Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tụ Tán Vô Kỳ

04/06/202510:24(Xem: 875)
Tụ Tán Vô Kỳ

TỤ TÁN VÔ KỲ

 lotus_painting 3

Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ. Kiếp người ở thế gian này trong vòng trăm năm, tuy nhiên thật sự “sống” chỉ vài mươi năm, còn lại phần lớn là thời gian của tượng hình, trẻ nít, bệnh tật, già nua… Có không ít người càng kéo dài tuổi thọ lại càng đau khổ: Đau khổ vì thể xác và cả tinh thần, sống không xong chết không được. Kiếp người ở thế gian này buồn vui lẫn lộn nhưng phần nhiều là buồn hơn vui. Suốt trăm năm ấy sum họp và chia ly cũng khó ai biết trước, sinh ly tử biệt là nỗi đoạn trường ai cũng phải qua. Muốn không được mà không muốn cũng không xong.

Đời có những cuộc sinh ly rất buồn đau. Tô Vũ chăn dê là một tích sinh ly nổi tiếng trong sử Tàu. Vô số thân phận sinh ly vì Nam – Bắc phân tranh thời Trịnh – Nguyễn. Ngay cả cuộc nội chiến Bắc – Nam hiện đại cũng thế, bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình sinh ly suốt mấy mươi năm ròng. Những cuộc sinh ly tuy buồn thảm nhưng vẫn còn le lói cái hy vọng tái ngộ. Còn khi đã tử biệt thì vĩnh viễn phân kỳ. Làm con người ở đời có thể tránh được sinh ly vì phước phần nhưng không ai tránh được tử biệt. Tử biệt là chắc chắn nhất, trên đời không có chi tuyệt đối nhưng cái chết là tuyệt đối. Ai rồi cũng phải chết!

Sinh thời tụ tán, chết lại biệt ly. Vì duyên mà tứ đại và thần thức tụ lại thành người và rồi cũng vì duyên mà tứ đại phân ly, thần thức đi vào một cảnh giới tương ưng với tam nghiệp đã tạo tác. Dòng họ quần tụ, gia đình sum họp, ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em… gặp nhau một thời gian rồi lại chia ly, ai theo nghiệp nấy. Chẳng có ai mãi mãi bên nhau, dù có thương yêu ra rít, dù có mòn mỏi mong chờ… nhưng một khi duyên tan thì phải chia lìa.

Tụ tán vô kỳ chính là biểu hiện cụ thể của luật vô thường. Phật nói pháp, chỉ ra sự thật của thân, tâm và thế giới. Phật nói cái chân lý (tuyệt đối hay tương đối tùy thuộc vào căn cơ của đối tượng). Phật nói về cái khổ của kiếp người ba khổ, tám khổ, 108 khổ, tám vạn bốn ngàn khổ) khiến nhiều người cho rằng đạo Phật bi quan yếm thế. Sự thật không phải vậy, Phật nói ra hay không nói ra thì ta vẫn khổ. Khi Phật nói ra chẳng vì bi quan mà vì đại bi. Nói sự thật để ta biết, để ta chấp nhận sự thật và theo phương pháp Phật để thoát khổ. Ái biệt ly khổ là một cái khổ tinh thần trong tám khổ. Người ở thế gian này ai cũng chìm đắm tuy nhiên mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thương nhau mà sa vào cảnh sinh ly tử biệt thì đau lắm, buồn lắm, buồn đau đến đứt ruột (đoạn trường). Nhân duyên và phước phần như thế thì không thể nào cưỡng lại được.

Hành trình sinh tử tử sinh của mỗi con người đã trải qua vô số lần sinh ly tử biệt, một khi còn sanh tử luân hồi thì ắt còn sinh ly tử biệt, nước mắt còn rơi, nội tâm còn dậy sóng, lòng còn nhiều nỗi “đoạn trường”.

Vì sao mình phải chịu sinh ly tử biệt? vì vô thường là thế, vì nhân duyên tụ tán vô kỳ là thế. Dông dài hơn thì là do tiền nghiệp xấu của mình, ví như đã từng: ly gián, gây chia rẽ, phóng hỏa đốt nhà, phá tổ bắt chim, giết hại sanh linh…Chúng ta chỉ thấy cái hậu quả và chịu đựng cái hậu quả còn cái nguyên nhân thì không làm sao biết được, vì chúng ta mê mờ, vì chúng ta không có ngũ nhãn lục thông.Thế gian này có vô số thảm cảnh sinh ly tử biệt, bởi vậy mà đức Phật từng nói nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển. Thế gian này cũng có nhiều người vì phước báo mà trọn đời sống trong sum họp ấm êm, tuy có tránh được sinh ly nhưng tử biệt thì vô phương, thọ mạng có ngắn dài nhưng cuối cùng cũng đều tử biệt.

Đêm nay, trên con tàu này, gã du tử ngồi trầm ngâm lòng tha thiết vô hạn. Dẫu biết sinh ly tử biệt là lẽ thường, tuy nhiên học Phật không phải để biến mình thành vô tri như gỗ đá. Tâm hồn gã du tử đang dậy sóng, đang nhìn xem và chiêm nghiệm về sự biến hoại, về cái lý tụ tán vô kỳ. Mới ngày nào ba má trẻ trung khỏe mạnh vậy mà giờ suy yếu, bệnh tật hom hem. Mới ngày nào gia đình sum họp đầm ấm, vậy mà giờ anh em chia lìa ly tán xa xôi nghìn trùng. Sinh ly đã và đang trải qua, tử biệt cũng đang đến. Ngoài căn bệnh già nua lão hóa ra trong thân phụ mẫu còn mang những căn bệnh khác nữa. Tiếng tàu xình xịch trong đêm trường, tiếng lòng thổn thức như cứa ruột gan. Dã du tử vận dụng những lời dạy của đức Thế Tôn để ngăn dòng lệ, để tự an cho chính tâm mình. Biết làm sao được? quy luật là thế, không một ai có thể tránh khỏi, cho dù đó là người quyền uy tuyệt đối, giầu sang cực điểm hay là người bần hèn thấp kếm nhất trong xã hội. Ngay cả các vị trời khi phước báo hết thì năm tướng suy hao cũng hiện ra và cũng phải sinh ly tử biệt như thường.

Con tàu rì rầm lao trong bóng đêm cứ như thể chính mình đang miệt mài chạy trên cung đường sanh tử. Con tàu rồi sẽ đến đích và mình rồi thì cũng đến đích cuối cùng. Con tàu có nhà ga để đến còn chúng ta thì có thập pháp giới để đến. Nói thì hay vậy chứ hầu hết chúng ta đều lăn lộn trong vòng tam đồ lục đạo chứ dễ gì thăng được bốn cõi trên. Chỉ có những vị nào tu hành như lý như pháp thì mới có tấm vé về bốn cõi trên. Mấy trăm con người trên chuyến tàu đêm này, chí ít cũng có chung một quãng thời gian cộng nghiệp trên con tàu. Cùng là hành khách, cùng đi về ga cuối nhưng có người đang đi dến gặp gỡ sum họp, có người lại đang trên bước đường sinh ly… Mỗi quãng đường đi qua, nỗi buồn và niềm vui của những hành khách trên tàu cũng biến động theo thọ nhận và tưởng.

Bản thân con tàu cũng là một sự tụ hợp của vô số nhân, nào là: sắt, thép, kiếng, cao su, sức người, lửa…Con Tàu ngày đêm ngược xuôi trên con dường ngàn dặm. Con tàu cũng hư hao hỏng hóc như con người bệnh tật suy hao. Con tàu rồi cũng sẽ hết hạn sử dụng như con người già nua suy kiệt. Tụ đấy rồi tán đấy, thế gian này tất cả đều tụ tán vô kỳ, vì duyên mà tụ thì cũng vì duyên mà tán. Con tàu và hệ thống nhà ga, đường sắt xứ mình còn ngái ngủ ở thế kỷ 19, vô cùng cũ kỷ, ọp ẹp, dơ dáy, lạc hậu…Có lẽ vì phước phần như thế, nghiệp như thế, nhân duyên quả báo như thế tương ưng với nhau. Chánh báo và y báo tương ưng với nhau. Người Âu – Mỹ, Người Hàn, Nhật, Singapore…có phước báo lớn hơn nên sống trong môi trường giàu có, xã hội văn minh, chính trị minh bạch, dân chủ - tuj do, kinh tế và khoa học phát triển cao độ, môi trường tự nhiên tươi tốt… nên họ hưởng được nhiều phúc lợi lớn. Tuy nhiên cái khổ về sinh ly tử biệt thì chẳng thể nào tránh được. Sinh ly tử biệt là cái khổ của kiếp người, biết để mà tự mình an, biết để mà chấp nhận cái sự thật, biết để mà khỏi phải sốc hay quá bất ngờ. Sinh ly tử biệt là một phần trong đời sống của mỗi con người. Sinh ly tử biệt là sự vô thường vẫn thường trực trong từng phút giây.

Tiểu Lục Thần Phong

Sài Gòn, 0625

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2025(Xem: 43)
Trong màn đêm tối đen như mực vì vô minh, con người sống trong đau khổ, phiền não do ái dục, tham ái chi phối. Con người sống trong nỗi sợ hãi, sân hận, gièm pha, đố kỵ nghi ngờ, tà kiến, kiêu mạn, tranh giành hơn thua lẫn nhau, danh vọng, địa vị, tiền tài, lợi dưỡng vv.
20/06/2025(Xem: 49)
Khi xã hội càng văn minh, con người càng rời xa tâm linh. Chúng ta mãi mê bị mắc lừa bởi ảo giác về thực tại và cái bản ngã rồi chúng ta hụp lặn theo định hướng và kỳ vọng xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta bị nhốt trong hai nhà tù lớn: tham dục và tham ái. Đây là hai xiềng xích trói buộc và dẫn dắt chúng ta trôi lăn trong vòng luân hồi.
20/06/2025(Xem: 43)
Khả năng tâm linh là khả năng cảm nhận, liên kết và tương tác với những thực thể, năng lượng hay thông điệp thuộc về thế giới phi vật chất. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân, mục đích sống và mối quan hệ với các chúng sinh khác hay vũ trụ. Đây là một quá trình đòi hỏi chúng ta nhận biết và rèn luyện bản thân. Những người có khả năng tâm linh là những người có thể cảm nhận những hiện tượng siêu nhiên. Một số người có sẵn khả năng đặc biệt này ngay từ còn nhỏ.
20/06/2025(Xem: 45)
Bất chấp những ngày nắng mùa hè oi bức, những đêm khuya khoắt, trời mưa, đường sá xa xôi, bệnh tật, tuổi già sức yếu vv mà lòng thành kính với Đức Phật của dòng người nối đuôi nhau, vượt lên trên mọi khó khăn, gian nan, trở ngại, nhất tâm một lòng chiêm bái xá lợi Phật trong niềm hân hoan hỷ lạc. Chứng kiến dòng người với hai tay chắp lại cung kính, vừa đi nhiễu quanh, vừa xá lạy tháp thờ xá lợi Phật. Khoảnh khắc thành kính và thiêng liêng này khiến lòng ‘tôi’ xúc động. Dường như thể, đức tin vào Phật pháp, đang soi rọi trong từng bước chân của người hành hương.
07/06/2025(Xem: 777)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh.
07/06/2025(Xem: 694)
Trưới tiên chúng tôi xin nhắc lại niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ để quý vị nhớ và không khó chịu khi đọc những đọan thơ lạc vần.
04/06/2025(Xem: 1011)
Hôm 02/06/2025, chư Tôn đức Tăng Ni giáo phẩm GHPGVN Đà Nẵng, những đại diện lãnh đạo địa phương, đông đảo quý Phật tử và người dân hành lễ cung tiễn xá lợi Phật trong không khí trang nghiêm và tôn kính . Hàng ngàn Phật tử mặc đồng phục, pháp phục đứng hai bên đường bùi ngùi xúc động cung tiễn xá lợi Phật đến tận sây bay quốc tế Đà Nẵng ‘trở về’ quê hương Ấn Độ, nơi Đức Phật thị hiện đản sanh, giác ngộ, niết bàn, để lại cho đời vô số xá lợi và 84000 pháp môn, chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh những cách sống an lạc, hạnh phúc, sống từ bi hỷ xả, được chơn lạc, nhơn thiên, niết bàn.
04/06/2025(Xem: 1058)
- Tu là tập cho mình thói quen quan sát lại chính mình. Cảm xúc đến rồi đi như những con sóng xô bờ. Khi tỉnh thức, bạn sẽ hiểu chúng đến từ đâu và nhận ra bản chất vô thường của các ý nghĩ cảm xúc và cả sự vô thường của vạn pháp. Nếu đang buồn chán, bạn không cần phải bám chặt lấy cảm xúc ấy mà hãy đơn giản để nó trôi đi. Cứ để cảm xúc phát khởi, sinh diệt một cách tự nhiên, bạn không can đè nén nó theo cách này hay cách khác.
02/06/2025(Xem: 1071)
Hàng năm vào tháng 4 âm lịch hoa sen bắt đầu nở, những đóa hoa sen tỏa hương thơm báo hiệu mùa Phật Ɖản lại trở về với người con Phật. Hòa chung niềm vui với Phật tử khắp năm châu, ngày chủ nhật 11 tháng 5 năm 2025 vừa qua, chùa Vạn Hạnh đã tổ chức Ɖại lễ Phật Ɖản Phật lịch 2569 để Phật tử và đồng hương về chùa cùng nhau cung kính đón mừng sự xuất thế gian của Ɖức Thích Ca.
02/06/2025(Xem: 862)
Vô-sanh là đặc điểm của Phật-giáo, là ách yếu của Phật-pháp, hiểu được vô-sanh là hiểu Phật-pháp, tu theo vô-sanh là tu chánh-dạo, chứng được vố-sanh là chứng thánh-quả; vậy cái pháp vô-sanh là thế nào, điều ấy chúng ta cần phải nghiên-cứu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com