Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Biết Lìa Khái Niệm (The Awareness Beyond Concepts, song ngữ Việt-Anh)

15/01/202508:57(Xem: 97)
Cái Biết Lìa Khái Niệm (The Awareness Beyond Concepts, song ngữ Việt-Anh)
phat thanh dao
Cái Biết Lìa Khái Niệm
Nguyên Giác

 

Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.

Trong Thiền sử Việt Nam có ngài Vô Ngôn Thông (759–826). Ý nghĩa trong tên của ngài là sự thông hiểu không qua cầu nối ngôn ngữ. Ngài Vô Ngôn Thông là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, ngài Vô Ngôn Thông qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ, nơi bây giờ thuộc Hà Nội, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Vô Ngôn Thông mất năm 826, và phái thiền của sư kéo dài được 17 thế hệ.

Thiền sử kể rằng, một hôm, Vô Ngôn Thông  chợt hiểu đạo lý của Thiền Tông sau khi nghe Bách Trượng Hoài Hải nói rằng khi đất tâm nếu trống không, thì mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu sáng. Vô Ngôn Thông trụ trì chùa Hoà An một thời gian, dạy Thiền Tông, trong hàng môn đệ có Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, một người về sau trở thành một Thiền sư nổi tiếng của Trung Hoa.

Thiền sư Vô Ngôn Thông sang Việt Nam, ngụ ở Chùa Kiến Sơ, trong mấy năm liền chỉ quay mặt vào vách, ngồi thiền. Vị sự trụ trì Chùa Kiến Sơ là Cảm Thành rất mực kính trọng ngài Vô Ngôn Thông. Khi sắp viên tịch, Vô Ngôn Thông gọi Cảm Thành tới và nói bài kệ, nội dung nói rằng tất cả các pháp đều từ tâm sinh ra, và khi tâm không có chỗ sinh thì pháp không còn chỗ trụ. Nội dung bài kệ có thể tóm tắt rằng, khi tâm không sinh thì là Niết Bàn hiện ra.

Hiển nhiên, ngài Vô Ngôn Thông vẫn còn phải dựa vào ngôn ngữ. Ngài nghe Bách Trượng Hoài Hải nói rằng khi đất tâm nếu trống không, thì mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu sáng. Khi sắp viên tịch, ngài Vô Ngôn Thông nói với Cảm Thành rằng khi tâm không sinh thì là Niết Bàn hiện ra. Như thế, vấn đề không phải là không dùng ngôn ngữ.

Thiền Tông xem ngôn ngữ như ngón tay chỉ vào mặt trăng, vì nếu không dùng ngón tay chỉ hướng, chúng ta không biết nhìn về đâu để thấy mặt trăng. Tuy nhiên, ngón tay không phải mặt trăng.

Do vậy, vô ngôn không có nghĩa là im lặng. Vì sự im lặng có khi chỉ là mặt ngoài của những ngộ nhận. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói trong Bài Kệ 268 rằng, những người im lặng nhưng ngu si thì không được gọi là ẩn sĩ.

Cũng trong Kinh Pháp Cú, khi Đức Phật nói lên các bài kệ 227, 228, 229, 230 là câu chuyện về cư sĩ Atula và 500 cư sĩ tới hỏi giáo pháp. Lúc đó, cư sĩ Atula và 500 cư sĩ tìm tới nhà sư Trưởng lão Revata để xin giảng pháp. Nhưng ngài Thera Revata đã im lặng, được mô tả là xa cách như một con sư tử.

Bấy giờ, nhóm Atula tới gặp Trưởng lão Sariputta và được giải thích cặn kẽ về Abhidhamma. Nhóm cư sĩ Atula thấy khó hiểu, nên tới gặp Trưởng lão Ananda, và được giải thích những điều cốt yếu của giáo pháp. Cư sĩ Atula và 500 cư sĩ lại cho rằng lời dạy của Ananda quá sơ sài. Bấy giờ, họ mới tìm gặp Đức Phật. Tới đây, câu hỏi của chúng ta là: tại sao sự im lặng của ngài Revata lại được Kinh Pháp Cú mô tả là thái độ của sư tử?

Có một thực tế mà chúng ta có thể kinh nghiệm là, sẽ rất khó cho một họa sĩ mô tả về dị biệt về màu sắc cho người mù. Nghĩa là, nếu chỉ thuần ngôn ngữ, mà không có biện biệt của cái thấy, chúng ta sẽ không vào được thế giới hội họa. Chuyện tu hành cũng như thế. Không thể dựa thuần túy bằng ngôn ngữ. Nghĩa là, phải có những trải nghiệm vượt ngoài ngôn ngữ.

 

Thiền sử ghi rằng, Thiền Tông là cửa giải thoát của phương pháp xa lìa khái niệm. Thiền Tông được truyền dạy đầu tiên là khi Đức Phật một lần thuyết pháp tại Linh Sơn. Khi chư Thiên dâng hoa, Đức Phật cầm đóa hoa lên, im lặng, và mỉm cười. Thiền sử kể rằng, ngài Ma Ha Ca Diếp lúc đó mỉm cười. Đức Phật lúc đó, nói rằng pháp môn Niết bàn diệu tâm vừa được Đức Phật truyền cho ngài Ma Ha Ca Diếp. Thiền Tông nói rằng pháp này không dùng ngôn ngữ, vì xa lìa tất cả các khái niệm. Một số sử gia nói rằng chuyện đó có lẽ là huyền thoại.

Nơi đây, chúng ta không bàn chuyện lịch sử Thiền Tông. Chúng ta cũng không thắc mắc xem có sách cổ nào ghi về sự tích đó, và sách đó lần đầu xuất hiện vào năm nào. Thực tế, kinh sách chỉ xuất hiện vài trăm năm sau Đức Phật. Chắc chắn rằng có rất nhiều chuyện về Đức Phật và chư tăng không được ghi đầy đủ. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong một cách khác.

Khi các Thiền sư nói rằng Thiền Tông là cửa pháp của những gì hiểu biết không qua khái niệm. Nghĩa là, cái biết trực tiếp. Trong Thiền sử thường nói rằng khi chúng ta uống nước, nước đó ấm hay nguội thì chỉ người uống biết, và không thể nào mô tả được. Nghĩa là, ngôn ngữ không ghi lại đúng những gì chúng ta kinh nghiệm. Tương tự, khi một họa sĩ dạy chúng ta về cách pha trộn màu để vẽ cảnh nắng chiều trên một góc phố, ngôn ngữ sẽ bất lực nếu người học không nhìn thấy trực tiếp cách người thầy thực hiện. Đó là cái biết trực tiếp, không qua ngôn ngữ. Khi chúng ta nhìn thấy tiến trình người họa sĩ vẽ, chúng ta không cần tới ngôn ngữ để hiểu nữa. Cái hiểu qua khái niệm hiển nhiên là bất toàn.

Tương tự, có một Kinh ghi lời Đức Phật dạy về chỗ vượt ngoài ngôn ngữ của những cái thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết. Ngay sau khi nghe lời dạy này, ngài Bahiya tức khắc thoát khỏi ô nhiễm, xa lìa phiền não vì không còn nắm giữ gì nữa. Đây cũng là chỗ mà Thiền sư Vô Ngôn Thông nghe Bách Trượng Hoài Hải nói rằng khi đất tâm nếu trống không, thì mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu sáng. Nghĩa là, không còn khái niệm trung gian nào nữa. Đây là cái biết trực tiếp, y hệt như tánh sáng rỗng không của gương tâm đã phản chiếu tất cả những gì tới và đi, một cách trực tiếp.

Đức Phật dạy Bahiya rằng: "Bāhiya, vậy thì ông nên tu tập như thế này: Đối với cái được thấy, chỉ có cái được thấy. Đối với cái được nghe, chỉ có cái được nghe. Đối với cái được cảm thọ, chỉ có cái được cảm thọ. Đối với cái được nhận thức, chỉ có cái được nhận thức. Đó là cách ông nên tu tập. Khi đối với ông, chỉ có cái được thấy đối với cái được thấy, chỉ có cái được nghe đối với cái được nghe, chỉ có cái được cảm thọ đối với cái được cảm thọ, chỉ có cái được nhận thức đối với cái được nhận thức, thì Bāhiya, không có ông liên quan đến điều đó. Khi không có ông liên quan đến điều đó, thì không có ông ở đó. Khi không có ông ở đó, thì ông không ở đây, cũng không ở trong đời sau, cũng không ở giữa hai cảnh giới đó. Thế này, chỉ thế này thôi, là sự chấm dứt của khổ đau."

Thế đó, chỉ như thế. Đó là cái biết xa lìa mọi ngôn ngữ, xa lìa mọi khái niệm, xa lìa mọi nhãn hiệu, xa lìa mọi chọn lựa, xa lìa mọi lý luận. Nơi đây là cái biết của một người tu theo lời Phật dạy, không Nam truyền hay Bắc truyền, chỉ thấy tâm mình như gương sáng và tất cả các cảnh hiện nơi gương tâm mà không lời nào để diễn giải. Tất cá hình ảnh hiện lên, sinh rồi diệt, trôi chảy xiết qua gương tâm. Nơi gương tâm, không gì được lưu giữ, không gì được biện biệt, không gì được mơ tưởng, và không còn chữ nào để tranh cãi nữa.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, nơi Phẩm thứ bảy, Lục Tổ Huệ Năng từng dạy rằng: "Ta có một vật không đầu, không đuôi, không tên gọi, không danh tự, không lưng, không mặt, các ngươi có biết không?"

Đó chính là cái biết xa lìa mọi khái niệm. Nơi đây là giải thoát.

 

 

 


phat thanh dao 2
The Awareness Beyond Concepts
Written and translated by Nguyên Giác
 

When studying the history of Zen in China and Vietnam, we often come across monks who taught or responded in ways that transcended verbal communication. People often refer to this as speechlessness when the monks are not using language. This term is likely inappropriate, as it often refers to a state of silence that occurs when a person does not want to speak. A more fitting description might be a form of understanding that exists beyond the confines of language and concepts.

In Vietnamese Zen history, there is Zen Master Vô Ngôn Thông (759–826). His name means understanding without the bridge of language. Vô Ngôn Thông was a Chinese Zen Master and a disciple of the renowned Zen Master Bách Trượng Hoài Hải. In 820, he traveled to Vietnam and settled at Kiến Sơ Pagoda, which is now located in Hanoi, where he founded the Vô Ngôn Thông Zen sect. Vô Ngôn Thông passed away in 826, and his Zen sect continued for 17 generations.

The history of Zen recounts that one day, Vô Ngôn Thông suddenly grasped the principles of Zen after hearing Bách Trượng Hoài Hải state that when the mind is empty, the sun of wisdom will shine forth on its own. Following this realization, Vô Ngôn Thông resided at the Hòa An pagoda for a time, where he taught Zen. Among his disciples was Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, who later became a renowned Zen master in China.

Zen Master Vô Ngôn Thông traveled to Vietnam and resided at Kiến Sơ Pagoda. For several years, he focused solely on meditating while facing the wall. The abbot of Kiến Sơ Pagoda, Cảm Thành, held Vô Ngôn Thông in high regard. As he neared the end of his life, Vô Ngôn Thông summoned Cảm Thành and recited a verse that conveyed the idea that all dharmas arise from the mind, and when the mind has no place to be born, dharmas have no place to reside. We can summarize this verse as follows: Nirvana manifests when the mind is not born.

Obviously, Zen Master Vô Ngôn Thông still had to rely on language. He heard Bách Trượng Hoài Hải say that when the mind-ground is empty, the sun of wisdom will shine on its own. As he was nearing the end of his life, Vô Ngôn Thông told Cảm Thành that when the mind is not born, Nirvana manifests. Therefore, the essence of the story is not about language use or non-use.

Zen views language as a finger pointing at the moon; without such a finger, we would not know where to look to see the moon. However, it is important to remember that the finger is not the moon itself.

Therefore, speechlessness does not equate to silence, as silence can often be merely a facade of misunderstanding. The Buddha, in Verse 268 of the Dhammapada, asserts that we should not regard those who remain silent but are ignorant as recluses.

In the Dhammapada, when the Buddha recited verses 227, 228, 229, and 230, it is the story of the layman Atula and 500 other laymen who came to seek the teachings. During this time, Atula and the group approached Elder Revata for guidance. However, the Elder remained silent, described in the Dhammapada as being as aloof as a lion.

At that time, the layman Atula and 500 other laymen visited Elder Sariputta to hear a detailed explanation of the Abhidhamma. However, the group found it challenging to comprehend, so they sought the guidance of Elder Ananda, who provided a clearer explanation of the essential teachings of the Dhamma. Despite this, Atula and the 500 laymen felt that Ananda's teachings were overly simplistic. Consequently, they decided to approach the Buddha. This raises the question: Why does the Dhammapada describe Revata's silence as the attitude of a lion?

There is a reality that we can experience: it is very difficult for a painter to convey the nuances of color to a blind person. If we rely solely on language, without the ability to see, we cannot fully engage with the world of painting. The same principle applies to spiritual practice; it cannot be founded purely on language. There must be experiences that transcend verbal expression.

Zen history records that Zen is the pathway to liberation through methods that transcend conventional concepts. Zen was first taught when the Buddha preached at Linh Sơn. During this sermon, when the Devas offered flowers, the Buddha picked up one, remained silent, and smiled. According to Zen history, Ma Ha Ca Diếp smiled in response at that moment. The Buddha then declared that the wonderful mind of Nirvana had just been transmitted to Ma Ha Ca Diếp. Zen teaches that this gateway to Dharma does not rely on language, as it transcends all conceptual frameworks. Some historians suggest that this story may be more legend than fact.

Here, we will not delve into the history of Zen. We won't speculate on whether ancient texts document this event or when they emerged. In fact, the scriptures appeared only a few hundred years after the time of the Buddha. Undoubtedly, there are numerous stories about the Buddha and the monks that remain unrecorded. Instead, we will explore this topic from a different perspective.

When Zen masters assert that Zen is the Dharma gate of non-conceptual realization, they refer to direct awareness. It is often stated in Zen history that when we drink water, whether it is warm or cold is known only to the drinker and cannot be adequately described. In other words, language fails to accurately capture our experiences. Similarly, when an artist instructs us on how to mix colors to depict a sunset on a street corner, language becomes ineffective if the student does not directly observe the teacher's technique. This represents direct, non-verbal understanding. When we witness the artist at work, we do not require language to comprehend the process. Conceptual understanding, therefore, is inherently incomplete.

Similarly, there is a Sutta that records the Buddha's teaching on awareness that transcends the concepts of seeing, hearing, feeling, and knowing. Hearing this teaching liberated Bahiya from defilements, as he no longer clung to anything. This is also where Zen Master Vô Ngôn Thông heard Bách Trượng Hoài Hải state that when the mind's foundation is empty, the sun of wisdom will shine forth on its own. In other words, there are no intermediate concepts. This represents direct understanding, akin to the mind's mirror, which reflects everything that comes and goes without explanation.

The Buddha taught Bahiya as follows: "Then, Bāhiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Bāhiya, there is no you in connection with that. When there is no you in connection with that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress." (Translated by Thanissaro Bhikkhu)

That's it—just like that. This is the awareness that transcends all language, concepts, labels, choices, and reasoning. Here lies the awareness of a practitioner following the Buddha's teachings, neither Southern nor Northern, perceiving only his own mind as a bright mirror, with all scenes appearing in the mirror of the mind without any words to explain them. All images arise and perish, flowing swiftly through the mirror of the mind. This mirror retains nothing, distinguishes nothing, imagines nothing, and leaves no more words for debate.

In the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Seven, the Sixth Patriarch Huệ Năng taught: "I have an object that has no head, no tail, no name, no title, no back, and no face. Do you know it?"

This refers to the awareness that transcends all concepts. This is liberation.

.

Tham Khảo / Reference:

- Thanissaro Bhikkhu, Ud 1.10 Sutta: https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.1.10.than.html







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 115)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 102)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 126)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 103)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 101)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 109)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 115)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
19/10/2024(Xem: 729)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
19/06/2024(Xem: 1316)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com