Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Độ Cực Lạc Và Tịnh Độ Hiện Tại

13/04/202515:51(Xem: 546)
Tịnh Độ Cực Lạc Và Tịnh Độ Hiện Tại
TỊNH ĐỘ CỰC LẠC VÀ TỊNH ĐỘ HIỆN TẠI
 Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng thuyết giảng ngày 8 tháng 8 năm 2024 
buddha-406
Con, Phật Tử Tâm Lương Thành Kính Dâng Tặng Thầy

Những Đoạn Thơ Đã Được Lấy Ý Từ Bài Thuyết Giảng Của Thầy.

Trước tiên xin mời  Quý vị cùng chúng tôi nhớ kỹ Chánh Báo và Y Báo để cố thực hành đúng mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi lạc:

 

(1):Chánh báo là Ông chủ làm Thiện hoặc Ác.

Y báo được Hưởng thứ từ Chủ đã làm.

Muốn Tốt, Chủ luôn làm Thiện: khắc trong Tâm.

Làm ngược lại, Quả báo muôn phần khổ thôi.

***

(2):Nói rõ Chánh Báo là chỉ cho con người.

Y Báo: Cảnh vật có do nơi Chủ làm.

Cảnh Tốt: phải tạo thân thể khỏe mạnh luôn.

Tâm thường An lạc và Nhẹ nhàng: dễ TU!

***

(3): Sự Tịnh Độ là cõi Tịnh độ bằng vật chất.

Tức nơi có thể thấy và tiếp xúc đó mà.

Lý Tịnh Độ tức cõi Tịnh ngay tâm chúng ta.”

Sự và Lý luôn đồng hành dung hòa với nhau.

(Từ đây những chữ nằm trong “..........” được dùng lại, lấy từ Bài Thuyết Giảng Của Thầy)

***

(4):“Tương ưng” nghĩa là thấy, biết đúng như chân lý.

“Viên dung”: Dung hòa, dung thông: học kỹ để dùng.

“Sự, Lý phải viên dung, hành giải phải tương ưng,”

Việc tu tập có kết quả không ngừng nâng cao.

***

“Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn:”

1/Thân kiến

 

(5):THÂN KIẾN: thấy một cái TA riêng biệt thôi.

Nên tìm món ngon, vật lạ đắp bồi cho thân.

Tạo nhà lớn ở, kiếm tiền nhiều: tiêu sang.

Được điều ấy, dẫm lên hàng ngàn cái TA.

***

(6):TA lớn cưỡi lên đầu TA nhỏ: vinh thân.

Ai đau khổ mặc kệ, chẳng cần nghĩ chi.

Rồi Thế giới thành bãi chiến trường do MI.

Bao cảnh chết thảm khốc, chỉ vì cái TA.

 

2/ Hoài Nghi

 

(7):HOÀI NGHI, không có lòng tin mọi vấn đề.

Bè bạn, thân thuộc cũng chẳng hề tin ai.

Ngay chính mình, họ cũng chẳng tin nữa thay!

Làm mọi việc thất bại vì hay lừng khừng.

***

(8):Đáng thương thay những kẻ dở hơi, dở khùng.

Ngay Đạo lý chân chính, nói chung: lờ mờ.

Làm điều Phước thiện, họ lửng lửng lơ lơ.

ĐA NGHI cản hết, cảnh khổ chờ, đúng thôi.

***

(9):GHEN bóng, ghen gió cùng HỌ với ĐA NGHI.

Muốn đi chùa, chồng bảo: không đi, ở nhà.

Cưỡng LỆNH, khi về, trận lôi đình nổ ra.

GHEN thua: Hận, tai biến xảy ra mấy hồi.

***

(10):Người tính nhiều ĐA NGHI rất hay khổ tâm.

Suy tư Tà Kiến nên hiểu lầm người thân.

Rồi SÂN dậy, ác khẩu ngày biết bao lần.

Tính ĐA NGHI dẫn đến HẬN, SÂN: hại đời.

***

(11):Nói lời ĐA NGHI, có khi là VU KHỐNG.

Tội nặng của KHẨU, thuộc loại LỘNG NGÔN mà.

Sợ tạo nghiệp vì NGHI, cố đừng nói ra.

Ai làm được vậy mới thật là Tập Tu.

***

3/ Giới cấm thủ

 

(12):“Hành trì một Pháp môn KHÔNG hướng đến Diệt Đế.

Và không đúng với tinh thần Đạo Đế thì sao?” (sưu tầm)

Đó là GIỚI CÂM THỦ, lập tức tránh xa mau.

Hãy đọc qua vài ví dụ để mà ngừa ngăn.

***

(13):Diệt đế: chấm dứt hay dập tắt não phiền.                                                                                  

Là nguyên nhân đưa đến triền miên khổ sầu.                                                                        

Chấm dứt rồi, đưa đến hạnh phúc dài lâu.                                                                             

Phải cố tu được vậy, mong cầu lạc an

***

(14):Đạo đế: thực hành cốt chấm dứt khổ đau.

Khéo học hỏi, tu tập ngõ hầu thành công.                                                                                         

Mong truyền bá rộng rãi: Chánh pháp trường tồn.                                                                            

Chúng sinh an lạc, hạnh phúc,...luôn suốt đời

***

(15):Những lời Răn Cấm của ngoại đạo tà giáo:

Buộc tín hữu giữ Giới Cấm quá dã man.

Như đứng một chân giữa trời nắng chang chang.

GIỚI CẤM THỦ ngoại đạo chẳng màng làm chi.

***

(16):Một lần đi du lịch, dạo chơi ven sông.

Thấy người Nam Mỹ, đứng giữa dòng rét run.

Người Tây, giáo chủ, đứng cạnh rất ung dung.

Thử TÍN HỮU biểu lộ TÂM THÀNH đủ không!

***

Đây là bài học rất thiết thực cho việc tu tập của hành giả Tu Tịnh Độ. Xin hãy cùng chúng tôi thường xuyên thực hành và luôn ghi nhớ điều cốt yếu của đề tài ở đây là:

 

Niệm Phật cố xua Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.

Tập trung NHẨM SỐ đúng, việc gì xảy ra?

TÂM ta đang ở TỊNH ĐỘ, có đâu xa.

Hành trì khó, cố gắng chắc là thành công.

 

4/Tham (cõi dục)

Cõi người là cõi dục giới.

 

(17):Vì THAM: sinh ra lắm chuyện thật đau đầu.

Cha mẹ, con cái xung đột nhau: chuyện thường.

Đi xa, gửi nhà con giữ, nó bán luôn.

Nước ngoài, nhờ mua đất, gạt lường lấy ngay.

***

(18):Vì THAM LAM, tạo chuyện xấu, kể ngàn trang.

Tất cả thiếu đạo đức, hoàn toàn bất lương.

Trị tận gốc: “luật nhân quả” phải nhớ thường.

Sợ “Quả báo”, Tham ác, tìm đường tránh xa.

***

(19):So chiến thắng vạn quân KHÓ làm sao bằng….

Trừ bỏ Thói Xấu trong tâm, thân con người.

Như diệt THAM LAM, tập BỐ THÍ tuyệt vời.

Dẹp CỐ CHẤP, học BUÔNG XẢ đời vui ngay.

***

(20):Đừng đòi nhiều, khi bản thân không sức làm.

Gặp hụt hẫng: không đáp lại phần mình mong.

Đó là sự THAM LAM thái quá, biết không!?

Chỉ gây bao đau khổ trong lòng mà thôi.

***

5/ Sân hận

 

(21):Nổi SÂN, gây họa, “chuyện cơm bữa” quá dài.

Một ngày, nếu viết lại, chắc vài trăm trang.

Chuyện Thế Giới, vì SÂN, giết nhau cả ngàn.

Lãnh đạo, Tin Nhân Quả, dân hoàn toàn yên.

***

(22):Gặp nghịch ý, SÂN dậy, đốt cháy tâm ta.

Chuyện lớn: đấu sức, vũ khí xảy ra tức thời.

Người thương tật hoặc chết, kẻ ngồi tù chơi,

Hai phía, thân nhân chịu cả đời khổ đau.

***

(23):Chỉ một niệm SÂN HẬN chớm khởi lên.

Muôn ngàn nghiệp chướng chực bên liền liền.

Vậy điều cần nhớ thật kỹ trước tiên.

Học hạnh NHẪN NHỤC sẽ yên mọi bề.

***

(24):Cả một rừng công đức rộng mênh mông.

Đốm SÂN hiện, đốt sạch bong chẳng còn.

Người tạo Phước nhiều, có biết vậy không!?

Để SÂN dậy, thật uổng công mình làm.

***

(25):Kẻ mau SÂN HẬN hãy coi chừng.

Tai biến có ngày chớ dửng dưng.

Tật XẤU thường xuyên, ai có vậy?

Ấy người khó tính, biết mà dừng.

***

(26):GIẬN ai, tức là tự làm khổ tâm mình.

Người kia nào biết, rõ vô minh quá rồi.

Từ nay, Tập Không Giận cho Tâm thảnh thơi.

Mới là biết Tu Tập,  niềm vui nào bằng

 

6/ Tham đắm vào cõi sắc

Cõi Sắc giới: gồm 16 cõi.

(Một cõi không thuộc về con người)

***

7/Tham đắm vào cõi vô sắc

Cõi Vô sắc giới gồm 4 cõi:

(Một cõi không thuộc về con người)

***

8/Kiêu Mạn

 

(27):NGÃ MẠN: hạ người xuống, tự nâng mình lên.

Nghĩ mình quan trọng, khinh người trên tuổi mình.

Cậy mình giàu, quyền thế,... ai cũng rẻ khinh.

Chẳng học hỏi, nghe lời phải: vì mình thua ai.

***

(28):NGÃ MẠN làm lắm sai quấy, Phước tổn nhiều.

Cứ vậy, tai ương biết bao nhiêu mà lường!

Thấy lầm lỗi, quyết sửa, là đi đúng đường.

Chết không về cõi ác, lên hương cuộc đời.

***

(29):Có người NGÃ MẠN lộ nhiều sao!

Ác khẩu xuất ra, bịnh nhập vào.

Nét mặt dàu dàu, già trước tuổi.

Trách trời cuộc sống quá sầu đau!

***

(30):NGÃ MẠN, cống cao chẳng tốt đâu!

Càng nhiều người ghét, Phước hao mau.

Tập tu Khiêm Tốn, bao người trọng!

Phước báo tăng, đời sống tốt lâu.

***

(31):Cảm hoá Cường Bạo nên ăn nói Nhu Hoà.

NGÃ MẠN: tập Khiêm Tốn dẹp là xong ngay.

Chuyển hóa Sân Si, TỪ BI phải lộ bày.

Thường xuyên thực tập, sẽ có ngày TÂM AN!

***

9/Trạo cử vi tế

 

(32):TRẠO CỬ là trạng thái Không Yên Ổn Của Tâm,

Do từ Tham Chấp dẫn đến Ham Thèm sục sôi.

(Từ đó) Nó cản trở sự Bình Ổn trong tâm bạn rồi.

Phải cố TU: trừ diệt nó có hồi Tâm an.

***

Đây là bài học rất thiết thực cho việc tu tập của hành giả Tu Tịnh Độ. Xin hãy cùng chúng tôi thường xuyên thực hành và luôn ghi nhớ điều cốt yếu của đề tài ở đây là:

 

Niệm Phật cố xua Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.

Tập trung NHẨM SỐ đúng, việc gì xảy ra?

TÂM ta đang ở TỊNH ĐỘ, có đâu xa.

Hành trì khó, cố gắng chắc là thành công.

***

10/Vô minh (si vi tế)

 

(33):SI: tấm màn dày đặc che trí huệ đi.

Không thể nào phân biệt cái gì dở hay. 

Gây biết bao nhiêu tội lỗi trong mỗi ngày.

SI khiến THAM không đáy đã gây tội tình.                                            

***

(34):SI còn khiến lửa SÂN tự do cháy bùng.

Nếu trí sáng suốt, buộc SÂN dừng lại ngay.

Muốn trừ THAM, SÂN, cố ngăn SI hằng ngày.

Như ÁNH SÁNG hiện, BÓNG TỐI bay xa liền.

***

(35):THAM, SÂN, SI, gọi tên TAM ĐỘC biết không!

Không DIỆT chúng, ta chết, đừng hòng được yên.

Hết địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh: triền miên.

Luân hồi bao kiếp, xong tội đền, được lên.

***

(36):Kẻ SI  hay bảo thủ ý kiến của mình.

Bướng bỉnh, lãnh hội chậm: vô minh che mờ.

Nên họ luôn có thành kiến, …rất ngu ngơ.

Cố sức học Phật, đừng chần chờ: bớt SI.

***

Kiết Sử là những món cột trói và sai sử, bắt con người (chúng sanh) làm nô lệ cho nó. Kiết sử cũng có các tên khác như: Thập phiền não, thập hoặc, …(sưu tầm)

 

Sau khi thực hành tu tập tốt những Kiết Sử, xin hãy thường xuyên NIỆM PHẬT, lúc ấy “Sẽ lập tức đặt chân cõi giới Tịnh Độ, không có tham, sân, si, mạn, nghi… ngay đó tâm mình thong dong tự tại, an lạc, thảnh thơi, đó là Tịnh Độ rồi, còn tìm ở đâu xa nữa. Điều này Phật đã dạy trong Kinh Duy Ma Cật rằng: “Bồ Tát nhược đắc Tịnh Độ, đương tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”, có nghĩa là: “Bồ Tát muốn lập cõi Tịnh Độ nên thanh tịnh tâm này, khi tâm thanh tịnh thì được cõi nước thanh tịnh”.

 

“Tóm lại Tịnh Độ nói về Sự là Tịnh Độ vật chất, nói về Lý là Tịnh Độ ngay trong tâm của chúng ta.”

 

 

Sau đây xin mời Quý vị thực tập niệm Phật:

 

(37):Pháp môn TỊNH ĐỘ lợi lạc biết dường bao!

Phước sinh VÔ LƯỢNG niệm một câu DI ĐÀ.

LỄ PHẬT một lạy, TỘI NGHIỆP diệt HÀ SA.

Mong PHỔ BIẾN RỘNG, cùng chúng ta hành trì!

***

(38):Đừng nghĩ: tu TỊNH ĐỘ dành cho NGƯỜI GIÀ.

Suốt ngày chỉ một câu MI ĐÀ mà thôi.

Thật ra: TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT giữ không lơi.

TRỌNG TỘI TÁM MƯƠI ỨC KIẾP tức thời biến đi.

***

(39):Tu TỊNH ĐỘ cũng cốt làm cho TÂM TỊNH.

Niệm Phật ký số đúng: VỌNG TƯỞNG khó còn.

Tức là NGHIỆP TỘI sẽ tiêu trừ đi luôn.

Đạt NHẤT TÂM BẤT LOẠN :Tây phương đón chờ.

***

(40):TỊNH ĐỘ: thêm LẠY PHẬT nữa, chẳng dễ đâu.

Khởi lạy, mồ hôi toát từ đầu tới chân. (chỉ 20 lạy)

Tốt rồi: hãy thêm HAI MƯƠI LẠY mỗi lần.

Một năm thôi, SỨC KHỎE sẽ tăng rất nhiều.

***

(41):Niệm Phật không cần số lượng đâu.

Giữ cho TÂM TỊNH đạt yêu cầu.

Vậy thì KÝ SỐ sao cho đúng.

Vô lượng PHƯỚC LÀNH hiện đến mau.

***

(42):TU MÓT nhiều hơn thời khóa chính trong ngày.

Thường giờ rảnh, nghỉ việc,... xưa rày bỏ trôi.

Người biết TU, lúc ấy, niệm Phật liên hồi.

Nhớ phải ký số đúng, tâm thời tịnh an.

***

(43):“Năng Nhặt Chặt Bị”, Phước tạo nên vô vàn.

Cố đừng bỏ phí tấc thời gian khó tìm.

Ai ơi, nhớ: cố TU MÓT cho thật chuyên.

Lúc quá vãng, Phật rước về liền Tây Phương.

***

(44):Chuyên Tu Vô Gián, thực hành sao?

Thiện Đạo Tổ Sư dạy thuộc làu:

Niệm Phật Mi Đà cùng lạy Phật.

Không thêm Phật khác, chẳng sao đâu.

Và luôn cả ý thường không tạp.

Cứ vậy rồi TÂM sẽ trụ sâu.

Cận tử gần kề, chuyên niệm Phật.

Tây Phương Cực Lạc: thỏa mong cầu.

***

Đây là bài học rất thiết thực cho việc tu tập của hành giả Tu Tịnh Độ. Xin hãy cùng chúng tôi thường xuyên thực hành và luôn ghi nhớ điều cốt yếu của đề tài ở đây là:

 

(45):Niệm Phật cố xua Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.

Tập trung NHẨM SỐ đúng, việc gì xảy ra?

TÂM ta đang ở TỊNH ĐỘ, có đâu xa.

Hành trì khó, cố gắng chắc là thành công.

***

Nếu có nhiều người hưởng ứng thực hành, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đồng sanh về Tịnh độ.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

 

Phần đọc thêm:

 

Nếu bài CHIA SẺ PHẬT PHÁP lợi cho ta.

Hãy chuyển đến những bạn gần xa thực hành.

Họ được lợi, mình thêm Phước rõ rành rành.

Hạnh Tùy Hỷ Công Đức chớ đành bỏ qua.

(Làm ơn SHARE qua trang FB cá nhân của mình)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2025(Xem: 413)
Trong một từ Láy, nếu một tiếng có dấu HUYỀN, tiếng còn lại có dấu NGÃ. (Tiếng mang dấu Ngã có thể đứng trước hoặc đứng sau. Xem ví dụ.) Từ đây trở đi, ngoài phần ví dụ về từ Láy, xin ghi một số từ Ghép và từ Hán Việt có hình thức giống từ Láy để học thêm. Trong ví dụ ở mỗi âm, phần đứng trước là từ Láy âm đầu. Phần đứng sau dấu // là từ Láy vần. Phần đứng sau dấu /// là từ Láy toàn bộ.
18/04/2025(Xem: 461)
MỤC LỤC TỔNG LUẬN.. 1 Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI 26 NỘI DUNG CHỦ YẾU.. 34 PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH.. 51 BỒ TÁT DIỆU ÂM, PHẨM 24 CỦA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 58 PHẨM "DIỆU ÂM BỒ TÁT" THỨ HAI MƯƠI BỐN- Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch 83
16/04/2025(Xem: 543)
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
15/04/2025(Xem: 476)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập. - **Kham nhẫn** (kshanti) là khả năng chịu đựng những khó khăn, thử thách, bất công trong cuộc sống mà không để tâm sân hận chi phối. - **Nhẫn nhục** là sự nhẫn nại, chịu đựng sự xúc phạm, bất công, chỉ trích từ người khác mà không oán hận hay phản kháng một cách tiêu cực. Cả hai đều thuộc phạm vi của ba la mật (pāramitā), là những đức tính cần thiết để đạt đến sự giác ngộ.
12/04/2025(Xem: 525)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ xin tường trình cứu trợ động đất Mynamar đợt 2. Cũng như đợt 1 vừa qua, lần này chúng con cùng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari)
12/04/2025(Xem: 543)
Giữ giới không sát sanh, cho dẫu trong tình huống tổn thương nghiêm trọng cho đến mất mạng, vẫn kham nhẫn, từ bi, không phản kháng, không phẫn nộ, không ác ý đối với kẻ hại mình, là pháp hành giữ giới bất sát sanh tuyệt diệu, vì lòng từ bi, vì trí đạo sáng suốt, mang lại kết quả tốt đẹp khả ái, khả hỷ.
07/04/2025(Xem: 720)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari) xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar. Chúng tôi quyết định đi cứu trợ trễ một vài ngày mục đích là trực tiếp giúp những nạn nhân có tiền mặt để tự mua nhu yếu phẩm, xây dựng lại nhà cửa, khắc phục khó khăn sau hoạn nạn..
29/03/2025(Xem: 741)
Quê hương có cội nguồn, dân tộc có tổ tiên. Trong một quốc gia, người dân thường tự hào về quê hương mình và hãnh diện được làm con cháu của tổ tiên mình. Người Việt Nam nào lại chẳng xem quê hương mình mang tính cách thiêng liêng, tổ tiên mình mang khí phách hào hùng. Sách Tàu có nói đến nước Văn Lang và giống dân Lạc Hồng, thế nhưng có đúng là đất nước ta và dân tộc ta hay không. Theo truyền thống dân gian thì chúng ta là con Rồng cháu Tiên, thế nhưng đấy cũng chỉ là huyền thoại.
24/03/2025(Xem: 687)
Duyên khởi cho bài chia sẻ này là từ một quý Phật tử được cho là bị hữu tình trong thế giới vô hình quấy nhiễu. Sau đây là một trong những cách trưởng dưỡng tâm từ bi mỗi ngày cho đến sung mãn, có thể chuyển xấu thành tốt, tiêu hết oán ghét đối nghịch, hóa giải hận thù, đưa đến an lạc.
24/03/2025(Xem: 1013)
Từ Láy Vô Cùng Quan Trọng Trong Văn Viết. Qua bài học # 1, các em đã hiểu Từ Láy Âm đầu. Nay các em học tiếp: (II): TỪ LÁY VẦN: Giống nhau PHẦN VẦN ở 2 tiếng. (III): TỪ LÁY TOÀN BỘ: GIỐNG NHAU CẢ ÂM ĐẦU và VẦN ở 2 tiếng: Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ Từ Láy Toàn Bộ chung với Từ Láy Vần. Để các em dễ nhận biết, Từ Láy Toàn Bộ sẽ in đậm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com