Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sắc Xuân Lộng Lẫy Đất Trời

12/03/202516:19(Xem: 359)
Sắc Xuân Lộng Lẫy Đất Trời
mua-xuan
SẮC XUÂN LỘNG LẪY ĐẤT TRỜI

Thế là mùa xuân đến trễ những sáu tuần bởi vì ngày đầu tiên những con groundhogs ra khỏi hang gặp phải ngày nắng, nếu hôm ấy trời mưa thì xuân sẽ đến sớm hơn sáu tuần. Đây là kinh nghiệm về thời tiết của người thổ dân bản địa Bắc Mỹ (Indian native). Điều này cũng giống như người Việt ta, khi thấy én về là biết xuân sang, cánh én chở mùa xuân, báo hiệu xuân. Loài vật có những khả năng đặc biệt mà con người không có được, chẳng hạn như chúng có thể biết trước động đất, sóng thần…mặc dù con người tự phụ văn minh và phát triển cao. Từ bao đời nay, con người dù bên đông hay bên tây cũng đều quan sát hành vi và cách sinh hoạt của động vật để rút ra kinh nghiệm cho mình: Dự báo thời tiết nắng mưa “chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ bay cao thì nắng bay vừa trời râm), báo mùa màng(ve báo hạ, én báo xuân, nai động đực báo thu, chim di cư biết đông về)… Ngày nay thì con người nhờ vào các phương tiện máy móc và kỹ thuật tân tiến để dự báo chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên những hình ảnh loài vật báo xuân như con groundhog, chim én… vẫn mãi còn trong tâm ý con người, vì nó đã ăn sâu vào trong ký ức của con người.

Xuân chưa chính thức sang, tiết trời còn lạnh lắm nhưng trên những cành đào đã có vô số những nụ non, trên mặt đất đã nhú lên những cụm thủy tiên, tulip, nghệ tây…Tất cả dấu hiệu mùa xuân mới sẵn sàng tỏa sắc hương.

Thế rồi xuân cũng về, Bắc Mỹ vào xuân, hoa nở tràn đồng, trong thành ngoài bãi đâu đâu cũng bạt ngàn hoa, rực rỡ sắc hương, bướm ong rộn ràng. Tất cả những hạt cỏ hoa ngủ dưới mặt đất đồng loạt tỉnh thức sau giấc ngủ đông dài. Cả đất trời sáng bừng lên trong nắng xuân, phải nói là muôn hồng nghìn tía. Hoa từ sân vườn, hoa khắp tiểu trấn, thị thành, hoa bạt ngàn trên những thảo nguyên mênh mông. Người vô tâm lãnh đạm nhất cũng phải thốt lên:” ô kìa hoa, đẹp quá”. Trần gian tỉnh tỉnh giấc. Nàng Persephone trở lại trần gian sau sáu tháng ở nơi âm phủ. Nàng mang lại ánh sáng chan hòa ấm áp, cung cấp năng lượng cho cây cỏ lá hoa và muôn loài, mùa màng bội thu. Nàng sẽ ở với con người và muôn loài trên thế gian này suốt sáu tháng xuân và hạ, đây là định mệnh của nàng. Thần thoại Hy Lạp bảo thế, nàng là con gái của nữ thần Demeter và thần Zeus, vì éo le hoàn cảnh mà phải lấy thần âm phủ là Hades và phải chịu cảnh sống tối tăm ở âm phủ trong sáu tháng mỗi năm. Sáu tháng ấy trần gian lạnh lẽo, ảm đạm, điêu tàn… Để rồi sau đó hồi sinh, tăng trưởng và phát triển khi mùa xuân sang, ấy là lúc nàng trở lại nhân gian. Định mệnh của nàng hay quy luật của tự nhiên? Sanh sôi phát triển rồi lụi tàn, lụi tàn để rồi mùa sau lại tái sanh. Cái vòng sanh – tử miên viễn vô cùng tận, không đầu không cuối, không khởi đầu không kết thúc.Thế gian này là cõi vô thường, tất cả luôn trong tình trạng thay đổi, biến hoại trong từng phút giây, không có cái gì vĩnh viễn. Chính vô thường là vĩnh viễn, vĩnh viễn thay đổi và biến hoại.  Đông tây vốn nhiều khác biệt nhưng cũng có những điểm tương đồng, bởi vậy mà ta mới có câu đông tây hội ngộ (east met west). Nhà thiền nói: sanh – trụ - dị - diệt hay thành – trụ - hoại – không cũng ý nghĩa ấy. Nhà thiền còn tiến xa hơn, đạt đến chân lý tuyệt đối, nhìn ra cái bản tánh không sanh không diệt ngay trong sự sanh diệt. Sanh cũng do nhân duyên, diệt cũng do nhân duyên; nhân duyên vốn không có tự tánh. Vật chất và vạn vật muôn loài cũng đều do nhân duyên mà tụ tán, hoàn toàn không có cái “ngã”, không có cái gì độc lập. Tất cả do nhân duyên không có tự tánh, có đó mà là không, là giả có. Không không phải trống không mà là tánh không là bản thể con người, vạn vật muôn loài và của tất cả hiện tượng tự nhiên và xã hội. Không mà là có, có cũng là không, có không khác không, không không khác có…Tánh không bát nhã là trí siêu việt không thể dung chữ nghĩa mà bàn luận, phân tích hay chẻ chia. Càng dùng chữ càng thêm rối, tuy nhiên không dùng chữ nghĩa văn tự thì không sao bày tỏ dù ở mức độ đơn sơ. Vì vậy mà phải tạm mượn chữ nghĩa với tứ cú bách phi mà tạm giải bày. Có một điều dùng chữ nghĩa lý giải tánh không cũng giống như đem dao cùn mà chẻ sợi tơ ánh sáng nhật nguyệt, dẫu cho có biện luận đệ nhất, dẫu có siêu đẳng trong hàng tứ cú bách phi cũng không thể nói hết ý nghĩa diệu dụng của tánh không bát nhã.

Mùa xuân sang, xuân về, xuân đến, xuân đáo… ấy là sanh diệt mới có đến đi. Riêng xuân của bậc liễu đạo hay giác ngộ thì vĩnh viễn không đến không đi, không sanh không diệt. “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước nở cành mai” – Mãn Giác thiền sư. Hoa trong tâm tưởng, trong hồn, hoa của chân lý, hoa của đệ nhất nghĩa đế… thì làm sao tàn được? vì vốn không sanh không diệt kia mà! Hoa ấy là pháp thân, pháp thân Phật, pháp thân chúng sanh vốn không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm! Chỉ có ứng thân và hóa thân mới có sanh diệt. Pháp thân hoa, pháp thân xuân vĩnh viễn lồng lộng trong đất trời, bao trùm vũ trụ vô biên tế, trải dài vô thủy đến vô chung.

Hóa thân hoa, hóa thân xuân thì sanh diệt, đến đi mỗi mùa, mỗi năm. Khi những con groundhog trồi lên, khi những cánh én chao liệng giữa hư không thì hóa thân hoa lại nở, lại bừng lên hương sắc; hóa thân xuân lại về, đất trời rực rỡ lộng lẫy đến vô biên.

Xuân đất trời ngoại phương đẹp lắm, đẹp đến nao lòng người. Động vật, thực vật, khoáng vật vốn vô tình, không có ý thức ấy vậy mà dường như cũng hoan hỷ với mùa xuân. Ấy là y báo tùy theo chánh báo chuyển, chánh báo chuyển thì y báo chuyển theo.

Xuân phương ngoại nhớ về xuân cố quận với cả một trời thương nhớ, cả một kho ký ức lung linh trong tâm tưởng. Mùa xuân cố quận rộn ràng thanh âm, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị… Xuân cố quận có pháo hồng, có tiếng hô bài chòi, hát bội, lô tô; có mai vàng đào đỏ và muôn loài hoa khác. Có mùi gừng rim thơm nồng ấm và cả rượu mừng. Mùa xuân cố quận vui trẩy hội làng, lễ chùa, tảo mộ, cúng đình, mừng tuổi ông bà cha mẹ, gặp gỡ bạn bè…

Mùa xuân cố quận còn gọi là xuân Di Lặc, ở đây không chỉ là ý nghĩa tôn giáo mà mở rộng ra với nghĩa hoan hỷ, mừng vui, bao dung…Xuân Di Lặc, con người với con người vui mà sống, đem lại niềm vui cho nhau, bỏ qua chuyện cũ, gác lại nhưng tị hiềm xích mích, gác lại những dị biệt để cùng nhau sống với mùa xuân mới, sống chan hòa với muôn loài vạn vật trong trời đất thiên nhiên.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, ngày đầu xuân mới Bắc Mỹ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2025(Xem: 190)
Duyên khởi cho bài chia sẻ này là từ một quý Phật tử được cho là bị hữu tình trong thế giới vô hình quấy nhiễu. Sau đây là một trong những cách trưởng dưỡng tâm từ bi mỗi ngày cho đến sung mãn, có thể chuyển xấu thành tốt, tiêu hết oán ghét đối nghịch, hóa giải hận thù, đưa đến an lạc.
24/03/2025(Xem: 228)
Từ Láy Vô Cùng Quan Trọng Trong Văn Viết. Qua bài học # 1, các em đã hiểu Từ Láy Âm đầu. Nay các em học tiếp: (II): TỪ LÁY VẦN: Giống nhau PHẦN VẦN ở 2 tiếng. (III): TỪ LÁY TOÀN BỘ: GIỐNG NHAU CẢ ÂM ĐẦU và VẦN ở 2 tiếng: Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ Từ Láy Toàn Bộ chung với Từ Láy Vần. Để các em dễ nhận biết, Từ Láy Toàn Bộ sẽ in đậm.
20/03/2025(Xem: 289)
Cậu Thomas Hoàng là một người dân của thành phố Marseille (miền Nam nước Pháp) nhưng gốc là người Việt Nam. Bà nội của cậu sau một cuộc hành trình thật dài và gian khổ đã mang gia đình cậu sang định cư tại nơi này. Dưới đây là câu chuyện do hai người (Bà nội và người cháu Thomas) thuật lại trong nhà bếp của một quán ăn với các món theo truyền thống trên quê hương mình. Họ hồi tưởng lại khoảng thời gian gay go trước đây với nhiều xúc động và thật khó quên (phóng sự tv đã lâu được đưa lên mạng ngày 29.12.24).
20/03/2025(Xem: 291)
Bát-nhã Tâm kinh là một kinh văn rất nổi tiếng và rất phổ biến trong số các kinh văn của Phật giáo Đại thừa/Phật giáoPhát triển. Trong “Bát-nhã Tâm kinh” Đức Phật Thi1ch Ca Mâu-ni, Đức Bồ-tát Quán-tự-tại, Tỳ kheo Shariputra cùng với Prajnaparamita - Đức Mẹ của chư Phật giảng dạy cách phát triển trí tuệ để thấu hiểu “tánh không” - bản tánh tuyệt đối của thực tại - tức là thấu hiểu các hiện tượng, các sự kiện như là chính nó tồn tại / hiện hữu.
20/03/2025(Xem: 289)
Phước dẫn dắt mọi hành động trong cuộc đời. Người thiếu Phước, xấu đến, không ngơi khổ sầu. Tin rồi, phải tìm cách tạo Phước cho mau. Nhiều Phước, điều lành hiện nhiệm mầu làm sao!
17/03/2025(Xem: 374)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?” Nếu khi còn trẻ, chúng ta ưa thích những cuộc họp nhóm, những buổi tiệc tùng vui thú đám đông, thích chưng diện và nổi bật, thích kết giao và tạo cho mình mối quan hệ với nhiều người thì khi càng lớn, người ta lại tìm về một cuộc sống yên tĩnh, thậm chí một mình, và nhận ra sống một mình là một cuộc sống có rất nhiều thú vị.
15/03/2025(Xem: 349)
AJANTA MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG Hoang Phong Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiên theo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng không tránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng gián tiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết học và lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánh dấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởng của nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệt ở Ấn độ và nhiều nơi khác.
15/03/2025(Xem: 383)
Cách nay năm mươi năm, một chuỗi dài biến cố thật kinh hoàng xảy ra trên giải đất quê hương. Có những người còn nhớ, có những người đã quên. Quên hay nhớ tùy thuộc từng mỗi cá thể. Một xúc cảm thật mạnh thường lưu lại một vết hằn thật sâu, thế nhưng ký ức cũng lu mờ với thời gian, các xúc cảm khác mới hơn có thể che lấp hoặc hàn gắn các vết hằn của quá khứ. Nhớ hay quên do đó tùy thuộc quan điểm của mình, vị trí của mình, những gì từng xảy ra với mình đối với chuỗi dài biến cố đó và cả cuộc sống của mình sau đó. Hơn nữa, sau khoảng thời gian năm mươi năm trong cuộc sống, có những người đã già trí nhớ lu mờ, có những người nằm xuống mang theo với mình cả một thời quá khứ, có một thế hệ trẻ lớn lên đẩy lùi các biến cố đó vào lịch sử.
14/03/2025(Xem: 508)
Nhân lễ hội HOLI, tết Ấn Độ. Hòa chung niềm vui và chia sẻ với người dân nghèo xứ Phật có chút quà vui 3 ngày Tết, ngày hôm qua (12, 03, 25) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Niranjana Village & Sujata Village. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự cùng quý vị ân nhân đã phát tâm bố thí.
12/03/2025(Xem: 1903)
Xin mời Quý vị đọc những đoạn thơ dưới đây và hãy cùng chúng tôi thực tập: (1):Một tấc thời gian, một tấc vàng. Cố đừng lãng phí tấc thời gian. Phải lo tranh thủ từng giây phút Mà gắng chăm TU kẻo lỡ làng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com