Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07 Tỉnh Thường Ðại Sư

07/05/201111:10(Xem: 6859)
07 Tỉnh Thường Ðại Sư
Tỉnh Thường Ðại Sư
Liên Tông Thất Tổ


chutotinhdo-07Tỉnh Thường đại sư, tự Thứu Vi, người đời Tống, con nhà họ Nhan ở Tiền Ðường. Khi lên bảy, ngài gặp duyên lành xuất gia và mới mười bảy tuổi đã thọ giới Cụ Túc.

Trong niên hiệu Thuần Hóa, Ðại Sư đến trụ trì chùa Chiêu Khánh. Vì mến di phong của Lô Sơn, ngài tạo tượng Phật A Di Ðà kết hợp bạn sen, thành lập Liên Xã. Sau đó, ngài lại chích máu tả phẩm Tịnh Hạnh trong kinh Hoa Nghiêm. Do nhân duyên ấy lại đổi tên Liên Xã thành Tịnh Hạnh Xã. Hàng sĩ phu dự vào hội niệm Phật được một trăm hai mươi người. Ngoài ra các hàng nam nữ thiện tín khác có đến hàng vạn, đều xưng là Tịnh Hạnh đệ tử. Trong đây quan Tướng Quốc Vương Văn Ðán làm hội thủ. Riêng phần Tỳ Kheo Tăng, Ðại Sư độ được hơn một ngàn người, đều tu môn Niệm Phật.

Năm Thiên Hy thứ tư, ngày 12 tháng Giêng, theo thường khóa Ðại Sư ngồi kiết già niệm Phật. Giây lát, bỗng nói to lên rằng: "Ðức A Di Ðà Thế Tôn đã đến!" Rồi ngồi yên mà hóa, thọ 62 tuổi.

Trong giờ ngài thị tịch, đại chúng thấy mặt đất biến thành sắc vàng ròng, rất lâu mới hoàn phục như cũ.

Lời Phụ:

Kinh dạy: "Tâm tịnh thì cõi Phật thanh tịnh". Ðại Sư đã tu nhân niệm Phật thanh tịnh, tất phải cảm tịnh quả. Nhưng vì tịnh quả mãnh liệt nên không đợi sanh về Tây Phương mà ảnh hưởng đến cảnh uế địa này tạm biến thành sắc hoàng kim. Ðây là một bằng chứng cho biết cảnh đất vàng cây báu ở Tịnh Ðộ là có thật, vì "tất cả pháp do tâm tạo". Quả vị của Ðại Sư tất ở ngôi Thượng Thượng Phẩm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2013(Xem: 7631)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
22/04/2013(Xem: 633)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/04/2013(Xem: 652)
Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni, nguyện cầu cho tất cả trong Thế gian và Xuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp tu tập. Vì tấm lòng từ bi vô hạn của Ngài với quần sanh như mẹ thương yêu đám con khờ, nên kêu là "Phật mẫu". Ngài thường diễn nói rằng : Chơn như thiệt tướng và tánh chơn thường của tất cả chúng sanh xưa nay đều sẳn có trong bản giác chư Phật vậy, nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa.
22/04/2013(Xem: 519)
Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Nhưng số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.
22/04/2013(Xem: 604)
Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô. Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng. Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử".
22/04/2013(Xem: 531)
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
22/04/2013(Xem: 531)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
22/04/2013(Xem: 527)
Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
22/04/2013(Xem: 574)
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
22/04/2013(Xem: 7448)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567