Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tông Bổn Đại Sư

27/01/201110:45(Xem: 8948)
Tông Bổn Đại Sư

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Tông Bổn Đại Sư

(Đai sư họ Trần, hiệu Nhất Nguyên, quê quán ở Tứ Minh, thuở bé học Nho, thông về thi lễ. Năm 15 tuổi, mục kích cái chết của anh họ là Hủ Mộc xử sĩ, ngài thường lo nghĩ buồn sợ, muốn xuất gia học đạo để thoát sự sống chết luân hồi. Sau nhân đi lễ Phật ở Trà Đình tại Hàng Châu, ngài gặp một vị thiền sư, bèn thỉnh về nhà cúng dường đảnh lễ thưa hỏi phương pháp tu hành. Thiền sư khen ngợi, khai thị cho môn niệm Phật. Khi ngài đã xuất gia, liền hết sức tham cứu, ngộ được chân tâm, trở lại chuyên tu Tịnh Độ. Trong niên hiệu Long Khánh đại sư viết ra bộ Qui Ngươn trực chỉ, hoằng dương Liên Tông. Ông Lý Trác Ngô thường ca ngợi hạnh đức của Ngài. Về sau, đại sư ở ẩn, không rõ được ngày chung kết ra thế nào?

Đại sư nói: Niệm Phật không luận là hạng người nào, nếu nghĩ mình thuở bình sanh có nhiều điều ác mà tự bỏ không chịu tu hành là sai lầm! Niệm Phật không quản là thời gian nào, nếu cho rằng mình đã già sắp chết mà không chịu tu hành, là sai lầm! Niệm Phật bất câu là phương pháp nào, nếu lập ra một quy củ nhất định, bắt mọi người đều tuân theo, khiến cho sự tu hành của họ bị chướng ngại, là sai lầm. Nên biết pháp môn Tịnh Độ chẳng lựa trí, ngu, sang, hèn, nghèo, giàu, chẳng phân nam, nữ, già, trẻ, tăng, tục, chẳng luận kẻ huân tập đã lâu hay mới tu hành, đều có thể niệm Phật. Hoặc niệm lớn, niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, đảnh lễ mà niệm, tham cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, giữ hiệu Phật liên tục không dứt như dòng nước chảy mà niệm, cho đến đi niệm, đứng niệm, ngồi niệm, nằm niệm, ngàn muôn niệm đều về một niệm. Niệm theo cách nào cũng được, chỉ cần yếu là giữ cho lâu bền đừng lui sụt, và phát lòng tin quyết định, cầu sanh Tây Phương. Nếu qủa hành trì được như thế, cần chi tìm bậc trí thức hỏi đường?

Cho nên tu Tịnh Độ có nhiều phương pháp, kết qủa ra sao là do chỗ xu hướng của tâm nguyện. Có thể gọi: “Đi thuyền cốt bởi người cầm lái. Hiểu được đồng về cõi tịnh liên!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 817)
Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì.
04/10/2010(Xem: 1556)
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết.
04/10/2010(Xem: 1058)
"Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau.
04/10/2010(Xem: 861)
Câu thành ngữ này có nghĩa là bàn định với con cáo hoặc con hổ để lột da chúng. Nay thường dùng để ví về những việc bàn luận đều phải hy sinh lợi ích của đối phương...
04/10/2010(Xem: 714)
Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ.
03/10/2010(Xem: 3625)
Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen...
03/10/2010(Xem: 1073)
Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn.
03/10/2010(Xem: 819)
"Chắp cánh, liền cành" tức là "Chim chắp cánh, cây liền cành". Sách Nhĩ Nhã chép: Chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam.
03/10/2010(Xem: 1156)
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai).
02/10/2010(Xem: 709)
Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]