Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ Lược Lịch Sử, Đặc Trưng, Đóng Góp của Thiền Phái Trúc Lâm

18/10/201806:40(Xem: 5724)
Sơ Lược Lịch Sử, Đặc Trưng, Đóng Góp của Thiền Phái Trúc Lâm

 

 vua-tran-nhan-tong

Hội thảo khoa học
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐƯƠNG ĐẠI


SƠ LƯỢC LỊCH SỬ, ĐẶC TRƯNG VÀ ĐÓNG GÓP

CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 


Thích Ngộ Trí Viên,

Chùa Giác Ngộ, quận 10, TP.HCM.


Tóm tắt

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông. Ở ông, không chỉ được biết đến là vị vua anh minh, một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà tu hành mẫu mực. Trên cơ sở thống nhất các thiền phái từ bên ngoài truyền vào thành dòng thiền riêng do vua Trần Thái Tông thực hiện, ngài Trần Nhân Tông đã hoàn thiện dòng thiền Trúc Lâm, mở ra tông phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 

1. Lịch sử hình thành

Vua Trần Nhân Tông, tên thật là Trần Khâm. Trước khi đi tu, Ngài trị vì đất nước 15 năm (1278 - 1293), làm Thái thượng hoàng 15 năm. Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, ông xuất gia tu hành tại chùa Khai Phúc thuộc hành cung Vũ Lâm, tỉnh Ninh Bình[1], sau đó đến tu tại Yên Tử, Quảng Ninh vào năm 1299. Tại đây, Ngài đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu-đà). Ông được nhân dân gọi cung kính là "Phật Hoàng". Chính ông là người đầu tiên khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, phát triển tư tưởng Phật giáo, tổ chức giáo hội, đào tạo Tăng, Ni, phật tử. Với việc lập ra phái Trúc Lâm và thống nhất toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối, "Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử"[2].

Thiền phái Trúc Lâm đương thời có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần. Sau thời đại nhà Trần, thiền phái Trúc Lâm bị mai một. Sau Trúc Lâm Tam Tổ[3], hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục HồViên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17 - 18, thiền phái này được hoà nhập vào Lâm Tế tông và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.

Xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống nhất 3 thiền phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành thiền phái Trúc Lâm, trở thành Sơ Tổ của Thiền phái. Xét sâu xa, người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển, thể hiện bản sắc dân tộc là vua Trần Thái Tông, nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ. 

Hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục (大南禪苑傳燈錄), được Thiền sư Phúc Điền (福田) đính bản:

  1. Trần Nhân Tông (陳仁宗);
  2. Pháp Loa (法螺);
  3. Huyền Quang (玄光);
  4. An Tâm (安心);
  5. Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
  6. Vô Trước (無著);
  7. Quốc Nhất (國一);
  8. Viên Minh (圓明);
  9. Đạo Huệ (道惠);
  10.  Viên Ngộ (圓遇);
  11.  Tổng Trì (總持);
  12.  Khuê Sâm (珪琛);
  13.  Sơn Đăng (山燈);
  14.  Hương Sơn (香山);
  15.  Trí Dung (智容);
  16.  Huệ Quang (慧 光);
  17.  Chân Trụ (真住);
  18.  Vô Phiền (無煩).

2. Đặc trưng và sự đóng góp của thiền phái

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, muốn tìm con đường giác ngộ không phải từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được. Với tinh thần đạo pháp thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Một biểu hiện rất cụ thể, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước thái bình thì các thiền sư trở về với việc tu hành và nghiên cứu để đưa hiểu biết của mình đến với người dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được, chính tinh thần này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và đã đưa Phật giáo phát triển đạt tới đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam.

Thiền phái Trúc Lâm đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng quốc gia và Phật đạo, vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Trần Nhân Tông đã chủ trương đưa thiền phái tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng đất nước hưng vượng bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức của Phật giáo. Ông kết hợp giữa triết học siêu nhiên của Phật giáo với nhân sinh quan của Nho giáo và vũ trụ quan của Lão giáo; lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và lợi ích chúng sinh là yếu tố cơ bản trong quá trình tu tập của mỗi người.

Riêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, kể từ thời gian Ngài xuất gia đến khi viên tịch không dài, nhưng trong những năm đó, Ngài đã lấy tinh thần Phật giáo nhập thế, "từ - bi - hỷ - xả" cứu độ chúng sinh bằng cách phát triển đạo pháp, dân tộc cùng hoà hợp, từ vua Trần Thái Tông đến các vua Thánh Tông… tạo nên mạch truyền thống và sự phát triển bền vững của đạo Phật thời Trần, tính gắn kết mật thiết giữa dân tộc và tôn giáo, giữa chính quyền và thần quyền, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển xã hội. 

Tông chỉ Thiền phái rất thực tế và gần gũi với con người, lấy "chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật"[4] nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Sáng được tâm là đạt yếu chỉ thiền, vì vậy người tu thiền cốt phải sáng được tâm của chính mình. Phật tức tâm, ai có tâm đều có Phật, không phân biệt nam nữ, trẻ già, người trong đạo hay ngoài đạo, là chân lý bình đẳng với tất cả. Thành Phật là thành ngay trong tâm mình, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi. Đó là lấy con người làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, nâng cao sức mạnh của dân tộc. 

Đặc biệt, điều dễ nhận thấy là, chữ Tâm luôn thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm cũng như trong hành đạo của ngài Nhân Tông. Chúng ta thấy hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua 23 vị thiền sư. Tuy nhiên danh sách chỉ là phần biểu hiện bên ngoài, chính "tâm Thiền" mới là mạch sống thật. Dù ẩn, dù hiện, thăng hay trầm, hễ có người tỏ sáng được tâm Thiền, là tiếp nối được mạch sống Tổ Tông. Đây chính là điểm cốt lõi tạo nên truyền thống Trúc Lâm và Nhân Tông đệ Nhất Tổ trong lịch sử Thiền phái nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Nhân Tông đã hiểu rõ "sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc" thì mọi sự được viên thông. Khi đó Phật là Nhân Tông, Tính là Nhân Tông, Tâm pháp cũng là Nhân Tông. Chữ Tâm trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông là xuyên suốt để nhìn thấy ánh sáng giác ngộ, Nhân Tông đã nói: "Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm. Đạt một lòng thì thông tổ giáo"[5]. Ngài Trần Nhân Tông cũng thể hiện rất rõ tôn chỉ của mình trong bốn câu kệ cuối của bài phú "Cư trần lạc đạo": "Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/ Đói cứ ăn no mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền"; nghĩa là, người tu hành tùy duyên nhập thế để làm lợi ích cho đời, nhiều người chưa biết Phật pháp, chưa biết trong nhà của mình có báu vật mà khai thác.

Có thể nói, ngài Nhân Tông, từ ngôi vị Hoàng đế đến ngôi vị Phật hoàng, từ vương quyền đến thần quyền… trên phương diện nào thì con người Nhân Tông vẫn hiển hiện với tư tưởng, tình cảm của người con Việt, lấy vận mệnh đạo pháp và dân tộc hoà chung trong một bản trường ca là Phật giáo Nhập thế. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không phân chia ranh giới Việt Nam hay Nhật Bản, Ấn Độ....vì "tất cả chúng sinh đều có Phật tính". Tuy nhiên, ở Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chúng ta thấy nổi bật những nét đặc trưng của tôn giáo mang đậm đà bản sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

  1. Hòa thượng Thích Thanh Từ. (2017). Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX. TP. HCM: NXB Tổng hợp.
  2. Hòa thượng Thích Thanh Từ. (2017). Đạo Phật với dân tộc. TP. HCM: NXB Hồng Đức.
  3. Nguyễn Đức Quỳnh. (2015). Nét đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3. 2015.

 

 



[1] Hành cung Vũ Lâm là một căn cứ quân sự thời Trần, nằm ngay trong vùng núi thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa. Các vua đầu nhà Trần lập căn cứ địa ở Vũ Lâm để củng cố lực lượng, phản công giải phóng Đại Việt trong cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai. Nơi đây còn gắn với sự kiện các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang phật giáo. Hiện nay, hành cung Vũ Lâm thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình, một phần khu vực nằm sâu trong dãy núi Tràng An được đưa vào khai thác du lịch.

[2] Wikipedia tiếng Việt. Núi Yên Tử. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Y%C3%AAn_T%E1%BB%AD. [Truy xuất ngày 3/9/2018].

[3] Wikipedia tiếng Việt, Trúc Lâm Tam Tổ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_L%C3%A2m_Tam_t%E1%BB%95. [Truy xuất ngày 3/9/2018].

[4] Hòa thượng Thích Thanh Từ. (2017). Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX. TP. HCM: Nxb Tổng hợp, tr. 1.

[5] Trần Nhân Tông. Cư trần lạc đạo. Hội thứ sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2024(Xem: 335)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn đức, Thưa quý Phật Tử và những người bạn mới, Xin mời mọi người đăng kí học lớp Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo. Thời gian bắt đầu: ngày 19 tháng 10 năm 2024. Dự kiến học trong 3-4 tháng Thời gian học: 10:00 tối thứ 7 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Địa điểm: học online (Zoom) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn. Mua sách ở link cuối bài đăng này). Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo, tác giả Alexander Wynne tiến sĩ Phật học Đại học Oxford. Tác phẩm này chính là luận án tiến sĩ của ông.
26/09/2024(Xem: 211)
THIỀN THỰC NGHIỆM CĂN BẢN (New Class) Thích Thiện Trí -Giảng Viên Trường University of the West- Khóa học 8 tuần Khóa học: 6/10 đến ngày 15/12/2024 Chiều CHỦ NHẬT từ 2:30pm- 4:30pm Địa chỉ: Đạo Tràng Kiều Đàm Di 9057 La Crescenta Ave Fountain Valley, CA 92708 Liên lạc Email: thienthucnghiemchanhniem@gmail.com Tel: 714-363-8029 hoặc 626-866-1653 Lưu ý: a) Thiền Sinh đăng ký phải từ 18 tuổi trở lên b) Lớp học bằng tiếng Việt c) Lớp học chỉ nhận từ 10 đến 15 thiền sinh d) Thiền Sinh sẽ nhận tín chỉ (certificate) trực tiếp tại Trường University of the West
26/09/2024(Xem: 268)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
23/08/2024(Xem: 792)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
17/08/2024(Xem: 408)
Một đệ tử hỏi một thiền sư: - Bạch thày, tại sao càng muốn tìm chân tâm thì chân tâm lại càng cách xa, tìm không thể được? - Để thày chỉ cho con một ví dụ: Giả sử bên cạnh nhà con có một cô hàng xóm xinh đẹp, bây giờ con muốn biết da mặt cô ta màu gì thì con phải nhìn thẳng vào mặt cô ta, nhưng khổ nỗi khi con nhìn như vậy thì mặt cô ta đỏ lên, con càng nhìn kỹ bao nhiêu thì mặt cô ta lại càng đỏ lên bấy nhiêu, thế là con chẳng có thể biết được da mặt cô ta có màu gì.
12/08/2024(Xem: 575)
Ngày 10/08/2024 vừa qua, các lớp Thiền Thực Nghiệm theo hệ Giáo Dục Cộng Đồng trường University of the West tại Thành Phố Rosemead bang California đã diễn ra Lễ Bế Mạc với nhiều cảm xúc và tươi đẹp cho cả quý Thiền Sinh các lớp và nhiều khách mời. Những khách mời đặc biệt đã đến tham dự trong buổi lễ như: Dr. Minh Hoa Tạ (President of UWest), Rinpoche Tenzin Choephel (Instructor of UWest), Bhante Dhammapetti (Vice President of Mindfulness Meditation Center at Covina-Buddhist Vihara Los Angeles-California), Tiến Sỹ Laura Nguyễn (Tiến Sỹ Tôn Giáo Học tại UWest), Tiến Sỹ Margarett Meloni, Tiến Sỹ Bạch Phẻ (Tâm Thường Định), Thầy Thiện Trí (giảng viên giáo dục cộng đồng trường UWest) và nhiều những thành viên khách mời tham dự khác cũng như gia đình của các thiền sinh tốt nghiệp.
25/07/2024(Xem: 428)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
28/06/2024(Xem: 1441)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
22/06/2024(Xem: 1159)
Soi sáng thực tại thực ra là tên chúng tôi đặt cho những bài ghi chép tóm tắt các buổi đàm đạo hay tham vấn thiền với Hòa thượng Viên Minh trong giờ uống trà buổi sáng tại khách đường Chùa Bửu Long. Những buổi đàm đạo này đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ chùa. Về sau một Phật tử đến tham dự buổi trà đàm thấy hay nên muốn được nghe thường xuyên đã sắm cho chùa thiết bị để có thể nghe từ xa qua Skype. Từ đó số người đến trực tiếp nghe thầy nói chuyện hoặc nghe từ xa ngày càng đông nên đã mở thêm qua YouTube theo nhu cầu của Phật tử muốn tham dự.
04/05/2024(Xem: 863)
200 Thiền Sinh Khoá Thiền Vipassana Lần Thứ 3 Tại Chùa Việt Nam- Kanagawa, Nhật Bản (3-5/5/2024) Để chuẩn bị cho Khoá thiền Vipassana, Ban tổ chức mến gửi đến quý Thiền sinh: •Thời Khoá tu tập trong suốt Khoá Thiền. •Nội Quy Khoá Thiền •Bản Hướng Dẫn Quý Thiền sinh tham khảo sắp xếp để yểm trợ cho việc tu tập tốt hơn. *Mến hẹn quý Thiền Sinh trong lễ Khai Mạc 10h sáng ngày 3/5/2024. Và thương gặp những vị lỡ hẹn Khoá Thiền Vipassana năm 2025 tại Chùa Việt Nam- Kanagawa, Nhật Bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com