Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Cư Sĩ Thắc Mắc Về Giới

12/02/202510:45(Xem: 621)
Khi Cư Sĩ Thắc Mắc Về Giới

buddha-712

Khi Cư Sĩ Thắc Mắc Về Giới

Nguyên Giác

Một người cư sĩ có nên chất vấn một Phật tử, dù là nhà sư hay cư sĩ, rằng vị này có thuộc toàn bộ các giới hay không, và vị này có đang giữ trọn vẹn các giới hay không? Bài này sẽ viết trong cương vị một cư sĩ về thái độ của người cư sĩ khí có những nghi vấn về giới đối với bất kỳ một người tu học theo Phật giáo nào.

Lý do có bài viết này, vì trong khi một đoàn người Phật tử Việt Nam đang bộ hành đường xa trên đất Thái Lan tuần qua, có một vị cư sĩ nêu câu hỏi trực tiếp với vị lãnh đạo tâm linh của đoàn bộ hành này rằng vị này có thuộc 250 giới chưa và có giữ trọn vẹn 250 giới hay không. Hình ảnh cuộc đối thoại này được ghi lại trên nhiều video quay bởi nhiều người, và được xem trên YouTube và Facebook có lẽ cả triệu lượt xem. Bài viết này sẽ nêu chủ đề về thái độ của một cư sĩ khi có thắc mắc về một người tu, dù là nhà sư hay cư sĩ, rằng người kia có thuộc hết giới hay không, và có giữ giới trọn vẹn hay không. Bài viết sẽ không kể tên bất kỳ ai, để sẽ phổ quát hóa thành một vấn đề chung cho bất kỳ cư sĩ nào tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Có một điều hiển nhiên rằng, người cư sĩ có quyền nghi vấn và hoải nghi bất cứ điều gì, kể cả có quyền chất vấn các vị sư về chuyện họ có thuộc đủ giới luật hay không và họ có giữ giới nghiêm túc hay không. Nên ghi nhận rằng, các tu sĩ Phât giáo Nam Tông có 227 giới, trong khi các tu sĩ Phật Giáo Bắc Tông có thế có 250 giới hoặc nhiều hơn tùy tông phái. Tuy nhiên, trong tinh thần tôn kính Tam Bảo, người hỏi nên có thái độ từ ái, biết tôn trọng một cộng đồng nơi có tứ chúng đồng tu.

Thái độ đẹp nhất, xin đề nghị, thay vì hỏi trực tiếp vị tu sĩ rằng thầy có giữ đủ 250 giới hay không, người cư sĩ nên hỏi khéo léo rằng có phải tất cả các nhà sư phải thuộc lòng 250 giới và phải giữ nghiêm ngặt 250 giới đó hay không. Người cư sĩ có thể hỏi thêm vị tu sĩ đó rằng giữ trọn 250 giới có khó lắm không, và có khi nào có giới nào không giữ được. Người cư sĩ có thể hỏi những câu phức tạp hơn, rằng tại sao giới là nền tảng của định. Và những câu phức tạp hơn.

Nên nhớ rằng, câu hỏi trực tiếp rằng thầy có giữ đủ 250 giới hay không có thể sẽ đẩy một nhà sư vào vị trí phạm giới. Nếu nhà sư trả lời rằng nhà sư này giữ trọn vẹn 250 giới, cho dú đó là sự thật, cũng là một sự khoe khoang, vi phạm điều 8 trong Luật tạng Vinaya Pitaka (Pācittiya 8 in Suttavibhanga). Nếu bị người cư sĩ hỏi như thế, vị sư thường không trả lời khẳng định để tránh lỗi khoe khoang giữ trọn giới.

Chúng ta nên ghi nhận rằng giữ giới cho nghiêm túc rất là khó. Như trong Kinh SN 9.14 Sutta, một vị cõi thiên đã rầy một vị sư rằng tại sao lại phạm giới trộm, vì đã trộm mùi hương, khi vị sư thưởng thức mùi hương của hoa, khi ngửi hương sen trong hồ nước. Lần đầu có thể suy đoán là vị sư không có lỗi, nhưng sau khi bị nhắc nhở, những lần sau hiển nhiên là đã phạm giới trộm mùi hương rồi.

Thêm nữa, Đức Phật dạy rằng người Phật tử, dù là cư sĩ hay nhà sư, đều cần ưu tiên tự xét lỗi mình, và chuyện người khác có lỗi hay không thì không hề có tầm quan trọng trong việc bản thân mình tu học. Trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 50, Đức Phật dạy, theo bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:

50. "Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm.
Nên nhìn tự chính mình.
Có làm hay không làm."


Bây giờ, xin thêm về lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú với hai bài kệ 252, và 253, theo bản dịch của Thầy Minh Châu.

252. "Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó.
Lỗi người ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo,
Còn lỗi mình, che đậy,
Như kẻ gian dấu bài."
 
253. "Ai thấy lỗi của người,
Thường sanh lòng chỉ trích,
Người ấy lậu hoặc tăng,
Rất xa lậu hoặc diệt."


Do vậy, khi thắc mắc về một người tu nào về mức độ người này có học thuộc đầy đủ các giới, hay có khả năng giữ giới trọn vẹn hay không, chúng ta nên có những thái độ tế nhị, trong khi hỏi, đặc biệt là khi hỏi trước mắt nhìn của hàng chục người đang quay các videos. Thêm nữa, chúng ta cũng nên nghĩ rằng giữ giới là chuyện khó. Cuối cùng, Đức Phật dạy rằng nên ưu tiên tự xét bản thân mình xem có lỗi hay không, còn chuyện lỗi của người thì không nên xem là quan trọng.

.... o ....

When Laypeople Question Someone About Precepts

Written and translated by Nguyên Giác


Should a layperson question a Buddhist, whether a monk or a layperson, about whether they have memorized all the precepts and if they are adhering to them perfectly? This article will explore the perspective of a layperson who harbors doubts about the precepts in relation to any Buddhist practitioner.
 
The purpose of this article is to discuss an incident that occurred last week in Thailand, where a group of Vietnamese Buddhists was walking a considerable distance. During their journey, a layperson directly asked the group's spiritual leader whether he had learned all 250 precepts and if he adhered to them. YouTubers captured this conversation in numerous videos, which have garnered millions of views on platforms like YouTube and Facebook. This article will explore the implications of a layperson's inquiries regarding a practitioner's understanding and adherence to the precepts, whether the practitioner is a monk or another layperson. To maintain a general perspective, the article will refrain from mentioning specific names, allowing the discussion to apply to any layperson worldwide.
 
It is evident that laypeople have the right to question and express doubts about anything, including the right to inquire whether monks have memorized all the precepts and whether they adhere to them strictly. It is important to note that Southern Buddhist monks typically follow 227 precepts, while Northern Buddhist monks may observe 250 precepts or more, depending on their sect. However, in the spirit of honoring the Triple Gem, the questioner should approach these inquiries with compassion, demonstrating respect for a community where the four groups practice together.
 
The best approach, I would suggest, is for the layperson to tactfully inquire whether all monks are required to memorize and strictly adhere to all 250 precepts rather than directly ask the monk if he follows them all. The layperson could also ask the monk if staying true to all 250 precepts is difficult and if any are unattainable. Additionally, the layperson might pose more complex questions, such as why precepts serve as the foundation for concentration, along with other intricate inquiries.
 
It is important to remember that a direct question asking whether a monk has perfectly adhered to the 250 precepts can place the monk in a position where he may inadvertently break them. If a monk responds affirmatively, even if his statement is true, it can be perceived as boastful, thereby violating Pācittiya 8 in the Vinaya Pitaka. When posed this question by a layperson, a monk typically refrains from answering affirmatively to avoid the offense of boasting about his adherence to the precepts.
 
We should note that it is very challenging to adhere strictly to the precepts. In the SN 9.14 Sutta, a deva reprimanded a monk for violating the precept against stealing by taking in the fragrance of a flower, specifically the scent of a lotus in a pond. Initially, it could be inferred that the monk was not at fault; however, after being reminded, it became clear that he had indeed broken the precept by enjoying the scent a second time.
 
Furthermore, the Buddha taught that Buddhists, whether lay practitioners or monastics, should prioritize examining their own faults. The faults of others are of no significance in their personal practice. In the Dhammapada, Verse 50, the Buddha stated, according to Ācāriya Buddharakkhita's translation:
 
Verse 50: Let none find fault with others; let none see the omissions and commissions of others. But let one see one’s own acts, done and undone.
 
Next, here is some additional advice from the Buddha's teachings in the Dhammapada, specifically verses 252 and 253, according to the translation by Ācāriya Buddharakkhita.

Verse 252: Easily seen is the fault of others, but one’s own fault is difficult to see. Like chaff one winnows another’s faults, but hides one’s own, even as a crafty fowler hides behind sham branches.

Verse 253: He who seeks another’s faults, who is ever censorious—his cankers grow. He is far from destruction of the cankers.

Therefore, when we inquire of a monk whether he has memorized all the precepts or is able to adhere to them fully, we should approach our questioning with tact, particularly when we are in the presence of numerous individuals filming videos. Additionally, we must recognize that adhering to the precepts can be challenging. Ultimately, the Buddha taught that we should prioritize self-examination to identify our own faults rather than focusing on others' shortcomings.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:
-- Xem câu 8 trong 92 pacittiya:
https://www.dhammawiki.com/index.php?title=92_pacittiya_(rules_entailing_confession)
-- Kinh SN 9.14:
https://suttacentral.net/sn9.14
-- Kinh Pháp Cú, bài Kệ 50:
https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10
https://suttacentral.net/dhp44-59/en/buddharakkhita
-- Kinh Pháp Cú, bài Kệ 252 & 253:
https://thuvienhoasen.org/p15a7962/pham-11-20
https://suttacentral.net/dhp235-255/en/buddharakkhita
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2025(Xem: 60)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?” Nếu khi còn trẻ, chúng ta ưa thích những cuộc họp nhóm, những buổi tiệc tùng vui thú đám đông, thích chưng diện và nổi bật, thích kết giao và tạo cho mình mối quan hệ với nhiều người thì khi càng lớn, người ta lại tìm về một cuộc sống yên tĩnh, thậm chí một mình, và nhận ra sống một mình là một cuộc sống có rất nhiều thú vị.
15/03/2025(Xem: 107)
AJANTA MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG Hoang Phong Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiên theo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng không tránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng gián tiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết học và lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánh dấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởng của nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệt ở Ấn độ và nhiều nơi khác.
15/03/2025(Xem: 120)
Cách nay năm mươi năm, một chuỗi dài biến cố thật kinh hoàng xảy ra trên giải đất quê hương. Có những người còn nhớ, có những người đã quên. Quên hay nhớ tùy thuộc từng mỗi cá thể. Một xúc cảm thật mạnh thường lưu lại một vết hằn thật sâu, thế nhưng ký ức cũng lu mờ với thời gian, các xúc cảm khác mới hơn có thể che lấp hoặc hàn gắn các vết hằn của quá khứ. Nhớ hay quên do đó tùy thuộc quan điểm của mình, vị trí của mình, những gì từng xảy ra với mình đối với chuỗi dài biến cố đó và cả cuộc sống của mình sau đó. Hơn nữa, sau khoảng thời gian năm mươi năm trong cuộc sống, có những người đã già trí nhớ lu mờ, có những người nằm xuống mang theo với mình cả một thời quá khứ, có một thế hệ trẻ lớn lên đẩy lùi các biến cố đó vào lịch sử.
14/03/2025(Xem: 149)
Nhân lễ hội HOLI, tết Ấn Độ. Hòa chung niềm vui và chia sẻ với người dân nghèo xứ Phật có chút quà vui 3 ngày Tết, ngày hôm qua (12, 03, 25) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Niranjana Village & Sujata Village. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự cùng quý vị ân nhân đã phát tâm bố thí.
12/03/2025(Xem: 1348)
Xin mời Quý vị đọc những đoạn thơ dưới đây và hãy cùng chúng tôi thực tập: (1):Một tấc thời gian, một tấc vàng. Cố đừng lãng phí tấc thời gian. Phải lo tranh thủ từng giây phút Mà gắng chăm TU kẻo lỡ làng!
12/03/2025(Xem: 449)
(Lời giới thiệu của dịch giả: Bài này nhan đề “Spiritual, but not religious: For more Koreans, mindfulness matters more than membership” [Tâm linh nhưng không tôn giáo: Với nhiều người Nam Hàn, tu chánh niệm quan trọng hơn là vào giáo hội] của nhà báo Moon Joon-hyun đăng trên báo The Korea Herald, số ngày 8 tháng 3/2025, nói về hiện tượng mới của nhiều người dân Nam Hàn ưa chuộng thiền tập chánh niệm nhưng không muốn gắn liền với các giáo hội. Một điểm cũng đáng chú ý ở Nam Hàn hiện nay là khuynh hướng hồi phục tín ngưỡng dân gian Shamanism, có thể dịch là tín ngưỡng Thầy Pháp dân gian, có thể đối chiếu phần nào tương đương như Đạo Mẫu tại Việt Nam. Bài này được dịch để quý Tăng, Ni và cư sĩ Việt Nam tham khảo. Bản tin dịch như sau.)
12/03/2025(Xem: 113)
Đạo Phật hình thành và phát triển suốt 26 thế kỷ qua, dòng Phật sử cũng như thế sử liên lỉ với những thăng trầm biến thiên. Phật giáo truyền đến đâu thì kết hợp với phong thổ, văn hóa, tập quán và căn cơ của người địa phương ấy mà hình thành nên những dòng truyền thừa khác nhau, trong các dòng truyền thừa ấy lại có nhiều tông môn pháp phái khác nhau nữa, tất cả cũng vì căn cơ của con người địa phương.
12/03/2025(Xem: 118)
Sau một thời gian dài trăn trở suy nghĩ về con đường đi đến tương lai, tâm ý luôn giằng xé giữa tiến – lui mà không sao quyết đoán được. Vĩnh Thanh cứ như người đứng giữa con đường không tên, con đường vạn dặm, nhìn phía trước hun hút xa le lói ánh sáng nhưng không biết bao giờ có thể với tới được, nhìn về sau thì thăm thẳm mịt mù như sương khói che khuất cả lối đi về. Vĩnh Thanh như người mộng du giữa cuộc đời, những lý tưởng mãi lung linh nhưng sự thèm khát và đòi hỏi nhục dục của thân xác cũng riết róng khó cưỡng lại nổi.
12/03/2025(Xem: 155)
Thế là mùa xuân đến trễ những sáu tuần bởi vì ngày đầu tiên những con groundhogs ra khỏi hang gặp phải ngày nắng, nếu hôm ấy trời mưa thì xuân sẽ đến sớm hơn sáu tuần. Đây là kinh nghiệm về thời tiết của người thổ dân bản địa Bắc Mỹ (Indian native). Điều này cũng giống như người Việt ta, khi thấy én về là biết xuân sang, cánh én chở mùa xuân, báo hiệu xuân. Loài vật có những khả năng đặc biệt mà con người không có được, chẳng hạn như chúng có thể biết trước động đất, sóng thần…mặc dù con người tự phụ văn minh và phát triển cao.
08/03/2025(Xem: 573)
“Quay đầu là bờ” là thuật ngữ trong nhà Phật thường hay dùng để chỉ cho những người ‘lầm đường lỡ bước’, làm những chuyện xấu ác, bất thiện, gây khổ đau cho nhiều người và cho bản thân do vô minh, chấp thủ ái dục, nghiệp báo chi phối, và khi hữu duyên nghe được chơn chánh pháp vi diệu, liền giác ngộ chơn lý vô thường, khổ, và vô ngã, ngay tức thời gác lại quá khứ bất hảo, bỏ tà theo chánh, đoạn ác tu thiện, thể nhập Thánh Pháp cho đến chứng đắc đạo quả cao thượng A La Hán, giải thoát khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com