Dịch bệnh là một chu kỳ, từng tồn tại với nhân loại từ xa xưa như dịch tả, dịch bại liệt, Sốt Rickettsia, Sốt vàng da. Lao,sốt rét, dịch hạch,dịch cúm, dịch aids, đậu mùa, yết hầu..
Những loại dịch thường xuất hiện vào những vúng có đời sống thiếu vệ sinh; tuy nhiên dịch virus Corona, aids không phát xuất từ điều kiện sống mà do hoạt động, hành xử của con người đối với con người, con người đối với thiên nhiên với nhiều lý do khác nhau.
Các nhà khoa học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên, vi khuẩn dịch có thể tùy biến; cũng thế virus Corona hiện nay, không chỉ là loại dịch nguy hiểm giết hàng chục triệu người, ngay cả dịch đậu mùa, dịch Aids, cúm… đều tổn thất nhân mạng vô số người trên toàn thế giới.
Virus Corona hiện nay đặt nhiều nghi vấn phát sinh từ động vật hoang dã như dơi hay từ phòng thí nghiệm do con người tạo ra, tất cả đều là duyên cớ theo từng chu kỳ sống của loài người để cân bằng sinh thái khi trái đất chịu quá tải và sự bạc đãi của con người.
Nói theo học thuyết Tôn giáo, hậu quả là do nguyên nhân, có nguyên nhân mới có hậu quả. Theo lời phán xét của cậu bé tiên tri Abhigya Anand người Ấn Độ, con người đã sống xa rời Thiên nhiên, phá hoại môi sinh, sát hại sinh vật quá nhiều, đã làm đảo lộn trật tự không gian sống.
Thật vậy, con người đã tạo ra khí thải nhà kính cho khối băng Bắc cực tan chảy, nhiệt độ trái đất gia tăng, nhiều vụ cháy rừng; sinh vật hoang dã bị truy sát; lạm dụng sinh hóa trong công nghiệp thực phẩm…dùng cho người và động vật.Những điều mà con người hãnh diện cho sự tiến bộ khoa học kỷ thuật, lấn áp mọi liên đới thiên nhiên; đã đưa sự sống mất căn bản nguồn gốc, chính thiên nhiên là nguồn gốc nuôi dưỡng mọi sinh loại trên tinh cầu, dĩ nhiên, hậu quả tất yếu phát sinh nhiều hiện tượng bất toàn cho cuộc sống. Trong đó tư duy, tình người suy giảm và lòng tham, hiếu sát, tranh đấu, giết hai lẫn nhau làm cho cuộc sống mất cân đối, khổ đau, bệnh tật phát triển theo từng chu kỳ.
Giải quyết dịch bệnh bằng phương án trấn áp theo y học cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì vi khuẩn hay mọi virus sẽ biến thể, chạy theo đuôi một hiện tượng đã xảy ra không phải là giải pháp tối ưu nếu không ngăn chận từ nguyên nhân ban đầu.
Hãy nhìn lại những bộ tộc cách ly với thế giới khoa học hiện đại, họ sống thọ, không bệnh tật, chẳng hạn người Hunza có tuổi thọ trung bình là 120, thậm chí tuổi thọ của một người có thể chạm ngưỡng 160. Hunza là một bộ tộc sống riêng lẻ ở vùng núi phía bắc Pakistan. Chẳng hạn như một bác sĩ người Scotland tên là Robert McCarrison khẳng định người Hunza sống thọ nhờ ăn chay. Nhận định này cũng được nhiều bác sĩ khác đến đây đồng tình. Một vị bác sĩ khác là John Clark đã dành 20 tháng sống chung cùng người Hunza, tiết lộ sự cô lập cũng giúp bộ tộc này tránh khỏi bệnh tật thông thường. ( Tuổi Trẻ)
Bộ tộc sống thọ trên 100 tuổi nhờ ăn chay
Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm.truyền thống ăn chay của bộ tộc từ ngàn xưa, họ quan niệm: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén mảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt. (VnExpress) Họ không tăng canh, không tích lũy lương thực,nên không có lòng tham tranh đoạt lẫn nhau, họ sống thanh thảng, hài hòa với thiên nhiên, những yếu tố đó, chúng ta cho là bộ tộc kém văn minh thực ra họ văn minh về đạo đức và nhân bản hơn xã hội con người hiện nay, do vậy tuổi thọ là điều tất yếu khi bệnh tật không hiện hữu đối với họ.
Ngày nay, có trên 10 bộ tộc sống biệt lập với thế giới hiện đại, trong đó phải nói Bhutan không xa với xã hội tiện nghi của con người, nhưng vẫn giữ được nếp sống hòa nhập với thiên nhiên, không sát hại sinh vật, thảo mộc là thực phẩm chính, luôn bảo tồn rừng xanh.Từ nhà vua đến thường dân đều thuần chay.Tuy nằm giữa hai quốc gia khổng lồ là Trung Quốc và Ấn độ, vẫn không hề chịu ảnh hưởng đời sống bại tục.
Từ bài học này, suy ra, bệnh tật là do cách sống, thái độ sống của chúng ta tác hưởng đến môi trường và con người chung quanh. Trở về với thiên nhiên là trở lại tánh thiện lương của con người mà Mạnh tử bảo “nhân chi sơ tánh bản thiện”. Dân tộc ta vốn xuất thân từ nông nghiệp, nhưng đã chịu ảnh hưởng nếp sống và tác phong của xã hội công nghiệp; cuốn hút vào vòng xoáy mà tinh thần không thể an lành ổn định, thể chất sinh lý được nuôi dưỡng quá nhiều độc tố bởi máu huyết hận thù và đau khổ của những sinh vật có trình độ thấp kém hơn ta;Phá rừng, dòng nước nhiễm hóa chất…đó là nguyên nhân dịch bệnh phát triển.
Dân ta chạy theo nền văn minh vật chất thay vì duy trì văn minh tinh thần Tổ tiên ta từng sống, có lẽ thời đại ngày nay, chúng ta đã không bị cuốn vào vòng xoáy nhân quả bất tận của Thiên tai, dịch bệnh.
MINH MẪN
27/7/2021