Trí, như sau:

“Giải thoát trí:trí tuệ đã cởi bỏ mọi phiền não và nhận thức sai lầm.

Tất cánh trí: tất cánh là hoàn thiện, cùng tột, không gì hơn nữa.

Lợi trí:trí tuệ sắc bén.

Thâm trí:trí tuệ sâu xa.

Tật trí:trí tuệ mau lẹ v.v…

Nhất thiết trí: Nhất thiết trí là trí giải thoát của A La Hán và Bích Chi Phật, trí biết được đạo lý tổng quát của mọi pháp đó là vô ngã trí, Trí nầy không biết rõ hết sai biệt trí của thế gian cùng phương tiện trí để độ sanh như nhất thiết chủng trí của chư Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 918)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 773)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 781)
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
01/10/2010(Xem: 4737)
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
01/10/2010(Xem: 955)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
12/09/2010(Xem: 5511)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
15/05/2010(Xem: 7072)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7847)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
30/04/2010(Xem: 10388)
Đã khá lâu rồi, „Lá Thư Tịnh Hữu“ vắng bóng trên Viên Giác. Bắt đầu từ năm 2000, đến giờ sắp sang năm 2004, mà cũng chưa chấm dứt. Nhiều bạn hữu nói nhỏ, “không biết ông Thị Chơn Nghiệp Dọc này còn dài dài đến bao lâu nữa!”. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Viên Giác và báo Viên Giác, Thị Chơn (TC) tôi đảo một vòng trong khuôn viên của chùa để thăm các quầy phát hành bánh trái, nước uống và thức ăn chay. Chợt nghe một giọng Huế khá quen thuộc phát ra dưới mái lều che mưa nắng dựng nơi quầy phát hành của Sư Bà Như Tuấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]