Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bới Lông Tìm Vết

01/10/201005:08(Xem: 887)
Bới Lông Tìm Vết

Thành ngữ "bới lông tìm vết" xuất phát từ thành ngữ Hán Việt "suy mao cầu tì". Trong tiếng Việt, thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi của những người hay bới móc khuyết điểm, thiếu sót của người khác.

Trước hết, hành động "bới lông tìm vết" được thực hiện khi xem xét các loại chim đẹp. Ngày xưa bên Trung Hoa hay mở các hội thi chim. Chim đẹp ở bộ lông và dáng điệu. Chim quý ở tiếng hót. Những điều này lộ ra ở bên ngoài, rất hiển nhiên, có thể nhận biết dễ dàng và chính xác. Một khi đã bới lông để dò tìm những vết xấu thân thể có thể bị che khuất dưới lớp lông đẹp của chim có nghĩa là về vẻ đẹp của bộ lông, của dáng điệu, của tiếng hót, những tiêu chí khách quan, có tính chất truyền thống, đã được thừa nhận nhưng vì chủ quan không muốn thừa nhận, hoặc muốn đánh sụt giá vẻ đẹp của chim. Đó là một sự cố tìm moi móc không thiện ý nhằm làm giảm giá trị của loài vật này. Với nhận thức đó, người dân gắn việc "bới lông tìm vết" với hành vi cố tìm moi móc khuyết điểm của người khác để hạ thấp uy tín của họ.

Trong vận dụng ngôn ngữ, thành ngữ "bới lông tìm vết" có thể được sử dụng linh hoạt để nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt của nó.

Bới lông mựa nỡ tìm nơi vết

Cũng có khi kinh, cũng có quyền

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Gần nghĩa với thành ngữ "bới lông tìm vết" là thành ngữ "vạch lá tìm sâu".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 787)
Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì.
04/10/2010(Xem: 1479)
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết.
04/10/2010(Xem: 1008)
"Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau.
04/10/2010(Xem: 836)
Câu thành ngữ này có nghĩa là bàn định với con cáo hoặc con hổ để lột da chúng. Nay thường dùng để ví về những việc bàn luận đều phải hy sinh lợi ích của đối phương...
04/10/2010(Xem: 696)
Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ.
03/10/2010(Xem: 3442)
Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen...
03/10/2010(Xem: 1030)
Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn.
03/10/2010(Xem: 800)
"Chắp cánh, liền cành" tức là "Chim chắp cánh, cây liền cành". Sách Nhĩ Nhã chép: Chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam.
03/10/2010(Xem: 1126)
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai).
02/10/2010(Xem: 694)
Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]