Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

27/01/201110:45(Xem: 8631)
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

(Văn Thù Sư Lợi có chỗ gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch là Diệu Đức hoặc Diệu Kiết Tường. Theo Kinh Bi Hoa, Bồ Tát khi xưa là thái tử Vương Chúng, con thứ ba của Luân Vương thời đức Phật Bảo Tạng. Khi Thái tử phát hoằng thệ ở trước Phật rồi, liền được đổi tên là Văn Thù Sư Lợi, và được thọ ký về sau thành Phật hiệu Phổ Hiện, ở thế giới Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi về phương Nam. Lại kinh Văn Thù Bát Niết Bàn nói: “Văn Thù Bồ Tát thị hiện sanh ở nước Xá Vệ, làng Đa La, làm con của Phạm Đức Bà La Môn, Bồ Tát từ hông bên mặt của mẹ sanh ra, thân sắt tử kim, biết nói liền lúc ấy. Lớn lên theo Phật xuất gia.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Bấy giờ, ánh sáng chiếu qua ngàn thế giới, tất cả đức Văn Thù ở các cõi đều đồng thời đối trước Phật nói kệ rằng: “Trong tất cả oai nghi. Thường nhớ công đức Phật. Ngày đêm không xen hở. Nghiệp như thế nên tu”.
Kinh Quán Phật Tam Muội Hải nói: “Sau khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát này bỏ túc nhân, tự nói đã chứng được Niệm Phật Tam Muội, tất sanh về Tịnh Độ, đức Thế Tôn thọ ký rằng: “Ông sẽ được sanh về cõi Cực Lạc”. Bồ Tát liền đọc kệ phát nguyện:

“Tôi nguyện lúc mạng chung. Trừ tất cả chướng ngại. Thấy Phật A Di Đà. Sanh về cõi Cực Lạc. Khi đã về nơi ấy. Thành tựu các đại nguyện. A Di Đà Thế Tôn. Thọ ký cho thành Phật”.
Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục nói: “Đời Đường, Pháp Chiếu Đại sư nhờ đức Văn Thù dùng thần lực nhiếp vào thánh cảnh ở non Ngũ Đài. Đại sư đảnh lễ Bồ Tát và thưa thỉnh về yếu môn tu hành. Đức Văn Thù bảo: “Nay ngươi nên niệm Phật, chính là lúc hợp thời, bởi các môn tu hành không chi hơn niệm Phật. Siêng năng cúng dường Tam Bảo, gồm tu phước huệ, hai điều này rất là cần yếu.

Đời qúa khứ ta nhân cúng dường, quán tưởng và niệm Phật mà được Nhứt thế chủng trí. Cho nên tất cả pháp, pháp bát nhã ba la mật, môn thiền định rất sâu, cho đến chư Phật, đều từ nơi niệm Phật mà sanh. Thế nên biết niệm Phật là vua của các pháp”. Ngài Pháp Chiếu hỏi: “Đệ tử phải niệm như thế nào?” Bồ Tát bảo: — thế giới phương Tây có Phật A Di Đà.

Nguyện lực của đức Phật ấy không thể nghĩ bàn, ngươi nên tưởng niệm chớ cho gián đoạn, khi mạng chung quyết định sẽ được vãng sanh không còn thối chuyển”. Nói rồi, Bồ Tát đưa cánh tay sắc vàng xoa đảnh ngài Pháp Chiếu và bảo rằng: “Do ngươi niệm Phật, không bao lâu sẽ chứng qủa vô thượng bồ đề”. Đại sư được thọ ký rồi, vui mừng đảnh lễ lui ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2010(Xem: 936)
Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về cho.
01/10/2010(Xem: 918)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 773)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 781)
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
01/10/2010(Xem: 4738)
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
01/10/2010(Xem: 955)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
12/09/2010(Xem: 5512)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
15/05/2010(Xem: 7072)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7847)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
30/04/2010(Xem: 10389)
Đã khá lâu rồi, „Lá Thư Tịnh Hữu“ vắng bóng trên Viên Giác. Bắt đầu từ năm 2000, đến giờ sắp sang năm 2004, mà cũng chưa chấm dứt. Nhiều bạn hữu nói nhỏ, “không biết ông Thị Chơn Nghiệp Dọc này còn dài dài đến bao lâu nữa!”. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Viên Giác và báo Viên Giác, Thị Chơn (TC) tôi đảo một vòng trong khuôn viên của chùa để thăm các quầy phát hành bánh trái, nước uống và thức ăn chay. Chợt nghe một giọng Huế khá quen thuộc phát ra dưới mái lều che mưa nắng dựng nơi quầy phát hành của Sư Bà Như Tuấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]