Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôn quá kỳ hành

09/10/201015:16(Xem: 966)
Ngôn quá kỳ hành

"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc, có nghĩa: "Nói nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được."
Lưu Bị đánh Ngô bị đại bại, chạy về Bạch Đế Thành, lâm bịnh nặng. Trước phút lâm chung, các quan chầu chực bên long sàng. Lưu Bị nhìn thấy có Mã Thốc bèn truyền cho tạm lui ra. Đoạn hỏi Khổng Minh:
- Thừa tướng xem tài Mã Thốc thế nào?
Nguyên Thốc là người có tài bác lãm quần thư, quán thông kim cổ, không có điều nào hỏi mà không biết, không có sách nào hỏi mà không nhớ, nên Khổng Minh thành thật đáp:
- Cũng là bậc anh tài đời này.
Lưu Bị nói:
- Không đâu! Trẫm xét thấy người ấy thường nói lớn quá sự thực mà làm thì không được như lời, không thể dùng vào việc lớn. Thừa tướng nên xét kỹ lại.
Lưu Bị chết.
Khổng Minh đem binh ra Kỳ Sơn đánh Ngụy.
Ngụy chúa là Tào Duệ dùng Tư Mã Ý làm đô đốc cầm binh đánh Thục.
Nguyên phía tây núi Tần Lĩnh có một con đường quan yếu gọi là Nhai Đình. Cạnh đó có thành Liệt Liễu. Hai chỗ ấy là yết hầu của Hán Trung (đất của Thục). Tư Mã Ý định kéo binh thẳng tới Nhai Đình, chiếm được điểm giao thông quan trọng này thì Dương Bình Quan của Thục cũng sắp lọt vào tay Ngụy.
Nhai Đình mất, tất Ngụy sẽ cắt đứt đường vận tải lương thực thì một vùng Lũng Tây của Thục khó giữ nổi. Như vậy Thục chỉ còn hai cách bị động: rút lui hay ở lại cố thủ. Hễ Ngụy nghe quân Thục chuyển động rút quân về Hán Trung, lập tức chia binh chận các đường nhỏ mà đánh. Nhược bằng quân Thục không lui, Ngụy sẽ cho các lộ quân đào hào, đắp lũy cố giữ chặt đứt các đường rút về của Thục, như vậy chỉ trong vòng một tháng, Thục sẽ bị tuyệt lương, quân chết đói hết.
Khổng Minh vẫn nhận thấy điều đó cho nên chọn tướng đem binh giữ Nhai Đình. Mã Thốc xin đi. Khổng Minh nói:
- Nhai Đình chỉ là một mảnh đất nhỏ, nhưng can hệ vô cùng. Nếu chỗ ấy thất thủ thì cả đại quân ta nguy hết đường cứu! Ngươi tuy thâm thông mưu lược nhưng hiềm nơi ấy không có thành quách, lại cũng chẳng có thế hiểm nào mà dựạ Khó giữ vô cùng.
Thốc nói:
- Tôi làu thuộc binh thơ từ nhỏ lại cũng biết phép dùng binh, lẽ nào không giữ nổi một chỗ như Nhai Đình.
Thấy Thốc cương quyết xin đi và lập "quân lịnh trạng" nên Khổng Minh phát cho 2 vạn 5 ngàn tinh binh và cho thêm một thượng tướng là Vương Bình trợ giúp. Khổng Minh lại kêu Bình vào dặn dò riêng:
- Ta vốn biết ngươi bình sinh cẩn thận nên mới đem việc này phó thác cho. Vậy phải thận trọng đề phòng. Đóng trại ở Nhai Đình thì phải đóng chặn ngang đường chính yếu, khiến giậc không đi qua lọt. Hạ dinh trại xong, hãy vẽ ngay đường lối bốn mặt tám phương và hình thế địa lý, lập thành bản đồ đầy đủ, gởi về cho ta xem. Ngoài ra, việc gì cũng phải bàn nhau kỹ càng rồi hãy làm, chớ có coi thường. Nếu giữ được nơi ấy an toàn tức là được công đầu trong việc đánh chiếm Trường An vậy.
Mã Thốc và Vương Bình kéo quân lên đường rồi, nhưng Khổng Minh còn cẩn thận sai thêm tướng giỏi dẫn binh đóng giữ phía đông bắc và phía sau Nhai Đình để tiếp cứu khi Nhai Đình bị nguy.
Mã Thốc, Vương Bình đến Nhai Đình, trước hết đi quan sát địa thế đóng quân. Thốc xem xét rồi cười nói:
- Sao Thừa Tướng cẩn thận đến thế! Một nơi ven núi thế này, quân Ngụy đâu dám bén mảng tới.
Vương Bình nói:
- Dù quân Ngụy không dám đến, ta cũng phải đóng trại vào chỗ ngã năm kia để canh giữ năm mặt đường.
Nói rồi truyền quân sĩ đi đẵn cây đóng trại, tính kế giữ lâu dài. Mã Thốc không bằng lòng, nói:
- Ai đóng trại giữa đường bao giờ? Tiện đây có ghềnh núi, bốn mặt đều kín đáo, cây cối lại rất nhiều, chính là chỗ hiểm trời dành cho ta, cứ đóng quân ngay trên núi là hơn.
Bình nói:
- Tham quân tính sai rồi, đóng trại giữa đường đi, đào hào đắp lũy chấn ngang thì quân giặc dẫu có 10 vạn cũng không thoát qua lọt. Chớ bỏ ngã năm xung yếu này mà lên núi đóng đồn, nếu quân Ngụy ào đến bổ vây bốn mặt thì chống làm sao?
Thốc cười ha hả:
- Ngươi liệu tính không khác gì... đàn bà! Binh pháp có dạy: "Từ trên cao nhìn xuống, đánh địch dễ như chẻ tre". Nếu quân Ngụy đến đây, ta sẽ đánh cho không còn mảnh giáp.
Bình lại cãi:
- Trái núi này thật là chỗ tuyệt địa. Quân Ngụy cứ chặn đứt đường lấy nước thì quân ta chẳng đánh cũng rối loạn ngay.
Thốc gạt đi:
- Đừng bàn nhảm như thế! Tôn Tử có nói: "Lăn vào chỗ chết mà tìm được cái sông". Nếu quân giặc chặn đường lấy nước thì quân ta cũng liều mình tử chiến, một người địch nổi trăm tên. Ta học binh thư đã chán ra rồi. Mọi việc đến Thừa Tướng còn phải hỏi ta nữa là! Sao ngươi cứ cản trở ta vậy?
Bình đành phải khuyên:
- Nếu Tham Quân nhất định đóng đồn trên núi thì xin chia binh cho tôi đóng một trại nhỏ dưới chân núi phía tây, làm thế "ỷ dốc". Quân Ngụy đến, ta có thể cứu ứng lẫn nhau.
Nhưng Thốc vẫn không nghe. Bỗng thấy dân cư trong núi rầm rộ đổ ra, kéo từng tốp chạy đến, nháo nhác kêu rằng: "Giặc sắp đến nơi". Vương Bình sốt ruột toan bỏ đi. Mã Thốc bảo:
- Ngươi đã không chịu nghe lịnh, giờ quân Ngụy sắp đến rồi, vậy ta cho ngươi 5 ngàn binh, cứ đi mà đóng trại tùy ý. Rồi đây khi phá xong quân giặc, về trước mặt Thừa Tướng, ngươi đừng mong chia công với ta.
Bình chẳng nói gì nữa, kéo ngay 5 ngàn binh xuống cách xa chân núi 10 dặm rồi hạ trại, rồi lập tức vẽ thành bản đồ, sai người đi suốt đêm về trình Khổng Minh, bẩm rõ mọi việc Mã Thốc tự ý đóng đồn trên núi...
Khổng Minh đặt bản đồ lên án, mở xem qua một lượt bỗng ông đập tay xuống ánh đánh "bùng", kinh hãi kêu lên:
- Chết chưa! Mã Thốc ngu dốt, hãm quân ta vào chỗ nguy rồi.
Đoạn vội cho người thay Mã Thốc. Nhưng chưa kịp thì có tin cấp báo: "Nhai Đình và Liệt Liễu thất thủ cả rồi". Khổng Minh giậm chân đập gối than rằng:
- Ôi thôi, việc lớn hỏng rồi! Đây là lỗi tại ta!
Mã Thốc phải nhờ Vương Bình, Cao Tường, Ngụy Diên đem binh tiếp ứng mới được toàn mạng.
Thốc bị xử tử theo quân pháp.
Khi võ sĩ dâng đầu Mã Thốc dưới thềm, Khổng Minh òa lên khóc! Có người hỏi:
- Mã Ấu Thường phạm tội bất khả dung. Thừa tướng đã giết đi để minh chính phép quân, sao còn sầu não?
Khổng Minh sụt sùi nói:
- Có phải ta khóc Mã Thốc đâu! Vì ta nhớ lại tiên đế lâm chung ở Bạch Đế Thành, đã dặn ta rằng: "Mã Thốc là kẻ hay nói quá sức mình, không nên giao cho việc lớn". Nay quả đúng như thế. Ta càng giận mình ngu tối, lại càng nhớ đến đức sáng suốt của tiên đế, cho nên đau lòng mà khóc vậy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 920)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 775)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 781)
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
01/10/2010(Xem: 4750)
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
01/10/2010(Xem: 958)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
12/09/2010(Xem: 5515)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
15/05/2010(Xem: 7076)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7848)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
30/04/2010(Xem: 10399)
Đã khá lâu rồi, „Lá Thư Tịnh Hữu“ vắng bóng trên Viên Giác. Bắt đầu từ năm 2000, đến giờ sắp sang năm 2004, mà cũng chưa chấm dứt. Nhiều bạn hữu nói nhỏ, “không biết ông Thị Chơn Nghiệp Dọc này còn dài dài đến bao lâu nữa!”. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Viên Giác và báo Viên Giác, Thị Chơn (TC) tôi đảo một vòng trong khuôn viên của chùa để thăm các quầy phát hành bánh trái, nước uống và thức ăn chay. Chợt nghe một giọng Huế khá quen thuộc phát ra dưới mái lều che mưa nắng dựng nơi quầy phát hành của Sư Bà Như Tuấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]