-
Trong công điện phát chiều tối 11/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung tìm kiếm, cứu nạn; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng làm nhiệm vụ; cứu chữa miễn phí cho người bị thương; hỗ trợ, lo hậu sự chu đáo cho người thiệt mạng.
Quận, huyện cứu trợ, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là khu vực bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho người mất nhà ở; không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở. Ông Thanh cũng yêu cầu rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp.
Sở ngành chủ động nguồn lực của địa phương và các nguồn khác để khắc phục hậu quả bão, mưa lũ đảm bảo nhanh chóng ổn định lại đời sống cho người dân, nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.
-
Chiều 11/9, tranh thủ lúc trời tạnh, người dân sống ở vùng thấp trũng cửa khẩu Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) ra đường đi mua thức ăn, thực phẩm.
-
Lũ sông Hồng tại Hà Nội gần đạt đỉnh
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết trong 4 giờ qua, nước sông Hồng tại Hà Nội lên chậm. Lúc 17h, mực nước sông Hồng ở Long Biên là 11,22 m, dưới báo động ba 0,28 m. Dự báo trong những giờ tới mực nước sông Hồng sẽ biến đổi chậm ở mức trên báo động hai, dưới báo động ba. Từ mai, nước sẽ xuống còn trên báo động hai.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo chi tiết hơn mực nước lũ. Lúc 19h lũ sông Hồng tại Hà Nội là 11,35 m, dưới báo động ba là 15 cm. Lúc 1h sáng mai, nước rút còn 11,3 m, dưới báo động ba 20 cm. 7h ngày mai, lũ giảm tiếp 5 cm, còn 11,25 m.
-
Hàng nghìn ôtô ùn tắc lối xuống cầu Vĩnh Tuy
-
16h30
Dừng bơm nước lũ ra sông Tích, Bùi
Theo báo cáo của huyện Thạch Thất, Quốc Oai, mực nước trên sông Tích, Bùi tăng cao, xuất hiện một số vị trí bị tràn đê bao, đê bối và vượt mức báo động ba. Khu vực tại huyện Thạch Thất, Quốc Oai bị ngập lụt, ảnh hưởng nhiều khu dân cư. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố yêu cầu dừng bơm hệ thống sông Tích, sông Bùi cho đến khi có thông báo mới.
-
Hầu hết quận, huyện Hà Nội đều có vùng ngập
Theo báo cáo của TP Hà Nội ngày 11/9, hầu hết quận, huyện của Hà Nội đều có khu vực bị úng ngập. Tại nội thành, do ảnh hưởng của nước sông dâng cao, nhiều khu dân cư ven sông của Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên chịu ảnh hưởng, hàng nghìn hộ dân phải sơ tán.
Phía ngoại thành, huyện Chương Mỹ bị ngập diện rộng tại các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ; huyện Quốc Oai bị ảnh hưởng tại xã Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên. Huyện Thạch Thất bị ngập tại xã Cần Kiệm, Lai Thượng, Kim Quan, Phú Kim, thị trấn Liên Quan.
Tại huyện Hoài Đức, Khu đô thị Geleximco, hầm chui An Khánh, chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng là những nơi có mức ngập sâu và phạm vi lớn. Huyện Thanh Trì có 11 điểm úng ngập tại xã Ngọc Hồi, Tam Hiệp, Tứ hiệp, Liên Ninh, Tân Triều, nhiều diện tích hoa màu, khu dân cư bị ngập sâu, ngập diện rộng.
Tại huyện Phú Xuyên, nước tràn bờ kênh sông Lương làm ngập xã Phúc Tiến, tràn kênh sông Duy Tiên làm ngập xã Châu Can và Đại Xuyên, sạt kênh sông Bút qua địa bàn xã Minh Tâm...
-
Cư dân tòa nhà Ecohome3, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm dựng hàng rào thép, bao cát chặn nước tràn vào hầm để xe.
-
Một số cầu tại huyện Quốc Oai ngập gần 1 m
Các khu vực bị ngập tại huyện Quốc Oai gồm đoạn cầu Tân Phú, cầu Đại Thành ngập sâu 0,4 m, đường tỉnh lộ 421B đoạn từ thôn Cấn Thượng đi Đông Yên ngập sâu 0,5 m, tại cầu 72 II thuộc xã Cộng Hòa ngập sâu 0,9 m.
Mưa lũ đã gây ngập úng tại 8 xã, 1.100 hộ dân với hơn 4.600 nhân khẩu. Trong đó hơn 200 hộ với hơn 800 nhân khẩu phải sơ tán tại nhà người thân hoặc nơi tạm cư an toàn.
-
Nước tràn đê Bùi 1, 2 tại Chương Mỹ
Tại huyện Chương Mỹ nước tràn đê Bùi 1, 2 khoảng 10-40 cm từ ngày 10/9. Đến sáng 11/9 tại xã Nam Phương Tiến, nước đã tràn vào khu dân cư. Mọi người từ trong xã muốn đi ra ngoài phải di chuyển bằng thuyền. Tình trạng ngập tương tự cũng đang diễn ra tại các xã ven sông Bùi như Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, thị trấn Xuân Mai. Khoảng 2.500 hộ dân ở các xã, thị trấn này bị ngập.
Chiều 11/9, UBND huyện Chương Mỹ cho biết mực nước sông Bùi trên báo động ba 0,68 m; sông Đáy trên báo động hai 0,25 m. Tính đến 15h30, huyện đã ghi nhận 28 thôn với 1.330 hộ, hơn 6.000 nhân khẩu bị ngập. Toàn huyện đã huy động 3.360 người; 25.900 bao tải; 720 m2 bạt; 5.251 m3 đất đá và 97 phương tiện đắp chống tràn vào khu vực dân cư. Huyện đã tổ chức sơ tán 532 hộ với 1.970. và tiếp tục sơ tán ngay các hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn.
-
Người dân xếp hàng mua gà "giải cứu"
Trang trại gà 100.000 con tại thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, bị ngập nước nặng. Người dân quanh vùng đổ xô về đây, xếp hàng để mua được giá rẻ 50.000 đồng/con (giá thị trường gấp 3-4 lần).
-
-
Người dân di chuyển khó khăn trong nước lũ
-
Cấm tàu thuyền đi lại trên nhiều sông
Thông báo chiều 11/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn dâng cao. Nhằm bảo đảm an toàn, đơn vị này cấm các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến, Hồ Suối Hai, trừ các phương tiện phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
-
Nhiều điểm úng ngập tại nội thành do mưa lớn
Sáng 11/9, địa bàn Hà Nội có mưa rào và dông trên diện rộng, lượng mưa đo được tại quận Hoàng Mai là 108mm, Long Biên 100mm, Đông Anh 120mm, các quận huyện khác ở mức 50 đến 80mm.
Mưa lớn gây ngập ở nhiều tuyến phố. Tại quận Long Biên, ngập tại các phố Hoàng Như Tiếp, trục thoát nước qua ngõ 80 Hoa Lâm, Cổ Linh, Vũ Xuân Thiều, đường Đàm Quang Trung, gầm chui xe lửa phố Thiên Đức, Đức Giang.
Khu lưu vực sông Tô Lịch bị ngập phố Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Thợ Nhuộm, Thụy Khuê (trường Chu Văn An – Dốc La Pho) các vị trí này đến thời điểm 14h00 nước rút hết. Hiện chỉ còn vị trí ngõ 165 Thái Hà.
Phía hữu sông Nhuệ, Đại lộ Thăng Long bị ngập khu vực ngã 3 giao Lê Trọng Tấn, các hầm chui số 3, số 5, số 6, trong đó hầm chui số 5 bị ngập từ chiều 9/9 đến nay.
Phía tả sông Nhuệ, khu vực Triều Khúc, Cầu Bươu, Yên Xá, Võ Chí Công, khu đô thị Resco; Kẻ Vẽ, Trần Cung, EcoHome, Phú Xá, ngõ 89 Lạc Long Quân, Hoàng Quốc Việt (Đại học Điện lực).
Các phố Phan Văn Trường, Trần Bình đến thời đểm 14h đã rút hết nước.
Công ty Thoát nước Hà Nội đã đóng đập Thanh Liệt lúc 10h, trạm bơm Yên Sở vận hành toàn bộ 20 máy bơm, các trạm bơm Đồng Bông 1,2, Cổ Nhuế, cầu Bươu đều hoạt động quá 50% tổ máy.
-
Nước lũ dâng cao tại khu vực cầu Chương Dương
-
Báo động lũ trên sông Đà
Mực nước sông Đà lúc 10h20 là 15,06 m vượt mức báo động một là 0,06 m, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Nội lệnh báo động một tại địa phận huyện Ba Vì.
-
3.300 gia đình ở Sóc Sơn chịu ngập lụt
Tại huyện Sóc Sơn, do lũ ở sông Cầu, Cà Lồ, hơn 3.300 hộ dân với 15.700 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Diện tích sản xuất vụ mùa bị ngập là 1.120 ha.
Trước đó vào chiều 10/9, sự cố tràn bờ bao Đầm Khoai, xã Bắc Sơn gây sạt lở, ngập úng khoảng 12 ha đất canh tác nông nghiệp. Nguyên nhân sơ bộ do mực nước sông Công lên cao, chênh mực nước lớn dẫn đến chảy tràn. Ban chỉ huy xã Bắc Sơn huy động lực lượng tại chỗ và bộ đội ứng phó, xử lý sự cố, dùng máy bơm tiêu hạn chế thiệt hại cây trồng.
-
Lực lượng chức năng kéo thuyền đưa người dân đi sơ tán
-
-
Khu vực nội thành và trong đê của Hà Nội ít ảnh hưởng
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết với mức lũ như hiện nay ở Hà Nội, khu vực nội thành và trong đê ít bị ảnh hưởng. Vùng ngập chủ yếu là trũng thấp ngoài đê, bãi giữa sông Hồng tại Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì và Tây Hồ, Hoàn Kiếm. Một số nhánh sông nhỏ như Bùi, Tích, Cà Lồ mực nước có thể dâng cao trên báo động ba, có thể gây ngập ở Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thạch Thất...
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mực nước thượng nguồn sông Hồng, sông Lô, sông Thao đã đạt đỉnh và có xu hướng giảm. Hồ chứa đang điều tiết cắt giảm lũ. Xu thế giảm các sông chậm, lũ trên sông Hồng ở mức khá cao. Đến trưa nay, mực lũ sông Hồng đạt 11,1 m trên báo động hai, có thể dâng lên tiếp dưới mức báo động ba.
"Mực nước lũ trên 11 m thì đã xảy ra vào năm 2004, tức là 20 năm mới xảy ra lại", ông nói.
-
Nhiều hộ dân tại Sóc Sơn bị cô lập do mưa lũ
Làng An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, nước lũ bắt đầu tràn vào làng từ 10/9 khiến khoảng 1.000 hộ trong làng bị cô lập, phải sử dụng đồ ăn từ các đoàn cứu trợ. Nước tràn vào từ sông Cầu gây ngập sâu, người dân phải dùng thuyền để di chuyển từ trong ra ngoài đường lớn.
-
Cảnh báo giông lốc, sét tại Hà Nội
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục địa tăng cường, từ nay đến sáng 12/9 thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Trong mưa giông có thể có ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết để chống úng ngập, đơn vị đã hạ mực nước đệm, mở đập Thanh Liệt, duy trì trạm bơm Đồng Bông 1,2 Cổ Nhuế, cầu Bươu hoạt động không vượt quá 50% công suất, Trạm Yên Sở vận hành 18/20 bơm.
-
Bão động lũ trên sông Hồng ở nhiều khu vực
Vào lúc 10h35 sáng nay, mực nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây đã chạm mức báo động 2. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Hà Nội đã lệnh báo động lũ cấp 2 cho các khu vực hạ lưu sông Hồng, bao gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh. Tại huyện Ba Vì, mực nước sông Hồng tại trạm Trung Hà cũng đã vượt báo động 1, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
-
Nhiều hồ thủy điện trên hệ thống sông Hồng xả lũ
Một số hồ thủy điện trên hệ thống sông Hồng đang vận hành xả lũ. Hồ Hòa Bình mở một cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở ba cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 6 cửa xả đáy, mực nước sông Hồng đang trên mức báo động hai và có xu hướng tăng.
Báo cáo của TP Hà Nội lúc 11h40 cho biết lượng mưa tại các điểm đo trên địa bàn phổ biến từ 7,5 mm đến 27,3 mm, cao nhất tại trạm Khí tượng Sơn Tây 27,3 mm.
Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,76 m (trên báo động hai 0,26 m). Mực nước trên sông Đuống tại Thượng Cát là 10,11m (trên báo động hai 0,11 m). Mực nước trong sông đang cao, nước lũ gây ngập lụt sâu vùng dân cư ven sông.
Các khu vực được cảnh báo nguy hiểm gồm các quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh...
-
Tiếp tục di dời dân ở ngoài đê sông Hồng
Sáng 11/9, UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết quận đã di dời 836 hộ dân ngoài đê sông Hồng thuộc 4 phường Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát đến nơi an toàn. Phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã vận động di chuyển 214 hộ dân với 429 nhân khẩu nằm trong ngõ 76 An Dương.
Quận Hoàn Kiếm đã vận động 46 hộ dân có nhà ở ven sông Hồng của phường Chương Dương di dời lên khu vực địa hình cao hơn. Lực lượng chức năng huyện Ứng Hòa đã hỗ trợ di dời 110 hộ dân với khoảng 400 người đến nơi an toàn sau khi nước sông Đáy dâng cao.
Tại huyện Đông Anh, 231 hộ với 446 người sống tại các nhà tạm, không an toàn được đưa đến nhà văn hóa, trung tâm y tế và cung cấp miễn phí thuốc men, thực phẩm. Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu.
Tại huyện Thạch Thất, do mực nước sông Tích dâng cao, 192 hộ dân và 796 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Xã Cần Kiệm bị ngập, nhiều hộ nước tràn nền nhà, sân, vườn và công trình phụ. Các hộ dân đã chủ động kê kích tài sản, đồ đạc và khắc phục sinh hoạt, hiện chưa phải di dời.
-
Lũ sông Hồng có thể đạt đỉnh vào trưa nay
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang ở mức 10,86 m, vượt báo động hai 0,36 m. Dự báo lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9 với mức lũ trên báo động hai và dưới báo động ba.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm và ở dưới mức báo động hai tại khu vực Long Biên, Hà Nội.
-
Người dân phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng di chuyển đồ đạc
-
Lũ trên sông Nhuệ vượt báo động ba
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Quốc Oai, Thạch Thất cho biết mực nước sông Tích lên cao, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã đạt trên báo động ba. Lực lượng chức năng ghi nhận một số vị trí bị tràn đê bao, đê bối như Khoang Ông, Đồng Mạ và các xã Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa, Minh Khai (huyện Quốc Oai).
Tình trạng tràn cũng ghi nhận ở bờ bao các đoạn Gò Sui - Bồ Nành xã Cần Kiệm, Cửa Đình xã Yên Lạc, Cần Kiệm xã Phú Lễ (huyện Thạch Thất). Công ty Phát triển thủy lợi Sông Nhuệ cho biết sau khi vượt mức báo động 3, mực nước trên sông Nhuệ tiếp tục lên cao, có thể mất an toàn kênh, trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
Để đảm bảo an toàn, đơn vị đang chỉ đạo vận hành không quá 50% công suất các trạm bơm tiêu ra sông Nhuệ, giám sát chặt các khu vực Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa.
-
Vùng ngoài đê quận Hoàn Kiếm ngập do nước sông Hồng dâng cao
Sáng 11/9, khu vực dân cư trên đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm ngập nặng, nhiều nơi lầy lội bùn đất, ảnh hưởng cuộc sống của người dân.
-
Báo động lũ cấp hai trên sông Đuống
Số liệu quan trắc 4h ngày 11/9 cho thấy mực nước sông Đuống tại trạm thủy văn Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) là 10,05 m, trên mức báo động 2 là 0,05 m. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ cấp II trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Trước đó vài giờ, TP Hà Nội cũng đã ban hành lệnh báo động lũ cấp hai trên sông Hồng tại địa phận các xã ven đê thuộc 2 huyện Thường Tín, Phú Xuyên. Mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội (cầu Long Biên) vượt mức 10,5 m. TP Hà Nội cũng đã ban hành lệnh báo động lũ cấp hai tại địa phận 10 quận, huyện ven sông.
Ngày 10/9, tình hình lũ lụt tại Hà Nội trở nên nghiêm trọng khi nhiều trạm đo thủy văn trên các sông Hồng, Đáy, Mỹ Hà và Cầu báo động cấp độ 2 và 3. Mực nước dâng cao đã gây ngập lụt nặng nề tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn, Tây Hồ và Long Biên.
Người dân ngoại thành Hà Nội cứu tài sản trong biển lũ
Làm giàn giáo, gác ván rồi đưa thóc lúa, trâu bò, chó mèo lên cao, người dân thôn Hòa Bình và An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, đang cố gắng cứu vớt tài sản trong biển lũ.
Nguyễn Đông - Phạm Dự
https://vnexpress.net/nguoi-dan-ngoai-thanh-ha-noi-cuu-tai-san-trong-bien-lu-4792171.html
Một lần nữa thiên tai lại ập đến với người Việt Nam, nhìn cảnh tượng cuồng phong và lũ lụt thật dễ sợ: Người chết, nhà cửa tan nát, cầu cống sập đổ… bao nhiêu tang thương cả một vùng. Vô thường là thế, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Con người và vạn vật chỉ có thể chịu cái cộng nghiệp ấy chứ không thể nào tránh khỏi.
Thủy, hỏa, binh đao là ba cái nghiệp mà kinh sách gọi là tiểu tam tai. Con người hiện nay có phương tiện máy móc tân tiến có thể đoán trước phần nào nhưng con người vẫn hoàn toàn bất lực khi nó xảy ra.
Nước Việt nằm bên bờ biển Đông nên vẫn thường hứng chịu bão tố cuồng phong. Người dân chắt chiu nhặt nhạnh cả đời nhưng khi thiên tai xảy ra thì mất tất cả trong nháy mắt. Cơn bão Yagi này cũng không ngoại lệ, hàng chục ngàn người trở nên trắng tay trong chốc lát: nhà cửa, xe cộ, vật dụng, ruộng vườn… khôgn còn gì cả, đau lòng lắm người ơi! Bây giờ là lúc góp sức, góp công, góp của hỗ trợ đồng bào. Tạm gác qua những chuyện hệ lụy của lịch sử, những khác biệt của tư tưởng – văn hóa vùng miền. Hàng triệu nạn nhân của thiên tai đang cần cơm áo, thuốc men, chỗ trú ngụ… Trẻ em cần trợ giúp để trở lại học hành…
Những lần thiên tai trước đó, nhiều người đứng ra kêu gọi quyên góp giúp đỡ đồng bào. Trong số đ1o có những người nhiệt tâm, nhiệt huyết, hết lòng làm việc thiện. Tuy nhi6en cũng có những kẻ lợi dụng cơ hội để trục lợi, ăn chặn, xà xẻo tiền cứu trợ… việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tin tưởng và lòng hảo tâm của mọi người. Hậu qảu là lần thiên tai này ít ai dám chủ động đứng ra kêu gọi quyên góp giúp đồng bào.
Quyên góp từ thiện, chia sẻ khổ đau với đồng bào bị bão lụt thiên tai cũng chính là hạnh bố thí vậy. Với người Phật tử thì bố thí là việc đầu tiên, việc dễ nhất trên con đường học Phật, có làm được bước này thì mới có thể tiến những bước tiếp theo. Mọi người đừng vì vài kẻ xấu trục lợi, xà xẻo mà sanh nản lòng, mất lòng tin. Giúp người hôm nay cũng chính là giúp mình mai sau.
Hiện tại đồng bào bị nạn bão tố lũ lụt, đừng đem lý do chính trị để cản trở việc giúp người dân. Đồng bào nhiều người lâm cảnh àmn trời chiếu đất, cuồng phong và lũ lụt đã phá hủy và lấy đi mọi thứ rồi, chỉ có khổ đau chồng chất mà thôi!
Bây giờ là lúc thực hành hạnh bố thí
bây giờ là lúc thể hiện tình dân tộc nghĩa đồng bào
Bây giờ không phải là lúc lý luận chủ thuyết nọ kia. Dân tộc và quốc gia dài lâu, còn cá thể chế chính trị hay hình thái nhà nước chỉ là một giai đoạn.
Giúp người là cái tâm, cái tình.
Giúp đồng bào là giúp anh em cùng một một bọc.
Bỏ qua những chuyện xáo xào
Ruột đau tay đứt mắt đào nhỏ sa
Dưới - trên có cảm chăng là
Cuồng phong giật sập cửa nhà nát tan
Mênh mông nước lũ ngập tràn
Phố phường chìm đắm mùa màng nổi trôi
Thiên tai hoạn nạn từ hồi
Phận người xứ sở...mãi hoài em ơi!
Thương nhau xin nhớ lấy lời
Giúp nhau qua cuộc đất trời hiểm nguy
Người còn lắm bận suy vi
Tương thân tương ái cũng vì mai sau
Tình dân tộc nghĩa đồng bào
…
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 0924
🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Thư Kêu Gọi Khẩn Cấp Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Yagi tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Thông Bạch Cầu Nguyện-Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Miền Bắc Việt Nam của Giáo Hội PGVNTN
***
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội gần đạt đỉnh
Lúc 17h hôm nay, lũ sông Hồng tại Hà Nội là 11,22 m, dưới báo động ba 28 cm; dự báo những giờ tới biến đổi chậm và từ mai sẽ xuống còn trên báo động hai.
Sáng 11/9, báo động lũ cấp hai trên sông Đuống
- Lũ trên sông Nhuệ vượt báo động ba, báo động lũ trên sông Đà
- Nhiều điểm úng ngập tại nội thành do mưa lớn
- Sơ tán toàn bộ dân bãi giữa sông Hồng
- Hàng nghìn hộ dân các quận Bắc Từ Liêm, ngoài đê Tây Hồ, Hoàn Kiếm phải di tản
- Hàng chục nghìn dân ngoại thành sống chung với lũ
- Khu vực nội thành không bị ngập úng dù lũ trên sông Hồng gần đạt đỉnh