Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con "Quốc quốc"

03/10/201017:39(Xem: 928)
Con "Quốc quốc"

 

Con "Quốc quốc" vốn là chim Cuốc. Tiếng "quốc quốc" do cách tá âm "cuốc cuốc" mà ra. Trong bài "Qua đèo Ngang" của bà huyện Thanh Quan, có câu:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường lủi trong bụi rậm dưới ao sâu hoặc hồ rộng. Cuối xuân sang hè thì bắt đầu kêu. Giọng thê thảm khiến khách lữ hành động lòng nhớ nhà, nhớ quê hương.

Chim này không tự làm tổ lấy, đẻ trứng vào ổ chim Oanh. Chim Oanh ấp, nuôi cho đến lớn.

Sự tích chim Cuốc có nhiều thuyết.

Có điển cho rằng vua nước Thục là Đỗ Vũ thông dâm với vợ một bề tôi là Biết Linh, Biết Linh dấy loạn. Vua Thục thất bại, mất ngôi, chạy trốn vào rừng. Đoạn này sách "Thành đô ký" lại nói: Vua Thục thông dâm với vợ Biết Linh. Biết Linh biết chuyện, bày kế cho vợ nói khích Đỗ Vũ nhường ngôi cho Biết Linh rồi cùng vợ Biết Linh bỏ nước đi, để sống cho trọn tình chung. Đỗ Vũ nghe theo, giao nước cho Biết Linh nhưng vợ Biết Linh bây giờ bỏ Đỗ Vũ, trở lại sống cùng chồng.

Buồn khổ, nhớ nước, sau thác, Thục đế hóa thành chim Đỗ Quyên, ngày đêm kêu mãi không thôi.

Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du đoạn tả về khúc đàn của Kiều gảy cho Kim Trọng nghe lúc tái hợp, có câu:

Khúc đâu êm ái xuân tình,

Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ Quyên.

Lại cũng có điển chép: Thục đế An Dương Vương của nước ta (207 trước D.L.?), vì con gái là Mỵ Châu bị lừa, trao nỏ thần cho chồng là Trọng Thủy nên phải thua trận và nhảy xuống biển tự tử. Vì nhớ nước nên hóa thành chim Cuốc, ngày đêm kêu lên những tiếng não ruột.

Thuyết sau này e không đúng. Vì tiếng "Đỗ Quyên", "Đỗ Vũ" nguồn gốc vốn ở Trung Hoa.

Thật không có tiếng gì kêu bi thảm, não ruột cho bằng tiếng chim Cuốc. Những buổi trưa hè nắng chang chang hay những đêm hè tịch mịch, tiếng chim Cuốc trong những bụi rậm hay trong bụi niễng dưới đầm vọng lên làm lòng người cảm thấy bi ai một cách lạ lùng. Nó gợi lên được sự nhớ nhung một thời oanh liệt xa xôi nào; có khi nó thúc giục và làm bừng dậy cái tinh thần ái quốc nồng nàn đương tiềm tàng trong lòng người dân thời nước mất nhà tan.

Thi ca cổ điển Việt Nam dùng rất nhiều điển về chim Cuốc.

Trần Danh An, một di thần nhà Lê (1428-1788), nghe tiếng Cuốc kêu cũng cảm xúc, nhớ lại một triều đại hưng thịnh, một công nghiệp dựng nước của Thái Tổ, tài đức Thái Tông... Hôm nay, Chiêu Thống hèn nhát, họ Trịnh chuyên quyền, lòng ái quốc thiết tha sống động trong tâm hồn thi sĩ; nhưng thi sĩ cảm thấy mình bất lực trước thời cuộc nên đành gói ghém tâm sự di thần của mình trong mấy vần thơ:

Giá cô tại giang Nam
Đỗ Quyên tại giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đổ Quyên minh quốc quốc.
Vi cầm do hữu quốc gia thanh,
Cô thần đối thử tình vô cực.
Nghĩa:
Chim giá cô ở bờ sông Nam,
Chim Đỗ Quyên ở bờ sông Bắc,
Giá cô kêu gia gia,
Đỗ Quyên kêu quốc quốc
Chim nhỏ còn kêu tiếng nước nhà
Cô thần đối cảnh tình man mác.

Bà huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang đã mượn tiếng Cuốc kêu để diễn tả tâm trạng thầm kín của mình đối với công nghiệp của triều Lê đã mất:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Nhưng tiếng Cuốc ở đây lại càng lâm ly, não nùng hơn nữa.

Đứng trước thành Cổ Loa, xưa kia nơi đây là cung miếu của vua Thục, nhà thơ Chu Mạnh Trinh bất giác sinh lòng hoài cổ. Cung miếu đó, xưa kia tráng lệ huy hoàng bao nhiêu thì ngày nay điêu tàn quạnh quẽ bấy nhiêu. Trong cảnh vắng vẻ lạnh lùng này, dưới ánh trăng mờ nhạt, tiếng cuốc khắc khoải năm canh vọng lên buồn bã.

... Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt,

Trăng mờ khắc khoải Cuốc kêu thâu

(Bản dịch của Tiền Đàm)

Nguyên văn:

... Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu,

Đỗ Quyên đề đoạn nguyệt âm âm.

Tiếng Cuốc của quan Án Chu Mạnh Trinh tuy có não nuột thật nhưng chưa sâu xa thấm thía và bi đát bằng tiếng Cuốc kêu của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến. Tiếng Cuốc của Cụ Nguyễn là tất cả tiếng nói của lòng một người dân tha thiết yêu nước bị mất nước. Tiếng Cuốc đó còn nói lên một mối đau buồn uất hận của tác giả vì nỗi bất lực trước cảnh đen tối của thời cuộc. Và, đó cũng là tiếng nói của lương tâm thôi thúc tác giả xông pha vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc:

Khắc khoải sâu đưa giọng lửng lơ,

Ấy hồn Thục đế thác bao giờ.

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.

Có phải tiếc xuân mà đừng gọi?

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?

Ban đêm ròng rã kêu ai đó?

Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

Mượn tiếng Cuốc kêu để diễn tả tâm sự của một người dân vong quốc vẫn là một thông lệ trong văn chương Việt Nam.

"Thục đế", "Đỗ Quyên", "Quốc quốc" đều do điển tích trên.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 596)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
12/09/2010(Xem: 4640)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
15/05/2010(Xem: 6307)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 6861)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
30/04/2010(Xem: 9473)
Đã khá lâu rồi, „Lá Thư Tịnh Hữu“ vắng bóng trên Viên Giác. Bắt đầu từ năm 2000, đến giờ sắp sang năm 2004, mà cũng chưa chấm dứt. Nhiều bạn hữu nói nhỏ, “không biết ông Thị Chơn Nghiệp Dọc này còn dài dài đến bao lâu nữa!”. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Viên Giác và báo Viên Giác, Thị Chơn (TC) tôi đảo một vòng trong khuôn viên của chùa để thăm các quầy phát hành bánh trái, nước uống và thức ăn chay. Chợt nghe một giọng Huế khá quen thuộc phát ra dưới mái lều che mưa nắng dựng nơi quầy phát hành của Sư Bà Như Tuấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567