Phật giáo Hàn Quốc Tích cực Gây quỹ giúp Dân nghèo tại Myanmar
Năm tháng trôi qua, tình hình tại Quốc gia Phật giáo Myanmar càng lúc thêm xấu đi, kể từ khi cuộc đảo chính quân sự, và khi đại dịch Covid-19 lan nhanh lại thêm thiên tai lũ lụt ập đến, những khó khăn của người dân Myanmar ngày càng lớn. Đặc biệt, phong trào bất tuân dân sự, thể hiện phản ứng dữ dội để chống lại chế độ quân sự độc tài, đã lan rộng ngoài tầm kiểm soát, là làm tê liệt hiệu quả các chức năng thiết yếu như chăm sóc y tế và tài chính ở Myanmar.
Giữa cơn nguy khốn này, nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau cho Myanmar, đang được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau trong thế giới Phật giáo, thu hút nhiều sự quan tâm. Cốt lõi ở chỗ là tìm kiếm một giải pháp phân phối cho các địa phương, trong tình trạng tài chính bế tắc. Trong một số trường hợp, tài chính được chuyển đến tận tay người dân nghèo khó, thông qua các chính nhánh địa phương, và các cơ quan cứu trợ quốc tế, nhưng nhiều tổ chức Phúc lợi xã hội đang gặp khó khăn, trong việc tìm kiếm một con đường phân phối an toàn và chính xác hơn.
The Promis, một Tổ chức Hợp tác và Cứu trợ Quốc tế (국제구호협력기구), đang trong quá trình gây quỹ, khẩn cấp viện trợ lương thực tại Myanmar. Hiện tại, hầu hết cư dân đang phải trải qua cảnh thiếu lương thực, bởi giá tăng cao do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, và sự bùng nổ của một cuộc đảo chính quân sự. Theo báo cáo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP), có đến 3,4 triệu người có nguy cơ chết đói, nếu tình trạng tiếp diễn như hiện nay.
Theo đó, thông qua quỹ tài trợ của The Promis có kế hoạch hỗ trợ tổng cộng 2.544 cư dân của 495 hộ gia đình trên 50 kg gạo mỗi hộ tại 7 ngôi làng ở vùng nông thôn, Myanmar. Người dân trong các ngôi làng đã vất vả trong việc mưu sinh thường nhật liên quan đến nông nghiệp. Chiến dịch đang được tiến hành với mục tiêu gây Quỹ viện trợ khẩn cấp lương thực 10.000 USD (tương đương 11,3 triệu KRW), và việc thực hiện dự án có thể bị trì hoãn, tùy thuộc vào tình hình địa phương bởi cuộc đảo chính vừa qua.
Cùng với tổ chức phi lợi nhuận thế giới, đang trong quá trình quyên góp để cứu cứu trợ khẩn cấp ở Myanmar. Vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, cùng với thế giới cho biết, “Chúng tôi đã quyên góp 9.000 USD cho trại tỵ nạn Karren ở Myanamr, như một khoản trợ cấp, và thực phẩm bao gồm gạo và các nhu yếu phẩm, đã được chuyển đến ngôi làng nơi sinh sống của 7.000 người tỵ nạn. Dự kiến chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm”.
Sau cuộc chính biến, tổ chức phi lợi nhuận thế giới bắt đầu gây Quỹ cứu trợ khẩn cấp, đã liên lạc với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước liên quan đến Myanmar, để tìm một giải pháp an toàn để tiếp tục hỗ trợ tiếp cho Myanmar. Trong số đó, Cộng đồng Karen Hàn Quốc (KCK), hỗ trợ người sắc tộc Karen (Khắc Luân tộc, một dân tộc thiểu số ở Myanmar), bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc tấn công của quân đội Myanmar, và Tổ chức phi chính phủ COERR Thái Lan, Ủy ban Người Tỵ nạn Karren (KRC), trực tiếp đến viếng thăm trại tỵ nạn Karen, nơi đã tăng gấp đôi sau cuộc chính biến.
Tình hình ở Myanmar hiện tại, khi cuộc chiến giữa quân đội và dân sự chống lại cuộc đảo chính vẫn tiếp diễn, trẻ em, người già, và phụ nữ đang di tản vào rừng núi, họ trở thành người tỵ nạn. Họ đang thiếu lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, cuộc sống của họ trong rừng núi thật khắc nghiệt, và cần được hỗ trợ khẩn cấp.
Gần đây, một cuộc gây quỹ bổ sung để cung cấp máy tạo oxy cho Trung tâm Yangon Tavawa, nơi đang bị “khủng khoảng oxy” cũng đang được tiến hành.
Từ tháng 3 đến tháng 6 vừa qua, Những người bạn đồng hàng xinh đẹp đã tổ chức một buổi quyên góp cho nền Dân chủ Myanmar với chủ đề “Cầu mong từ bi tâm và hòa bình sẽ đến với Myanmar” (미얀마에 자비와 평화가 오기를). Do đó, sự ấm ấp qua bếp lửa từ bi của các cơ sở tự viện và các Phật tử trên khắp cả nước đã quy tụ lại, nhưng một phương thức giao hàng an toàn hơn, đang được tìm kiếm trong tình hình tuyến đường giao hàng địa phương không rõ ràng.
Trong khi đó, việc hỗ trợ cho các sinh viên quốc tế Myanmar, đang sinh sống tại Hàn Quốc đã bắt đầu từ tháng 6.
Tổng Công đoàn Hàn Quốc (KCTU), Tổ chức Phúc lợi Công nghiệp Good Friends, cùng với Cơ quan Dịch vụ Tài chính, đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp, cấp học bỗng sinh hoạt cơ bản cho sinh viên quốc tế tại Myanmar. Đây là cơ hội quyết định cho một bài báo đăng tin trên tạp chí này rằng, các du học sinh Myanmar tại Hàn Quốc đang gặp khó khăn kép sau cuộc đảo chính. Việc chuyển tiền ngoại tệ tại các Ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính khác bị hạn chế do tình hình quốc nội Myanmar ngày càng thêm tồi tệ.
Jeo Won-tae, Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Myanmar tại Hàn Quốc cho biết: “Trân trọng kính tri ân chư tôn tịnh đức Tăng già và quý Phật tử và báo ‘Phật giáo Hiện đại Tân văn’ (현대불교신문) đã không ngừng quan tâm đến Myanmar, nhiều bạn có cơ hội duy trì cuộc sống tối thiểu tại Hàn Quốc”.
Myanmar đã đạt tiến bộ vững chắc từ khi chuyển tiếp từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự. Trong 15 năm qua, tỷ lệ người nghèo tại Myanmar giảm từ mức 48,2% vào năm 2005 xuống còn 24,8% và năm 2017.
Tuy nhiên, ước tính 1/3 dân số Myanmar vẫn đang sống với mức thu nhập cực thấp và có thể bị quay lại mức nghèo chỉ sau một cú sốc kinh tế. Một số chuyên gia cho rằng cú sốc này chính là từ đại dịch Covid-19. Cú sốc thứ hai là cuộc chính biến ngày 1.2.
UNDP ước tính chỉ riêng tác động từ Covid-19 đã khiến số người nghèo tại Myanmar tăng từ 24,8% lên thành 36,1%. Nếu những tác động kinh tế xã hội từ cuộc chính biến tiếp tục kéo dài, con số sẽ tăng lên thành 48,2%. “Xét tổng thể, Myanmar đang trên bờ sụp đổ kinh tế và nguy cơ trở thành nhà nước thất bại kế tiếp của châu Á”, UNDP cảnh báo.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: 현대불교신문)
Gửi ý kiến của bạn