Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Thứ 4. Ngài A Nan hỏi Phật: Trói Cột Ở chỗ Nào và Làm Sao Mở được

26/04/201319:16(Xem: 16140)
Bài Thứ 4. Ngài A Nan hỏi Phật: Trói Cột Ở chỗ Nào và Làm Sao Mở được

Bài Thứ Bốn

I. Ngài A Nan hỏi Phật: trói cột ở chỗ nào và làm sao mở được?

A Nan thưa:Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy về cái nghĩa thứ hai là phải biết rõ gốc rễ của phiền não ở chỗ nào, mới có thể trừ được. Cũng như người mở gút, nếu không biết mối gút ở đâu thì không bao giờ mở được.

Bạch Thế tôn! Chính thế, chúng con đây cũng vậy, từ vô thỉ đến nay, cùng với các vô minh chung (đồng)sanh và chung diệt; tuy mang danh xuất gia, học rộng nghe nhiều, thật ra cũng như người bị bệnh rét (làm cử)cách ngày (giác thời tự ngộ, xúc cảnh hoàn mê).

Cúi xin đức Như Lai thương xót những kẻ trầm luân hiện tại cũng như vị lai chỉ dạy cho ở nơi thân tâm này, chỗ nào triền phược (gút), và làm sao mở được?

II. Phật chỉ chỗ trói cột (gút)

Khi đó Phật cùng với mười phương chư Phật, đều thương xót A Nan và đại chúng cùng các chúng sanh đời sau, nên trên đảnh các Ngài đồng phóng hào quang quý báu chiếu khắp tất cả, đồng gọi A Nan cùng đại chúng và dạy rằng:

- Nay các ông muốn biết cái “câu sanh vô minh” (vô minh chung cùng sanh từ vô thỉ đến nay)để trừ, và “quả vô thượng Bồ đề” để tu chứng, vậy nay ta sẽ chỉ rõ cho các ông.

Này A Nan, khiến cho các ông nhiều kiếp sanh tử luân hồi, chỉ vì sáu căn mà làm cho các ông chứng được đạo quả Bồ đề an vui giải thoát, cũng chỉ vì sáu căn của các ông mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Mười phương các đức Phật, đồng phóng hào quang, đồng dạy như vậy, là để cho A Nan và đại chúng đều biết: đây là một phương pháp duy nhứt, không những một mình đức Thích Ca, mà cả mười phương chư Phật cũng đồng chỉ dạy như thế.

*

III. A Nan hỏi: tại sao bị sanh tử luân hồi hay được tự tại giải thoát cũng vì sáu căn?

Ông A Nan đã nghe Phật chỉ dạy, nhưng chưa hiểu nên kính cẩn hỏi Phật:

- Bạch Thế tôn, tại sao làm cho chúng con nhiều kiếp sanh tử luân hồi cũng vì sáu căn, còn được an vui giải thoát cũng chỉ do sáu căn, chứ không phải do vật gì khác?

Phật dạy rằng:Căn và trần đồng một thể (tâm), triền phược và giải thoát không hai (mê thì triền phược, ngộ thì giải thoát). Các thức hư vọng, cũng như hoa đốm giữa hư không.

LƯỢC GIẢI

Căn trần không lỗi mà lỗi tại vọng thức phân biệt, song thức thì hư vọng không có thật thể như hoa đốm giữa hư không.

Cũng đồng căn và trần này, song phàm phu vì mê, khởi vọng thức phân biệt ngã, pháp, nên bị triền phược, gọi là kiết (gút). Thánh non cũng đồng căn trần này, song vì giác ngộ không khởi phân biệt chấp thật có ngã, pháp nên được giải thoát, thế gọi là (mở).

*

A Nan, vì có trần cảnh, nên ở nơi căn mới khởi ra phân biệt. Vì đã có cái năng phân biệt ở nơi căn, nên mới hiện ra cái tướng bị phân biệt là cảnh. Căn (kiến)và cảnh (tướng)đối đãi nhau vọng hiện, chớ không thật có (vô tánh). Cũng như hình cây lâu gác gác nhau.

LƯỢC GIẢI

Vì các cây lau gác nhau, nên ở xa xem như có hình người hay vật. Cái hgình này không thật. Đây là dụ cho căn trần hư huyễn không thật, vì đối đãi nhau nên vọng hiện ra mà thôi.

*

- Thế nên, khi thấy, nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn. Ở trong chơn tâm thanh tịnh, không có dung chứa vật gì cả.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dạy, khi sáu căn đối với sáu trần cảnh nếu khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc của vô minh triền phược (trói cột). Bởi thế nên Phật nói: “vì sáu căn làm cho các ông sanh tử luân hồi”. Trái lại, khi sáu căn đối với sáu trần, mà không khởi vọng niệm phân biệt đó là Niết bàn, là giải thoát (mở gút) nên Phật nói: “Làm cho các ông được an vui giải thoát cũng vì sáu căn”.

*

IV. Phật nói bài kệ tóm lại nghĩa trên

Khi đó Phật muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói bài kệ ý nghĩa như vầy:

NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN

Chơn tánh hữu vi không

Duyên sanh có như huyễn

Bất thật như không hoa

Ngôn vọng hiển chư chơn

Vọng, chơn đồng nhị vọng

Do phi chơn phi chơn

Vân hà kiến sở kiến

Trung gian vô thật tánh

Thị cố nhược giao lô

Giải kết đồng sở nhơn

Thánh phàm vô nhị lộ

Nhữ quán giao trung tánh

Không hữu nhị câu phi

Mê hối tức vô minh

Phát minh tiện giải thoát

Giải kết nhơn thứ đệ

Lục giải nhứt diệc vong

Căn tuyển trạch Viên Thông

Nhập lưu thành Chánh giác

Đà na vi tế thức

Tập khí thành bộc lưu

Chơn phi chơn khủng mê

Ngã thường bất khai diễn

Tự tâm thủ tự tâm

Phi huyễn thành huyễn pháp

Bất thủ vô phi huyễn

Phi huyễn thường bất sanh

Huyễn pháp vân hà lập

Thị danh diệu liên hoa

Kim cang vương bảo giác

Như huyễn tam ma đề

Đàn chĩ siêu vô học

Thử A tỳ đạt ma

Thập phương Bạc Già phạm

Nhứt lộ Niết bàn môn

DỊCH NGHĨA BÀI KỆ

Xứng theo chơn tánh (chơn tâm)thì các pháp hữu vi (vọng)không thật có, do nhơn duyên sanh, cũng như vật huyễn thuật.

Xứng về chơn tánh thì vô vi (chơn)cũng không thật có, vì nó không sanh diệt, như hoa đốm giữa hư không.

Nói hữu vi là vọng, để hiển vô vi kia là chơn. Vì đối đãi nhau mà có, nên “chơn” và “vọng” cũng đồng vọng cả. Đến lý này, còn không thể nói là “chơn” hay “phi chơn”, thì làm sao gọi nó là cái “thấy” (căn)hay cái “bị thấy” (trần)được. Vì nó như vật huyễn, chẳng có thật tánh, cũng như hình cây lâu gác.

Giải thoát hay triền phược đồng do sáu căn. Được chứng Thánh hay bị đọa phàm cũng bởi sáu căn, chớ không có con đường nào khác. Các ông cứ xem hình cây lâu gác kia, nói có hay nói không đều không thể được. Hễ mê muội là vô minh, còn giác ngộ thì giải thoát.

Cột gút lại hay mở ra, đều phải theo thứ lớp. Khi sáu gút (sáu căn)mở rồi, thì cái tên một cũng không còn (vì không còn đối đãi, nên không thể kêu gọi). Các ông lựa được căn viên thông tu hành, thì mau đặng thành quả Phật.

Thức A Đà Na (thức thứ tám)rất là tinh tế, các chủng tử trong thức này nó sanh diệt rất vi tế, như giòng nước chảy mau. Ta đối với phàm phu và tiểu thừa không hề giảng nói (thức này)vì sợ chúng mê lầm chấp là “chơn” hay là “vọng”, đều có hại cả.

Tự nơi tâm các ông, trở lại chấp lấy tự tâm các ông. Chơn tâm không phải huyện mà trở lại thành hư huyễn. Nếu đối với các “chơn” mà các ông không sanh tâm chấp thủ: với cái “chơn” kia hãy còn không sanh, huống chi là cái “hư huyễn” làm gì có được.

Đây là con đường duy nhứt của mười phương các đức Phật tu hành đến cảnh Niết bàn. Pháp này tên là Diệu Liên Hoa, cũng tên Kim Cang Vương Bảo Giác và cũng tên là Như huyễn Tam ma đề. Chỉ tu trong giây phút thì được quả vô học.

Khi đó A Nan và đại chúng nghe Phật nói bài kệ nghĩa lý thâm trầm, nên tâm trí mỗi người đều trở nên sáng suốt, được lợi ích chưa từng có.

LƯỢC GIẢI

Ông A Nan đã mấy lần cầu Phật chỉ dạy phương pháp nào mười phương các đức Phật tu hành để được thành đạo chứng quả. Điều ấy, Phật chỉ dạy đến đây đã tường tận.

Từ trước đến đây là nói về phần đốn tu và đốn chứng. Từ đây về sau Phật mới dạy về phần tiệm tu.

*

V. Vọng hết thì chơn hiện

- Này A Nan, tùy ông lựa chọn sáu căn mà tu hành, nếu sự kiết phược ở nơi căn diệt; khi các vọng đã tiêu hết, thì đó là “chơn” chứ gì nữa!

A Nan, ông hãy xem cái khăn đã cột sáu gút đây, có thể đồng một thời mở được hết sáu gút được không?

A Nan thưa: Bạch Thế tôn, sáu gút tuy đồng một cái khăn, song khi cột, đã tuần tự mà cột, thì khi mở cũng phải theo thứ lớp mà mở, không thể đồng một thời mở được hết.

Phật dạy:Sáu căn của ông khi giải trừ cũng phải như vậy. Mở gút đầu tiên là phá trừ ngã chấp (chấp ta)trước chứng đặng nhơn không. Tiến đến từng thứ hai là phá trừ Phá chấp, sau mới chứng đặng pháp không. Ngã, pháp đều không sanh, thế mới gọ là Bồ tát đặng Vô sanh nhẫn (an nhẫn nơi nhơn, pháp đều không sanh)

--- o0o ---

Vi tính : Trúc Oanh
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2010(Xem: 936)
Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về cho.
01/10/2010(Xem: 918)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 773)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
01/10/2010(Xem: 781)
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
01/10/2010(Xem: 4742)
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
01/10/2010(Xem: 956)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
12/09/2010(Xem: 5512)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
15/05/2010(Xem: 7074)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7847)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
30/04/2010(Xem: 10392)
Đã khá lâu rồi, „Lá Thư Tịnh Hữu“ vắng bóng trên Viên Giác. Bắt đầu từ năm 2000, đến giờ sắp sang năm 2004, mà cũng chưa chấm dứt. Nhiều bạn hữu nói nhỏ, “không biết ông Thị Chơn Nghiệp Dọc này còn dài dài đến bao lâu nữa!”. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Viên Giác và báo Viên Giác, Thị Chơn (TC) tôi đảo một vòng trong khuôn viên của chùa để thăm các quầy phát hành bánh trái, nước uống và thức ăn chay. Chợt nghe một giọng Huế khá quen thuộc phát ra dưới mái lều che mưa nắng dựng nơi quầy phát hành của Sư Bà Như Tuấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]