Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mạn Đà La

12/03/202516:26(Xem: 257)
Mạn Đà La

mandala-chua-phap-hoa-11

MẠN ĐÀ LA

Đạo Phật hình thành và phát triển suốt 26 thế kỷ qua, dòng Phật sử cũng như thế sử liên lỉ với những thăng trầm biến thiên. Phật giáo truyền đến đâu thì kết hợp với phong thổ, văn hóa, tập quán và căn cơ của người địa phương ấy mà hình thành nên những dòng truyền thừa khác nhau, trong các dòng truyền thừa ấy lại có nhiều tông môn pháp phái khác nhau nữa, tất cả cũng vì căn cơ của con người địa phương. Ngôn từ Phật giáo gọi là khế cơ khế lý. Mật tông hay còn gọi là Kim Cang thừa là một dòng truyền thừa đặc biệt. Mật tông khác với các dòng truyền thừa khác từ y phục, giáo phẩm, pháp khí, phương pháp hành trì và những phương tiện thiện xảo khác. Một trong những phương tiện thiện xảo ấy là Mạn Đà La.

Tiếng Phạn Mạn Đà La có ý nghĩa là vũ trụ trong cái nhìn của bậc giác ngộ, là vũ trụ thu nhỏ, là trung tâm… Theo ý nghĩa của chữ Hán thì là vòng tròn đầy đủ (luân viên cụ túc). Hiểu một cách đơn giản nhất thì Mạn Đà La là đàn tràng bày pháp khí để các hành giả tu tập, trì chú, chú nguyện, tu luyện…Nếu muốn nói cho rõ hết ý nghĩa thì có lẽ phải viết thành sách chứ không thể trình bày trong một bài viết ngắn.


Mạn Đà La là đồ hình biểu tưởng của vũ trụ, của thập pháp giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Trời, Atula, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Thập pháp giới biến hiện từ một tâm. Hạt cải chứa núi Tu Di, Tu Di có hạt cải là vậy!

Mạn Đà La là phương tiện tu tập, hành trì của Phật giáo Tây Tạng, là tác phẩm nghệ thuật cao độ, có tính đối xứng, cân bằng, tuyệt đối chính xác. Khi tiến hành thiết kế Mạn Đà La, hành giả tập trung cao độ, tỉ mỉ, chính xác đến từng li. Thông thường để tạo tác một Mạn Đà La cần đến cả tuần lễ, mỗi ngày làm liên tục theo thời khóa công phu. Thời gian hoàn thành một Mạn Đa La còn tùy thuộc vào mức độ phức tạp của chi tiết hoa văn và kích cỡ. Trước khi kiến tạo Mạn Đà La, các vị sư làm sẵn cát mịn nhuộm màu, bốn màu cơ bản: xanh, vàng, đỏ, trắng tượng trưng cho bốn hướng Bắc, Nam, Tây, Đông; ngoài ra còn có nhiều màu khác do sự phối màu từ bốn màu căn bản. Các hành giả khi làm sẽ dùng những ống đồng có một đầu loe (để lấy cát) và một đầu có lỗ nhỏ xíu để cát chảy ra, trên thân ống đồng có hàng rãnh và các hành giả cà vào hàng rãnh ấy để cát chảy xuống. Trước khi kiến tạo Mạn Đà La phải thực hiện nghi lễ rất quan trọng và phải được một vị Guru cho phép. Suốt quá trình kiến tạo cũng là thời gian trì chú, nhiếp tâm, tu tập của các hành giả.

Mạn Đà La có nhiều loại khác nhau như: Thai Tạng Giới Mạn Đà La có ý nghĩa thụ động, tĩnh, tâm đại bi, là lý. Kim Cang Giới Mạn Đà La biểu tượng cho động, trí tuệ viên mãn, là trí. Ngoài ra còn phân biệt theo Đại Mạn Đà La (Maha Mandala) tượng trưng cho Phật, Bồ Tát. Tam muội Mạn Đà La (Samaya Mandala) tượng trưng cho hội chúng và pháp khí. Pháp Mạn Đà La (Dharma Mandala) tượng trưng cho văn tự lý giải. Yết Ma Mạn Đà La (Karma Mandala)

Mỗi một Mạn Đà La là một tác phẩm nghệ thuật cao độ, cực kỳ tinh tế, hết sức vi diệu. Là phương tiện thiện xảo tu học của truyền thống Phật giáo Kim Cang Thừa. Khi chiêm bái hoặc chỉ đơn giản là xem như một tác phẩm nghệ thuật đều gây ấn tượng mạnh đối với mọi người. Đôi khi đại chúng không hiểu biết ý nghĩa của Mạn Đà La nhưng trong tâm thức cũng tự động ghi nhận những dấu ấn Phật pháp. Lòng tôn kính, niềm tin là những điều rất quan trọng trong việc chuyển hóa tâm thức con người.

Mỗi Mạn Đà La như một vũ trụ thu nhỏ. Mỗi Mạn Đà La là một cách biểu thị ý nghĩa khác nhau thông qua những đồ hình, những chi tiết hoa văn, những biểu tượng…Kiến tạo Mạn Đà La để cúng dường chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng. Kiến tạo Mạn Đà La để cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Người chiêm bái Mạn Đà La tin tưởng sâu sắc sẽ được sự gia trì của chư Phật, kiên cố tín tâm và bồ đề tâm. Kiến tạo Mạn Đà La và chú nguyện để chúng sanh giải thoát phiền não, sống tỉnh thức, trau dồi trí tuệ và trưởng dưỡng từ bi.

Để kiến tạo Mạn Đà La cần đến 5 hoặc 7 vị sư luân phiên làm liên tục xuyên suốt quá trình. Tất cả các vị sư ấy đều đã trải qua một quá trình tu tập lâu dài, có năng lực cũng như đầy đủ giới đức. Các vị sư này cũng cần có sự chấp thuận và gia trì của một vị Guru. Các vị sư tham gia kiến tạo Mạn Đà La phối hợp nhau rất nhịp nhàng, chính xác, khéo léo, tập trung cao độ. Khi thực hiện Mạn Đà La cũng chính là cách tôi luyện tâm ý, trì chú, niệm kinh…Sau khi Mạn Đà La hoàn thành sẽ để một thời gian ngắn cho đại chúng chiêm bái, trong thời gian Mạn Đà La trưng bày, các sư trì chú liên tục không gián đoạn. Đến ngày cuối cùng thì toàn bộ Mạn Đà La sẽ xóa đi, cả một tác phẩm nghệ thuật công phu cần đến cả tuần lễ để hoàn thành thì chỉ trong giây phút còn lại một nhúm cát màu. Điều này tượng trưng cho cái lý vô thường mà nhà Phật nói đến. Thế gian vô thường, thân tâm ta cũng vô thường, cho đến sơn hà đại địa, vũ trụ vô biên tế kia cũng đều biến hoại vô thường.

Năm nay chùa Hải Ấn có duyên lành được đón tiếp phái đoàn hoằng pháp của chư tăng Tây Tạng. Các vị sư này tỵ nạn ở Ấn Độ và tu tập tại chùa Drepung Loseling, đây là một tự viện lớn có đến hàng ngàn vị sư tuổi từ nhi đồng đến lão niên đang ngày đêm tu tập. Phái đoàn hoằng pháp của chùa Drepung Loseling có chín tuần ở Atlanta và sau đó sẽ đi các tiểu bang khác. Phái đoàn còn có lịch trình hoằng pháp ở Mexico. Một vị sư trong phái đoàn tên Tsewang Punchok vốn xuất gia từ năm 21 tuổi tại chùa Drepung Loseling cho chúng tôi biết các ngài kiến tạo Mạn Đà La Quán thế Âm để cúng dường và cầu nguyện cho khắp pháp giới chúng sanh sống trong trí tuệ và từ bi. Mạn Đà La sẽ để cho Phật tử và đồng hương quanh vùng đến chiêm bái trong một tuần, sau khi hoàn mãn thì Mạn Đà La sẽ được phá hủy và số cát kiến tạo Mạn Đà La sẽ cho Phật tử thỉnh đem về như phước lành.

Có lẽ đây là lần đầu tiên Phật tử quanh vùng được tận mắt chứng kiến những món pháp khí kỳ lạ của Phật giáo Tây Tạng: Kèn dài (Tung Chen), trống dẹp với màu sắc hoa văn rực rỡ (Ngia), những tù và, chùy kim cang…đặc biệt bộ cà sa màu huyết dụ và chiếc mũ vàng (phái hoàng mạo) như mũ của chiến binh La Mã (Mohawk). Khi các sư trì chú, họ vận hơi từ bụng và lồng ngực. Họ giữ hơi nơi cổ họng khiến âm thanh phát ra rền và trầm hùng khiến ngươi nghe chú dù không hiểu cũng cảm nhận tính chất linh thiêng kỳ bí vô cùng. Âm thanh trì chú rền cả Phật điện, nghe âm thanh ấy cứ ngỡ như gió thổi ù ù trên tuyết sơn, lại như sấm rền trên không trung. Khi các sư Tây Tạng trì chú, toàn thân tâm nhập vào câu thần chú, âm thanh như phát ra từ trong định. Thân các sư tại Phật điện nhưng thần thức như ở một cảnh giới khác chứ không phải tại nơi này!

Phật giáo Mật tông Tây Tạng cũng như văn hóa người Tạng còn rất huyền bí và cũng rất nhiệm mầu. Ngày trước, Tây Tạng gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Chỉ có một số hành giả và những nhà thám hiểm thâm nhập vào Tây Tạng mới khám phá ra. Từ ngày Trung Cộng xâm lăng, đức Dalai Lama và hàng triệu dân chúng, tu sỹ phải đi tỵ nạn ở Ấn Độ và nhiều nơi khác, từ đó thế giới mới biết nhiều hơn về Tây Tạng. Đức Dalai Lama và các tu sỹ Tây Tạng đã đẩy mạnh việc truyền bá Phật giáo Mật Tông ra khắp thế giới, đặc biệt nhất là truyền đến Âu – Mỹ. Cũng từ đây mà những Mạn Đà La được kiến tạo ở nhiều nơi để cúng dường cũng như để mọi người chiêm bái. Mạn Đà La không chỉ là phương tiện tu học, phương pháp hành trì mà còn là nét văn hóa đặc thù của văn hóa Tạng, Phật giáo Tạng, Phật giáo Kim Cang Thừa.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0325

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2025(Xem: 91)
Duyên khởi cho bài chia sẻ này là từ một quý Phật tử được cho là bị hữu tình trong thế giới vô hình quấy nhiễu. Sau đây là một trong những cách trưởng dưỡng tâm từ bi mỗi ngày cho đến sung mãn, có thể chuyển xấu thành tốt, tiêu hết oán ghét đối nghịch, hóa giải hận thù, đưa đến an lạc.
24/03/2025(Xem: 78)
Từ Láy Vô Cùng Quan Trọng Trong Văn Viết. Qua bài học # 1, các em đã hiểu Từ Láy Âm đầu. Nay các em học tiếp: (II): TỪ LÁY VẦN: Giống nhau PHẦN VẦN ở 2 tiếng. (III): TỪ LÁY TOÀN BỘ: GIỐNG NHAU CẢ ÂM ĐẦU và VẦN ở 2 tiếng: Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ Từ Láy Toàn Bộ chung với Từ Láy Vần. Để các em dễ nhận biết, Từ Láy Toàn Bộ sẽ in đậm.
20/03/2025(Xem: 209)
Cậu Thomas Hoàng là một người dân của thành phố Marseille (miền Nam nước Pháp) nhưng gốc là người Việt Nam. Bà nội của cậu sau một cuộc hành trình thật dài và gian khổ đã mang gia đình cậu sang định cư tại nơi này. Dưới đây là câu chuyện do hai người (Bà nội và người cháu Thomas) thuật lại trong nhà bếp của một quán ăn với các món theo truyền thống trên quê hương mình. Họ hồi tưởng lại khoảng thời gian gay go trước đây với nhiều xúc động và thật khó quên (phóng sự tv đã lâu được đưa lên mạng ngày 29.12.24).
20/03/2025(Xem: 214)
Bát-nhã Tâm kinh là một kinh văn rất nổi tiếng và rất phổ biến trong số các kinh văn của Phật giáo Đại thừa/Phật giáoPhát triển. Trong “Bát-nhã Tâm kinh” Đức Phật Thi1ch Ca Mâu-ni, Đức Bồ-tát Quán-tự-tại, Tỳ kheo Shariputra cùng với Prajnaparamita - Đức Mẹ của chư Phật giảng dạy cách phát triển trí tuệ để thấu hiểu “tánh không” - bản tánh tuyệt đối của thực tại - tức là thấu hiểu các hiện tượng, các sự kiện như là chính nó tồn tại / hiện hữu.
20/03/2025(Xem: 219)
Phước dẫn dắt mọi hành động trong cuộc đời. Người thiếu Phước, xấu đến, không ngơi khổ sầu. Tin rồi, phải tìm cách tạo Phước cho mau. Nhiều Phước, điều lành hiện nhiệm mầu làm sao!
17/03/2025(Xem: 266)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?” Nếu khi còn trẻ, chúng ta ưa thích những cuộc họp nhóm, những buổi tiệc tùng vui thú đám đông, thích chưng diện và nổi bật, thích kết giao và tạo cho mình mối quan hệ với nhiều người thì khi càng lớn, người ta lại tìm về một cuộc sống yên tĩnh, thậm chí một mình, và nhận ra sống một mình là một cuộc sống có rất nhiều thú vị.
15/03/2025(Xem: 276)
AJANTA MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG Hoang Phong Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiên theo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng không tránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng gián tiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết học và lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánh dấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởng của nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệt ở Ấn độ và nhiều nơi khác.
15/03/2025(Xem: 295)
Cách nay năm mươi năm, một chuỗi dài biến cố thật kinh hoàng xảy ra trên giải đất quê hương. Có những người còn nhớ, có những người đã quên. Quên hay nhớ tùy thuộc từng mỗi cá thể. Một xúc cảm thật mạnh thường lưu lại một vết hằn thật sâu, thế nhưng ký ức cũng lu mờ với thời gian, các xúc cảm khác mới hơn có thể che lấp hoặc hàn gắn các vết hằn của quá khứ. Nhớ hay quên do đó tùy thuộc quan điểm của mình, vị trí của mình, những gì từng xảy ra với mình đối với chuỗi dài biến cố đó và cả cuộc sống của mình sau đó. Hơn nữa, sau khoảng thời gian năm mươi năm trong cuộc sống, có những người đã già trí nhớ lu mờ, có những người nằm xuống mang theo với mình cả một thời quá khứ, có một thế hệ trẻ lớn lên đẩy lùi các biến cố đó vào lịch sử.
14/03/2025(Xem: 416)
Nhân lễ hội HOLI, tết Ấn Độ. Hòa chung niềm vui và chia sẻ với người dân nghèo xứ Phật có chút quà vui 3 ngày Tết, ngày hôm qua (12, 03, 25) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Niranjana Village & Sujata Village. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự cùng quý vị ân nhân đã phát tâm bố thí.
12/03/2025(Xem: 1768)
Xin mời Quý vị đọc những đoạn thơ dưới đây và hãy cùng chúng tôi thực tập: (1):Một tấc thời gian, một tấc vàng. Cố đừng lãng phí tấc thời gian. Phải lo tranh thủ từng giây phút Mà gắng chăm TU kẻo lỡ làng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com